Ngân hàng Hy Lạp mở cửa trở lại
Các ngân hàng ở Hy Lạp đã sẵn sàng mở cửa trở lại trong ngày 20/7 sau 3 tuần đóng cửa
Các ngân hàng ở Hy Lạp đã sẵn sàng mở cửa trở lại trong ngày 20/7 sau 3 tuần đóng cửa, hãng tin Reuters dẫn lời giới chức nước này cho biết.
Việc mở cửa trở lại hệ thống ngân hàng và tăng thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với đồ ăn trong nhà hàng và phí giao thông công cộng từ đầu tuần này được xem là những nỗ lực của Athens nhằm khôi phục niềm tin trong và ngoài nước. Tuần trước, Hy Lạp đã miễn cưỡng chấp nhận một kế hoạch cải cách khắc khổ nhằm đổi lấy gói viện trợ thứ ba từ các chủ nợ quốc tế, tránh nguy cơ phá sản cấp quốc gia.
Sau một thời gian kiên quyết “kháng cự” các yêu cầu của chủ nợ, Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras cuối cùng đã “đầu hàng” khi đối mặt với nguy cơ nước này phải ra khỏi khối sử dụng đồng tiền chung Eurozone. Nhượng bộ của ông Tsipras đã cho phép các ngân hàng của Hy Lạp được Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tăng mức hỗ trợ thanh khoản khẩn cấp. Tuy vậy, sự thay đổi lập trường này của ông Tsipras đã gây ra rạn nứt trong nội bộ đảng cánh tả Syriza của ông.
“Các biện pháp kiểm soát vốn và hạn chế mức rút tiền vẫn được áp dụng, nhưng chúng tôi đang bước vào một giai đoạn mới mà mọi người đều hy vọng là tiến tới mọi chuyện trở lại bình thường”, Chủ tịch Hiệp hội Ngân hàng Hy Lạp Louka Katseli phát biểu.
Khi các ngân hàng mở cửa trở lại, người Hy Lạp sẽ được rút số tiền 420 Euro mỗi tuần có thể chỉ trong 1 lần rút, thay vì mức 60 Euro mỗi ngày như áp dụng thời gian qua.
“Cuộc sống người dân Hy Lạp vẫn chưa trở lại bình thường, nên chúng tôi sẽ phải đàm phán nhanh chóng”, Thủ tướng Đức Angela Merkel nói về việc đàm phán gói cứu trợ tiếp theo cho Hy Lạp. Theo bà Merkel, các vấn đề quan trọng trong cuộc đàm phán này sẽ bao gồm thay đổi thời hạn trả nợ của Hy Lạp, hoặc giảm mức lãi suất cho nước này.
Việc Hy Lạp chấp nhận các yêu cầu của chủ nợ và mở cửa lại ngân hàng đánh dấu một bước ngoặt sau nhiều tháng ròng rã cuộc đàm phán giữa Athens với các chủ nợ lâm vào thế bế tắc.
Hôm thứ Sáu tuần trước, ông Tsipras đã sa thải một loạt quan chức chính phủ phản đối kế hoạch cải cách. Hiện ông Tsipras cũng đang tìm cách khởi động nhanh cuộc đàm phán với bộ ba chủ nợ gồm Liên minh châu Âu (EU), ECB, và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trước khi bầu cử diễn ra ở Hy Lạp vào tháng 9 hoặc tháng 10. Giới chức EU hy vọng sẽ đạt được thỏa thuận cứu trợ tiếp theo cho Hy Lạp vào giữa tháng 8, thời điểm mà Hy Lạp cần tiền để trả nợ cho ECB.
Hiện ông Tsipras vẫn được người dân Hy Lạp dành cho tỷ lệ ủng hộ cao. Tuy vậy, không ít người dân nước này lo ngại rằng việc ngân hàng mở cửa trở lại sẽ không có nhiều tác động tích cực đối với nền kinh tế vốn dĩ đã ngập trong suy thoái và tỷ lệ thất nghiệp 25%.
“Chúng tôi dự báo là người dân sẽ xếp hàng dài trước các chi nhánh ngân hàng trong 2-3 ngày đầu sau mở cửa”, một quan chức của ngân hàng Hy Lạp EFG Eurobank phát biểu.
Việc mở cửa trở lại hệ thống ngân hàng và tăng thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với đồ ăn trong nhà hàng và phí giao thông công cộng từ đầu tuần này được xem là những nỗ lực của Athens nhằm khôi phục niềm tin trong và ngoài nước. Tuần trước, Hy Lạp đã miễn cưỡng chấp nhận một kế hoạch cải cách khắc khổ nhằm đổi lấy gói viện trợ thứ ba từ các chủ nợ quốc tế, tránh nguy cơ phá sản cấp quốc gia.
Sau một thời gian kiên quyết “kháng cự” các yêu cầu của chủ nợ, Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras cuối cùng đã “đầu hàng” khi đối mặt với nguy cơ nước này phải ra khỏi khối sử dụng đồng tiền chung Eurozone. Nhượng bộ của ông Tsipras đã cho phép các ngân hàng của Hy Lạp được Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tăng mức hỗ trợ thanh khoản khẩn cấp. Tuy vậy, sự thay đổi lập trường này của ông Tsipras đã gây ra rạn nứt trong nội bộ đảng cánh tả Syriza của ông.
“Các biện pháp kiểm soát vốn và hạn chế mức rút tiền vẫn được áp dụng, nhưng chúng tôi đang bước vào một giai đoạn mới mà mọi người đều hy vọng là tiến tới mọi chuyện trở lại bình thường”, Chủ tịch Hiệp hội Ngân hàng Hy Lạp Louka Katseli phát biểu.
Khi các ngân hàng mở cửa trở lại, người Hy Lạp sẽ được rút số tiền 420 Euro mỗi tuần có thể chỉ trong 1 lần rút, thay vì mức 60 Euro mỗi ngày như áp dụng thời gian qua.
“Cuộc sống người dân Hy Lạp vẫn chưa trở lại bình thường, nên chúng tôi sẽ phải đàm phán nhanh chóng”, Thủ tướng Đức Angela Merkel nói về việc đàm phán gói cứu trợ tiếp theo cho Hy Lạp. Theo bà Merkel, các vấn đề quan trọng trong cuộc đàm phán này sẽ bao gồm thay đổi thời hạn trả nợ của Hy Lạp, hoặc giảm mức lãi suất cho nước này.
Việc Hy Lạp chấp nhận các yêu cầu của chủ nợ và mở cửa lại ngân hàng đánh dấu một bước ngoặt sau nhiều tháng ròng rã cuộc đàm phán giữa Athens với các chủ nợ lâm vào thế bế tắc.
Hôm thứ Sáu tuần trước, ông Tsipras đã sa thải một loạt quan chức chính phủ phản đối kế hoạch cải cách. Hiện ông Tsipras cũng đang tìm cách khởi động nhanh cuộc đàm phán với bộ ba chủ nợ gồm Liên minh châu Âu (EU), ECB, và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trước khi bầu cử diễn ra ở Hy Lạp vào tháng 9 hoặc tháng 10. Giới chức EU hy vọng sẽ đạt được thỏa thuận cứu trợ tiếp theo cho Hy Lạp vào giữa tháng 8, thời điểm mà Hy Lạp cần tiền để trả nợ cho ECB.
Hiện ông Tsipras vẫn được người dân Hy Lạp dành cho tỷ lệ ủng hộ cao. Tuy vậy, không ít người dân nước này lo ngại rằng việc ngân hàng mở cửa trở lại sẽ không có nhiều tác động tích cực đối với nền kinh tế vốn dĩ đã ngập trong suy thoái và tỷ lệ thất nghiệp 25%.
“Chúng tôi dự báo là người dân sẽ xếp hàng dài trước các chi nhánh ngân hàng trong 2-3 ngày đầu sau mở cửa”, một quan chức của ngân hàng Hy Lạp EFG Eurobank phát biểu.