Ngân hàng Nhà nước đã bán hơn 15 tấn vàng
Tổng khối lượng vàng được bơm ra đến nay đạt 392.900 lượng, tương đương hơn 15,1 tấn vàng
Sau phiên đấu thầu vàng diễn ra vào sáng nay (7/5), lượng vàng do Ngân hàng Nhà nước cung cấp ra thị trường đã lên mức hơn 15 tấn.
Trong tổng số 26.000 lượng vàng, tương đương 1 tấn vàng, được Ngân hàng Nhà nước chào thầu trong sáng nay, đã có 25.900 lượng vàng được bán cho các đơn vị tham gia đấu thầu. Số lượng vàng còn dư chỉ là 100 lượng, thấp hơn so với khối lượng không “khớp” được giá trong các phiên giao dịch trước.
Có 18 đơn vị là các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp thiết lập quan hệ mua bán vàng trực tiếp với Ngân hàng Nhà nước có mặt tại phiên đấu thầu sáng nay. Tuy nhiên, chỉ có 11 đơn vị tham gia bỏ thầu và cuối cùng, 8 đơn vị trong số này mua được vàng.
Ngân hàng Nhà nước đưa ra giá sàn cho phiên này ở mức 41,5 triệu đồng/lượng. Nếu so với giá vàng do các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường cùng thời điểm 9h khi phiên đấu thầu bắt đầu, thì mức giá sàn này cao hơn giá mua vào 70.000 đồng/lượng, nhưng thấp hơn giá bán ra 180.000 đồng/lượng.
Giá trúng thầu thấp nhất trong phiên này là 41,57 triệu đồng/lượng, cao hơn giá sàn 70.000 đồng lượng. Giá trúng cao nhất là 41,63 triệu đồng/lượng.
Thực tế từ phiên này và các phiên trước đó cho thấy, Ngân hàng Nhà nước thường đưa ra mức giá chào thầu vàng miếng cao hơn thị trường, nhưng các đơn vị vẫn chấp nhận mức giá cao hơn này.
Kể từ khi hoạt động đấu thầu vàng miếng chính thức bắt đầu vào ngày 28/3 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức 14 phiên. Tổng khối lượng vàng được bơm ra đến nay đạt 392.900 lượng, tương đương hơn 15,1 tấn vàng.
Chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế hiện vẫn đang ở mức trên 4 triệu đồng/lượng. Nguồn vàng do Ngân hàng Nhà nước bơm ra chủ yếu được các ngân hàng thương mại tập trung cho việc tất toán trạng thái trước hạn chót 30/6.
Nhiều người kỳ vọng, sau hạn trên, thì nguồn vàng từ đấu thầu sẽ được đưa ra thị trường, giải tỏa sự chênh lệch cung-cầu, đưa giá vàng trong nước về gần hơn với giá thế giới. Trong chương trình “Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời” trên kênh VTV mới đây, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng phát biểu rằng, giá vàng trong nước sẽ về gần hơn với giá thế giới trong trung và dài hạn.
Theo một số ước tính, khi việc đấu thầu vàng bắt đầu được thực hiện, các ngân hàng thương mại cần có thêm 20 tấn vàng để đóng trạng thái. Như vậy, với 15 tấn đã được bơm ra, các ngân hàng sẽ cần thêm khoảng 5 tấn. Với tốc độ “bơm” khoảng 1 tấn mỗi phiên, thì tính ra, các ngân hàng sẽ gom đủ vàng sau 5 phiên đấu thầu nữa.
Một số nguồn tin cho biết, Ngân hàng Nhà nước sẽ bán ra khoảng 10 tấn vàng nữa trong thời gian tới để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Số liệu của cơ quan này cho thấy, trước đây, mỗi năm Việt Nam nhập khẩu khoảng 100 tấn vàng, tiêu tốn khoảng 4,4 tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, đến nay, vai trò người mua bán cuối cùng trên thị trường vàng, cũng như vai trò nhập và sản xuất vàng miếng đã do Ngân hàng Nhà nước nắm trực tiếp.
Trong tổng số 26.000 lượng vàng, tương đương 1 tấn vàng, được Ngân hàng Nhà nước chào thầu trong sáng nay, đã có 25.900 lượng vàng được bán cho các đơn vị tham gia đấu thầu. Số lượng vàng còn dư chỉ là 100 lượng, thấp hơn so với khối lượng không “khớp” được giá trong các phiên giao dịch trước.
Có 18 đơn vị là các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp thiết lập quan hệ mua bán vàng trực tiếp với Ngân hàng Nhà nước có mặt tại phiên đấu thầu sáng nay. Tuy nhiên, chỉ có 11 đơn vị tham gia bỏ thầu và cuối cùng, 8 đơn vị trong số này mua được vàng.
Ngân hàng Nhà nước đưa ra giá sàn cho phiên này ở mức 41,5 triệu đồng/lượng. Nếu so với giá vàng do các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường cùng thời điểm 9h khi phiên đấu thầu bắt đầu, thì mức giá sàn này cao hơn giá mua vào 70.000 đồng/lượng, nhưng thấp hơn giá bán ra 180.000 đồng/lượng.
Giá trúng thầu thấp nhất trong phiên này là 41,57 triệu đồng/lượng, cao hơn giá sàn 70.000 đồng lượng. Giá trúng cao nhất là 41,63 triệu đồng/lượng.
Thực tế từ phiên này và các phiên trước đó cho thấy, Ngân hàng Nhà nước thường đưa ra mức giá chào thầu vàng miếng cao hơn thị trường, nhưng các đơn vị vẫn chấp nhận mức giá cao hơn này.
Kể từ khi hoạt động đấu thầu vàng miếng chính thức bắt đầu vào ngày 28/3 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức 14 phiên. Tổng khối lượng vàng được bơm ra đến nay đạt 392.900 lượng, tương đương hơn 15,1 tấn vàng.
Chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế hiện vẫn đang ở mức trên 4 triệu đồng/lượng. Nguồn vàng do Ngân hàng Nhà nước bơm ra chủ yếu được các ngân hàng thương mại tập trung cho việc tất toán trạng thái trước hạn chót 30/6.
Nhiều người kỳ vọng, sau hạn trên, thì nguồn vàng từ đấu thầu sẽ được đưa ra thị trường, giải tỏa sự chênh lệch cung-cầu, đưa giá vàng trong nước về gần hơn với giá thế giới. Trong chương trình “Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời” trên kênh VTV mới đây, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng phát biểu rằng, giá vàng trong nước sẽ về gần hơn với giá thế giới trong trung và dài hạn.
Theo một số ước tính, khi việc đấu thầu vàng bắt đầu được thực hiện, các ngân hàng thương mại cần có thêm 20 tấn vàng để đóng trạng thái. Như vậy, với 15 tấn đã được bơm ra, các ngân hàng sẽ cần thêm khoảng 5 tấn. Với tốc độ “bơm” khoảng 1 tấn mỗi phiên, thì tính ra, các ngân hàng sẽ gom đủ vàng sau 5 phiên đấu thầu nữa.
Một số nguồn tin cho biết, Ngân hàng Nhà nước sẽ bán ra khoảng 10 tấn vàng nữa trong thời gian tới để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Số liệu của cơ quan này cho thấy, trước đây, mỗi năm Việt Nam nhập khẩu khoảng 100 tấn vàng, tiêu tốn khoảng 4,4 tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, đến nay, vai trò người mua bán cuối cùng trên thị trường vàng, cũng như vai trò nhập và sản xuất vàng miếng đã do Ngân hàng Nhà nước nắm trực tiếp.