Hy Lạp sẽ thoát “cửa tử” vào cuối tuần này?
“Câu trả lời ‘không’ trong cuộc trưng cầu dân ý có vẻ như đã trở thành câu trả lời ‘có’ từ Thủ tướng Tsipras”
Sau khi Chính phủ của Thủ tướng Alexis Tsipras đưa ra một đề xuất cải cách tuân theo các yêu cầu mà chủ nợ đưa ra, Quốc hội Hy Lạp hôm qua (10/7) đã bỏ phiếu nhất trí đề xuất này với số phiếu áp đảo. Với diễn biến này, Athens sẽ dồn sức cho cuộc đàm phán với chủ nợ tại Brussels vào cuối tuần để được nhận gói cứu trợ thứ ba.
Hãng tin Bloomberg cho biết, đề xuất mà ông Tsipras đưa ra đã được các nghị sỹ Hy Lạp ủng hộ mạnh mẽ, với 251 phiếu thuận trong Quốc hội gồm 300 ghế. Trước đó, đề xuất này đã nhận được cái gật đầu từ các đảng chính trị đối lập.
Trong đề xuất được đưa ra, ông Tsipras vạch kế hoạch cắt giảm chi tiêu, tiết giảm lương hưu, tăng tuổi nghỉ hưu và tăng thuế. Đây đều là các biện pháp mà Thủ tướng Hy Lạp cương quyết chống lại trong suốt hơn 5 tháng đàm phán vừa qua. Thậm chí, trong cuộc trưng cầu dân ý hồi cuối tuần trước, ông Tsipras kêu gọi người dân Hy Lạp bỏ phiếu chống lại những biện pháp này.
Kết quả cuộc bỏ phiếu trong Quốc hội Hy Lạp là một bằng chứng cho thấy Chính phủ nước này đang nhận được sự ủng hộ nhằm đạt thỏa thuận với các chủ nợ, kết quả này gây ra một số tổn thất cho ông Tsipras. Hơn 10 nghị sỹ trong liên minh cánh tả Syzira của ông Tsipras từ chối ủng hộ kế hoạch này, trong đó có một số người kịch liệt phản đối các biện pháp khắc khổ được “kê đơn”.
Sau cuộc bỏ phiếu, ông Tsipras nói ưu tiêu của ông lúc này là hoàn tất đàm phán với các chủ nợ về gói cứu trợ tiếp theo.
“Ngày hôm nay Quốc hội đã trao cho Chính phủ thẩm quyền mạnh mẽ để hoàn tất đàm phán và đạt được một thỏa thuận hợp lý về mặt kinh tế và xã hội với các đối tác”, ông Tsipras nói trong một tuyên bố.
Ba định chế chủ nợ của Hy Lạp gồm Liên minh châu Âu (EU), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trước đó đã đánh giá tích cực về bản đề xuất của Thủ tướng Tsipras. Bản đề xuất nhằm đổi lấy gói cứu trợ 74 tỷ Euro, tương đương 83 tỷ USD này, sẽ được các bộ trưởng bộ Tài chính khối Eurozone thảo luận trong ngày thứ Bảy tuần này, trước cuộc họp thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo EU vào ngày Chủ nhật.
Theo Thủ tướng Tsipras, một thỏa thuận có thể đạt được vào cuối tuần này, nhưng chưa chắc chắn. Tuy vậy, đồng Euro và thị trường chứng khoán châu Âu đồng loạt tăng điểm mạnh trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu trước động thái nhượng bộ của Chính phủ Hy Lạp trước các chủ nợ.
“Câu trả lời ‘không’ trong cuộc trưng cầu dân ý có vẻ như đã trở thành câu trả lời ‘có’ từ Thủ tướng Tsipras”, nhà phân tích Markus Koch của ngân hàng Commerzbank nhận xét.
“Có lẽ Thủ tướng Tsipras đã đưa ra lựa chọn đúng đắn giữa một bên là đảng của ông và một bên là lợi ích của Hy Lạp”, một bài xã luận đăng trên tờ nhật báo theo trường phái trung hữu Kathimerini của Hy Lạp nhận xét.
Các ngân hàng của Hy Lạp đã đóng cửa từ ngày 29/6 đến nay, với các biện pháp kiểm soát vốn được áp dụng và lượng tiền rút từ các máy ATM bị hạn chế. Hy Lạp đã vỡ nợ một khoản vay của IMF đáo hạn tháng trước. Ngày 20/7 này, Hy Lạp tới hạn phải thanh toán một khoản nợ khác cho ECB.
Từ năm 2010 đến nay, Hy Lạp đã nhận 2 gói cứu trợ với tổng trị giá 240 tỷ Euro từ bộ ba chủ nợ. Tuy nhiên, nền kinh tế nước này đã suy giảm 1/4, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên hơn 25%, trong đó tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên lên tới 50%.
Hãng tin Bloomberg cho biết, đề xuất mà ông Tsipras đưa ra đã được các nghị sỹ Hy Lạp ủng hộ mạnh mẽ, với 251 phiếu thuận trong Quốc hội gồm 300 ghế. Trước đó, đề xuất này đã nhận được cái gật đầu từ các đảng chính trị đối lập.
Trong đề xuất được đưa ra, ông Tsipras vạch kế hoạch cắt giảm chi tiêu, tiết giảm lương hưu, tăng tuổi nghỉ hưu và tăng thuế. Đây đều là các biện pháp mà Thủ tướng Hy Lạp cương quyết chống lại trong suốt hơn 5 tháng đàm phán vừa qua. Thậm chí, trong cuộc trưng cầu dân ý hồi cuối tuần trước, ông Tsipras kêu gọi người dân Hy Lạp bỏ phiếu chống lại những biện pháp này.
Kết quả cuộc bỏ phiếu trong Quốc hội Hy Lạp là một bằng chứng cho thấy Chính phủ nước này đang nhận được sự ủng hộ nhằm đạt thỏa thuận với các chủ nợ, kết quả này gây ra một số tổn thất cho ông Tsipras. Hơn 10 nghị sỹ trong liên minh cánh tả Syzira của ông Tsipras từ chối ủng hộ kế hoạch này, trong đó có một số người kịch liệt phản đối các biện pháp khắc khổ được “kê đơn”.
Sau cuộc bỏ phiếu, ông Tsipras nói ưu tiêu của ông lúc này là hoàn tất đàm phán với các chủ nợ về gói cứu trợ tiếp theo.
“Ngày hôm nay Quốc hội đã trao cho Chính phủ thẩm quyền mạnh mẽ để hoàn tất đàm phán và đạt được một thỏa thuận hợp lý về mặt kinh tế và xã hội với các đối tác”, ông Tsipras nói trong một tuyên bố.
Ba định chế chủ nợ của Hy Lạp gồm Liên minh châu Âu (EU), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trước đó đã đánh giá tích cực về bản đề xuất của Thủ tướng Tsipras. Bản đề xuất nhằm đổi lấy gói cứu trợ 74 tỷ Euro, tương đương 83 tỷ USD này, sẽ được các bộ trưởng bộ Tài chính khối Eurozone thảo luận trong ngày thứ Bảy tuần này, trước cuộc họp thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo EU vào ngày Chủ nhật.
Theo Thủ tướng Tsipras, một thỏa thuận có thể đạt được vào cuối tuần này, nhưng chưa chắc chắn. Tuy vậy, đồng Euro và thị trường chứng khoán châu Âu đồng loạt tăng điểm mạnh trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu trước động thái nhượng bộ của Chính phủ Hy Lạp trước các chủ nợ.
“Câu trả lời ‘không’ trong cuộc trưng cầu dân ý có vẻ như đã trở thành câu trả lời ‘có’ từ Thủ tướng Tsipras”, nhà phân tích Markus Koch của ngân hàng Commerzbank nhận xét.
“Có lẽ Thủ tướng Tsipras đã đưa ra lựa chọn đúng đắn giữa một bên là đảng của ông và một bên là lợi ích của Hy Lạp”, một bài xã luận đăng trên tờ nhật báo theo trường phái trung hữu Kathimerini của Hy Lạp nhận xét.
Các ngân hàng của Hy Lạp đã đóng cửa từ ngày 29/6 đến nay, với các biện pháp kiểm soát vốn được áp dụng và lượng tiền rút từ các máy ATM bị hạn chế. Hy Lạp đã vỡ nợ một khoản vay của IMF đáo hạn tháng trước. Ngày 20/7 này, Hy Lạp tới hạn phải thanh toán một khoản nợ khác cho ECB.
Từ năm 2010 đến nay, Hy Lạp đã nhận 2 gói cứu trợ với tổng trị giá 240 tỷ Euro từ bộ ba chủ nợ. Tuy nhiên, nền kinh tế nước này đã suy giảm 1/4, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên hơn 25%, trong đó tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên lên tới 50%.