Ngân hàng Nhà nước đang đau đầu vì tiền
Một lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước từng thừa nhận nhiều lúc đau đầu để giải trình với cơ quan kiểm toán, thanh tra
Ngày 26/2, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng bất ngờ tăng ở hầu hết các kỳ hạn. Nhưng còn quá sớm để nói về một xu hướng, liên quan đến tình hình dư thừa vốn trong hệ thống hiện nay.
Với diễn biến trên, theo ghi nhận của VnEconomy, lãi suất qua đêm VND đã ngoi lên trên 2%/năm, sau khoảng một tuần rơi sâu xuống dưới 1,5%/năm. Thị trường liên ngân hàng, thị trường mở gần đây được một số người trong cuộc ví như cảnh chợ chiều. Nguồn vốn dồi dào, dư thừa nên nhu cầu vay mượn và giao dịch cũng ít dần đi.
Nhưng Ngân hàng Nhà nước thì không rảnh rỗi.
Nếu lãi suất VND trên liên ngân hàng tiếp tục giảm sâu, thậm chí về cả dưới 0,5%/năm như từng có trong năm ngoái, chênh lệch lãi suất “đô - đồng” áp sát, không chừng lại có thể kích hoạt một sự “lộn xộn” đối với tỷ giá USD/VND. Các ngân hàng dư thừa vốn, các kênh đầu ra bí bách, họ tìm hoặc tạo nên các điểm có thể sinh lời trong khuôn khổ pháp lý cho phép cũng là lẽ thường…
Thực tế từ đầu năm đến nay, có thể nói Ngân hàng Nhà nước thường ở trong tình thế liên tục phát hành tín phiếu để hút tiền về, đề giữ cân bằng các cân đối.
Một điểm mới, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vừa quyết định chuyển giao việc quản lý tỷ giá và một số vấn đề liên quan từ Vụ Quản lý ngoại hối về Vụ Chính sách tiền tệ. Như vậy, việc điều tiết cung tiền gắn với quản lý tỷ giá đã về một mối. Tưởng như chỉ là một sự sắp xếp lại đơn giản, song có lẽ đã có những kinh nghiệm được rút ra trong những đợt biến động của tỷ giá năm 2013 vừa qua, mà ở đó sự khăng khít của yêu cầu điều tiết nguồn vốn trong hệ thống với yêu cầu giữ ổn định tỷ giá thể hiện rõ.
Cũng để chặn đà rơi của tỷ giá USD/VND, điểm mà Ngân hàng Nhà nước có nói là một cách gián tiếp hỗ trợ cho xuất khẩu, dịp Tết vừa qua nhà điều hành đã dồn dập mua vào hơn 2 tỷ USD. Tỷ giá được giữ ổn định, nhưng đồng nghĩa có thêm hơn 40.000 tỷ đồng tiền cung ứng.
Vậy nên, từ đầu năm đến nay nhà điều hành chính sách tiền tệ bận rộn hơn với việc bơm hút tiền, chủ yếu là hút về với tần suất và quy mô phát hành tín phiếu đáng chú ý. Yêu cầu cân đối này là mặc nhiên với vai trò của họ, nhiều rồi cũng quen. Nhưng khi với quy mô và tần suất lớn, thì đúng là… đau đầu.
Theo thống kê của Công ty Chứng khoán Maritime Bank (MSBS), từ 15/3/2012 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã phát hành tổng cộng 256.674 tỷ tín phiếu; đã có 163.760 tỷ đáo hạn và còn tới 92.914 tỷ chưa đáo hạn.
Từ giữa tháng này, lãi suất tín phiếu có xu hướng giảm nhẹ, nhưng kéo dài trước đó là những mức đáng kể. Ước tính tương đối, bình quân lãi suất khoảng 4%/năm cho số dư đang lưu hành, mỗi năm gần đây và cả năm nay Ngân hàng Nhà nước cũng đã phải chi hàng nghìn tỷ đồng cho chi phí hút tiền về, riêng ở kênh tín phiếu.
Giả sử xem Ngân hàng Nhà nước là một doanh nghiệp, có thu và có chi, chi quá lớn và bội chi liên tục lớn hẳn cũng khiến họ đau đầu. Chuyện bên lề, một lãnh đạo của cơ quan này cũng từng thừa nhận nhiều lúc đau đầu để giải trình với cơ quan kiểm toán, thanh tra, với các đầu mối kiểm soát nội bộ, có khi chỉ là về những khoản rất nhỏ về số học.
2013 có thể là một năm xông xênh của Ngân hàng Nhà nước về tạo nguồn thu. Chỉ riêng ở ngạch vàng, ước tính có khoảng 8.000 tỷ đồng thu từ đấu thầu. Cơ quan này được trích một tỷ lệ nhất định vào chi phí dự phòng và quỹ điều hành chính sách tiền tệ… Nhưng năm nay, đã hai tháng trôi qua, hoạt động đấu thầu vàng tạm ngừng.
Ở chuyện đấu thầu vàng, tưởng như Ngân hàng Nhà nước chịu áp lực lớn với chính sách giá theo thị trường, khi không chịu áp giá thật thấp để đạt mục tiêu thu hẹp chênh lệch, nhưng lãnh đạo cơ quan này từng chia sẻ, cái họ đau đầu là chính sách giá làm sao tránh khả năng bị trục lợi, căng hơn là tránh thất thoát tài sản nhà nước và khi kiểm toán vào xét nguồn thu thì không phải trả lời vì sao thị trường đang giao dịch vùng giá này mà anh lại hạ thấp như vậy…
Trò chuyện với VnEconomy đầu tuần này, một chuyên gia nói vui rằng: “Với một hệ thống dư tiền như hiện nay, tín phiếu phát hành lắm cũng xót, hay là lại làm tí vàng? Đấu thầu vàng hút tiền về, có thêm nguồn thu chênh lệch”.
Nhưng, có thể thấy, thị trường vàng hiện nay khá ổn định, cung - cầu chưa có biểu hiện mất cân đối phản ánh ở giá để Ngân hàng Nhà nước phải can thiệp; đặc biệt, chênh lệch giá so với thế giới cũng đã thu hẹp khá nhanh và xuống mức khá thấp so với trước.
Thị trường vàng ổn định, tỷ giá cũng ổn định đang là điều kiện thuận lợi để Ngân hàng Nhà nước tập trung hơn cho yêu cầu xử lý các vấn đề tín dụng, tái cơ cấu hệ thống và nợ xấu… Đây mới chính là những vấn đề phải đau đầu lâu dài hơn. Những nút thắt này gỡ được chừng nào thì chừng ấy nguyên nhân tiền ứ đọng và dư thừa mới được gỡ tận gốc.
Với diễn biến trên, theo ghi nhận của VnEconomy, lãi suất qua đêm VND đã ngoi lên trên 2%/năm, sau khoảng một tuần rơi sâu xuống dưới 1,5%/năm. Thị trường liên ngân hàng, thị trường mở gần đây được một số người trong cuộc ví như cảnh chợ chiều. Nguồn vốn dồi dào, dư thừa nên nhu cầu vay mượn và giao dịch cũng ít dần đi.
Nhưng Ngân hàng Nhà nước thì không rảnh rỗi.
Nếu lãi suất VND trên liên ngân hàng tiếp tục giảm sâu, thậm chí về cả dưới 0,5%/năm như từng có trong năm ngoái, chênh lệch lãi suất “đô - đồng” áp sát, không chừng lại có thể kích hoạt một sự “lộn xộn” đối với tỷ giá USD/VND. Các ngân hàng dư thừa vốn, các kênh đầu ra bí bách, họ tìm hoặc tạo nên các điểm có thể sinh lời trong khuôn khổ pháp lý cho phép cũng là lẽ thường…
Thực tế từ đầu năm đến nay, có thể nói Ngân hàng Nhà nước thường ở trong tình thế liên tục phát hành tín phiếu để hút tiền về, đề giữ cân bằng các cân đối.
Một điểm mới, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vừa quyết định chuyển giao việc quản lý tỷ giá và một số vấn đề liên quan từ Vụ Quản lý ngoại hối về Vụ Chính sách tiền tệ. Như vậy, việc điều tiết cung tiền gắn với quản lý tỷ giá đã về một mối. Tưởng như chỉ là một sự sắp xếp lại đơn giản, song có lẽ đã có những kinh nghiệm được rút ra trong những đợt biến động của tỷ giá năm 2013 vừa qua, mà ở đó sự khăng khít của yêu cầu điều tiết nguồn vốn trong hệ thống với yêu cầu giữ ổn định tỷ giá thể hiện rõ.
Cũng để chặn đà rơi của tỷ giá USD/VND, điểm mà Ngân hàng Nhà nước có nói là một cách gián tiếp hỗ trợ cho xuất khẩu, dịp Tết vừa qua nhà điều hành đã dồn dập mua vào hơn 2 tỷ USD. Tỷ giá được giữ ổn định, nhưng đồng nghĩa có thêm hơn 40.000 tỷ đồng tiền cung ứng.
Vậy nên, từ đầu năm đến nay nhà điều hành chính sách tiền tệ bận rộn hơn với việc bơm hút tiền, chủ yếu là hút về với tần suất và quy mô phát hành tín phiếu đáng chú ý. Yêu cầu cân đối này là mặc nhiên với vai trò của họ, nhiều rồi cũng quen. Nhưng khi với quy mô và tần suất lớn, thì đúng là… đau đầu.
Theo thống kê của Công ty Chứng khoán Maritime Bank (MSBS), từ 15/3/2012 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã phát hành tổng cộng 256.674 tỷ tín phiếu; đã có 163.760 tỷ đáo hạn và còn tới 92.914 tỷ chưa đáo hạn.
Từ giữa tháng này, lãi suất tín phiếu có xu hướng giảm nhẹ, nhưng kéo dài trước đó là những mức đáng kể. Ước tính tương đối, bình quân lãi suất khoảng 4%/năm cho số dư đang lưu hành, mỗi năm gần đây và cả năm nay Ngân hàng Nhà nước cũng đã phải chi hàng nghìn tỷ đồng cho chi phí hút tiền về, riêng ở kênh tín phiếu.
Giả sử xem Ngân hàng Nhà nước là một doanh nghiệp, có thu và có chi, chi quá lớn và bội chi liên tục lớn hẳn cũng khiến họ đau đầu. Chuyện bên lề, một lãnh đạo của cơ quan này cũng từng thừa nhận nhiều lúc đau đầu để giải trình với cơ quan kiểm toán, thanh tra, với các đầu mối kiểm soát nội bộ, có khi chỉ là về những khoản rất nhỏ về số học.
2013 có thể là một năm xông xênh của Ngân hàng Nhà nước về tạo nguồn thu. Chỉ riêng ở ngạch vàng, ước tính có khoảng 8.000 tỷ đồng thu từ đấu thầu. Cơ quan này được trích một tỷ lệ nhất định vào chi phí dự phòng và quỹ điều hành chính sách tiền tệ… Nhưng năm nay, đã hai tháng trôi qua, hoạt động đấu thầu vàng tạm ngừng.
Ở chuyện đấu thầu vàng, tưởng như Ngân hàng Nhà nước chịu áp lực lớn với chính sách giá theo thị trường, khi không chịu áp giá thật thấp để đạt mục tiêu thu hẹp chênh lệch, nhưng lãnh đạo cơ quan này từng chia sẻ, cái họ đau đầu là chính sách giá làm sao tránh khả năng bị trục lợi, căng hơn là tránh thất thoát tài sản nhà nước và khi kiểm toán vào xét nguồn thu thì không phải trả lời vì sao thị trường đang giao dịch vùng giá này mà anh lại hạ thấp như vậy…
Trò chuyện với VnEconomy đầu tuần này, một chuyên gia nói vui rằng: “Với một hệ thống dư tiền như hiện nay, tín phiếu phát hành lắm cũng xót, hay là lại làm tí vàng? Đấu thầu vàng hút tiền về, có thêm nguồn thu chênh lệch”.
Nhưng, có thể thấy, thị trường vàng hiện nay khá ổn định, cung - cầu chưa có biểu hiện mất cân đối phản ánh ở giá để Ngân hàng Nhà nước phải can thiệp; đặc biệt, chênh lệch giá so với thế giới cũng đã thu hẹp khá nhanh và xuống mức khá thấp so với trước.
Thị trường vàng ổn định, tỷ giá cũng ổn định đang là điều kiện thuận lợi để Ngân hàng Nhà nước tập trung hơn cho yêu cầu xử lý các vấn đề tín dụng, tái cơ cấu hệ thống và nợ xấu… Đây mới chính là những vấn đề phải đau đầu lâu dài hơn. Những nút thắt này gỡ được chừng nào thì chừng ấy nguyên nhân tiền ứ đọng và dư thừa mới được gỡ tận gốc.