Ngân hàng Nhà nước tính bơm hàng chục nghìn tỷ lãi suất thấp
Những chương trình cho vay hàng chục nghìn tỷ lãi suất thấp sắp sửa triển khai
Chiều 25/4, Ngân hàng Nhà nước tổ chức họp báo thường kỳ tháng 4. Nội dung chính là chính sách tín dụng với các kế hoạch trọng tâm sắp triển khai trong thời gian tới.
Theo thông tin đưa ra tại cuộc họp báo này, nhà điều hành chính sách tiền tệ đã lên kế hoạch xây dựng các chương trình tín dụng quy mô lớn, với những điểm đến cụ thể và áp lãi suất thấp hơn hẳn so với mặt bằng trên thị trường hiện nay.
Cụ thể, Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, trong thời gian tới sẽ tập trung triển khai gói tín dụng 10.000 tỷ đồng trong lĩnh vực thủy sản.
Điểm tập trung của nguồn vốn này là sẽ dành cho doanh nghiệp ngư dân vay vốn phục vụ đóng mới tàu vỏ sắt, cải hoán nâng cấp tàu cũ để vươn khơi bám biển. Việc đầu tư tín dụng được xác định phải theo hướng liên kết chuỗi giá trị từ khâu khai thác, nuôi trồng đến khâu chế biến, tiêu thụ, bám sát đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp (phần tái cơ cấu đối với lĩnh vực thủy sản) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013).
Gói tín dụng trên sẽ được áp mức lãi suất ưu đãi, thấp hơn hẳn mặt bằng chung của thị trường hiện nay, với 5%/năm, và đặc biệt là thời hạn cho vay tối đa có thể lên tới 10 năm.
Cùng với đó, Ngân hàng Nhà nước cũng xây dựng gói tín dụng quy mô tới 12.000 tỷ đồng phục vụ cho nhu cầu vay vốn tái canh cây cà phê tại Tây Nguyên.
Tại chuyến công tác Tây Nguyên vừa qua, Thống đốc Nguyễn Văn Bình tuyên bố đã sẵn sàng nguồn vốn cho chương trình trên, dự kiến sẽ áp lãi suất ưu đãi. Tuy nhiên, việc giải ngân đang gặp một số vướng mắc (VnEconomy sẽ có bài viết phản ánh cụ thể về vấn đề này). Để tháo gỡ, Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc xây dựng và phê duyệt đề án quy hoạch tái canh cà phê, làm cơ sở cho vay của ngành ngân hàng.
Như vậy, đến thời điểm này, ngoài gói 30.000 tỷ cho vay hỗ trợ nhà ở đã triển khai, ít nhất có thêm hai gói tín dụng quy mô lớn và lãi suất thấp đang được Ngân hàng Nhà nước xúc tiến.
Về định hướng tăng trưởng tín dụng chung, tại cuộc họp báo trên, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hướng đến mục tiêu tăng trưởng từ 12-14% năm nay. Đến ngày 22/4/2014, tín dụng toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế đã tăng 0,62% so với cuối năm 2013; cơ cấu tín dụng tiếp tục chuyển dịch theo hướng tập trung vào các ngành, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ.
Hiện Ngân hàng Nhà nước cũng đã giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cụ thể cho mỗi tổ chức tín dụng. Bước đầu, nhiều trường hợp được giao hạn mức khoảng 13%, tuy nhiên, tùy theo diễn biến thực tế, gắn với tình hình tài chính và khả năng của mỗi thành viên, chỉ tiêu giao có thể được linh hoạt nâng lên.
Quan điểm của nhà điều hành là việc mở rộng tín dụng phải đảm bảo đi đôi với an toàn hoạt động tín dụng. Và năm nay, với những kế hoạch đặt ra từ đầu năm đến nay, có thể thấy các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp được chú trọng hơn nhiều, với những gói quy mô lớn. Tuy nhiên, kết quả giải ngân cụ thể còn phải chờ diễn biến trên thực tế.
Theo thông tin đưa ra tại cuộc họp báo này, nhà điều hành chính sách tiền tệ đã lên kế hoạch xây dựng các chương trình tín dụng quy mô lớn, với những điểm đến cụ thể và áp lãi suất thấp hơn hẳn so với mặt bằng trên thị trường hiện nay.
Cụ thể, Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, trong thời gian tới sẽ tập trung triển khai gói tín dụng 10.000 tỷ đồng trong lĩnh vực thủy sản.
Điểm tập trung của nguồn vốn này là sẽ dành cho doanh nghiệp ngư dân vay vốn phục vụ đóng mới tàu vỏ sắt, cải hoán nâng cấp tàu cũ để vươn khơi bám biển. Việc đầu tư tín dụng được xác định phải theo hướng liên kết chuỗi giá trị từ khâu khai thác, nuôi trồng đến khâu chế biến, tiêu thụ, bám sát đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp (phần tái cơ cấu đối với lĩnh vực thủy sản) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013).
Gói tín dụng trên sẽ được áp mức lãi suất ưu đãi, thấp hơn hẳn mặt bằng chung của thị trường hiện nay, với 5%/năm, và đặc biệt là thời hạn cho vay tối đa có thể lên tới 10 năm.
Cùng với đó, Ngân hàng Nhà nước cũng xây dựng gói tín dụng quy mô tới 12.000 tỷ đồng phục vụ cho nhu cầu vay vốn tái canh cây cà phê tại Tây Nguyên.
Tại chuyến công tác Tây Nguyên vừa qua, Thống đốc Nguyễn Văn Bình tuyên bố đã sẵn sàng nguồn vốn cho chương trình trên, dự kiến sẽ áp lãi suất ưu đãi. Tuy nhiên, việc giải ngân đang gặp một số vướng mắc (VnEconomy sẽ có bài viết phản ánh cụ thể về vấn đề này). Để tháo gỡ, Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc xây dựng và phê duyệt đề án quy hoạch tái canh cà phê, làm cơ sở cho vay của ngành ngân hàng.
Như vậy, đến thời điểm này, ngoài gói 30.000 tỷ cho vay hỗ trợ nhà ở đã triển khai, ít nhất có thêm hai gói tín dụng quy mô lớn và lãi suất thấp đang được Ngân hàng Nhà nước xúc tiến.
Về định hướng tăng trưởng tín dụng chung, tại cuộc họp báo trên, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hướng đến mục tiêu tăng trưởng từ 12-14% năm nay. Đến ngày 22/4/2014, tín dụng toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế đã tăng 0,62% so với cuối năm 2013; cơ cấu tín dụng tiếp tục chuyển dịch theo hướng tập trung vào các ngành, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ.
Hiện Ngân hàng Nhà nước cũng đã giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cụ thể cho mỗi tổ chức tín dụng. Bước đầu, nhiều trường hợp được giao hạn mức khoảng 13%, tuy nhiên, tùy theo diễn biến thực tế, gắn với tình hình tài chính và khả năng của mỗi thành viên, chỉ tiêu giao có thể được linh hoạt nâng lên.
Quan điểm của nhà điều hành là việc mở rộng tín dụng phải đảm bảo đi đôi với an toàn hoạt động tín dụng. Và năm nay, với những kế hoạch đặt ra từ đầu năm đến nay, có thể thấy các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp được chú trọng hơn nhiều, với những gói quy mô lớn. Tuy nhiên, kết quả giải ngân cụ thể còn phải chờ diễn biến trên thực tế.