Ngân hàng nhỏ tiếp tục bị “thúc” tăng vốn
Ngân hàng Nhà nước vừa có chỉ đạo để đảm bảo các tổ chức tín dụng thực hiện việc tăng vốn điều lệ theo đúng quy định
Ngân hàng Nhà nước vừa có chỉ đạo để đảm bảo các tổ chức tín dụng thực hiện việc tăng vốn điều lệ theo đúng quy định tại Nghị định số 141.
Ngày 26/11/2010, Ngân hàng Nhà nước có Công văn số 9199/NHNN-TTGSNH gửi giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố nơi có tổ chức tín dụng cổ phần đặt trụ sở chính về việc thực hiện Nghị định số 141/2006/NĐ- CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ (về ban hành danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng).
Tại công văn trên, để đảm bảo các tổ chức tín dụng thực hiện việc tăng vốn điều lệ theo đúng quy định tại Nghị định số 141, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các đầu mối trên chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn chưa đảm bảo mức vốn pháp định tiếp tục báo cáo vào ngày mùng 5 hàng tháng về tình hình tăng vốn điều lệ định kỳ hàng tháng theo quy định tại công văn số 3417/NHNN -TTGSNH ngày 10/5/2010 của Ngân hàng Nhà nước.
Riêng đối với ngân hàng thương mại cổ phần, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị này báo cáo định kỳ vào thứ tư hàng tuần về tình hình tăng vốn điều lệ.
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố phải theo dõi sát việc tăng vốn điều lệ của các tổ chức tín dụng. Trường hợp việc góp vốn mua cổ phần để tăng vốn điều lệ của các tổ chức tín dụng trên địa bàn có dấu hiệu ảnh hưởng đến việc duy trì an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng và của hệ thống, kịp thời báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xử lý (nếu có).
Trường hợp việc tăng vốn điều lệ của các tổ chức tín dụng trên địa bàn không phù hợp hoặc có thay đổi so với phương án đã được Ngân hàng Nhà nước và Ủy ban Chứng khoán chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố có trách nhiệm hướng dẫn các tổ chức tín dụng thực hiện đúng quy định pháp lý hiện hành.
Trường hợp vượt thẩm quyền, các đầu mối trên phải kịp thời có văn bản báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, giải quyết.
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tại công văn số 3418/Ngân hàng Nhà nước-TTGSNH ngày 10/5/2010 và chậm nhất ngày 20/12/2010, có văn bản báo cáo Thống đốc kết quả tăng vốn điều lệ của từng ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn theo Nghị định số 141.
Ngoài ra, các đầu mối này chủ động có văn bản gửi sở kế hoạch và đầu tư tỉnh, thành phố đề nghị hỗ trợ đẩy nhanh việc hoàn tất thủ tục đăng ký kinh doanh đối với số vốn điều lệ thực có sau khi tăng vốn của các tổ chức tín dụng trên địa bàn.
Theo quy định tại Nghị định 141, năm 2010, mức vốn pháp định đối với các ngân hàng thương mại cổ phần là 3.000 tỷ đồng. Đến thời điểm này, hạn thực hiện chỉ còn hơn một tháng.
Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước cho biết, đến cuối tháng 10/2010, tất cả các ngân hàng thương mại cổ phần có mức vốn điều lệ dưới 3.000 tỷ đồng đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận kế hoạch tăng vốn điều lệ; trong đó, 11/22 trường hợp đã được Ủy ban Chứng khoán chấp thuận việc chào bán cố phiếu, 11 trường hợp còn lại đang hoàn thiện thủ tục để được chấp thuận chào bán cố phiếu.
Ngày 26/11/2010, Ngân hàng Nhà nước có Công văn số 9199/NHNN-TTGSNH gửi giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố nơi có tổ chức tín dụng cổ phần đặt trụ sở chính về việc thực hiện Nghị định số 141/2006/NĐ- CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ (về ban hành danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng).
Tại công văn trên, để đảm bảo các tổ chức tín dụng thực hiện việc tăng vốn điều lệ theo đúng quy định tại Nghị định số 141, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các đầu mối trên chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn chưa đảm bảo mức vốn pháp định tiếp tục báo cáo vào ngày mùng 5 hàng tháng về tình hình tăng vốn điều lệ định kỳ hàng tháng theo quy định tại công văn số 3417/NHNN -TTGSNH ngày 10/5/2010 của Ngân hàng Nhà nước.
Riêng đối với ngân hàng thương mại cổ phần, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị này báo cáo định kỳ vào thứ tư hàng tuần về tình hình tăng vốn điều lệ.
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố phải theo dõi sát việc tăng vốn điều lệ của các tổ chức tín dụng. Trường hợp việc góp vốn mua cổ phần để tăng vốn điều lệ của các tổ chức tín dụng trên địa bàn có dấu hiệu ảnh hưởng đến việc duy trì an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng và của hệ thống, kịp thời báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xử lý (nếu có).
Trường hợp việc tăng vốn điều lệ của các tổ chức tín dụng trên địa bàn không phù hợp hoặc có thay đổi so với phương án đã được Ngân hàng Nhà nước và Ủy ban Chứng khoán chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố có trách nhiệm hướng dẫn các tổ chức tín dụng thực hiện đúng quy định pháp lý hiện hành.
Trường hợp vượt thẩm quyền, các đầu mối trên phải kịp thời có văn bản báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, giải quyết.
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tại công văn số 3418/Ngân hàng Nhà nước-TTGSNH ngày 10/5/2010 và chậm nhất ngày 20/12/2010, có văn bản báo cáo Thống đốc kết quả tăng vốn điều lệ của từng ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn theo Nghị định số 141.
Ngoài ra, các đầu mối này chủ động có văn bản gửi sở kế hoạch và đầu tư tỉnh, thành phố đề nghị hỗ trợ đẩy nhanh việc hoàn tất thủ tục đăng ký kinh doanh đối với số vốn điều lệ thực có sau khi tăng vốn của các tổ chức tín dụng trên địa bàn.
Theo quy định tại Nghị định 141, năm 2010, mức vốn pháp định đối với các ngân hàng thương mại cổ phần là 3.000 tỷ đồng. Đến thời điểm này, hạn thực hiện chỉ còn hơn một tháng.
Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước cho biết, đến cuối tháng 10/2010, tất cả các ngân hàng thương mại cổ phần có mức vốn điều lệ dưới 3.000 tỷ đồng đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận kế hoạch tăng vốn điều lệ; trong đó, 11/22 trường hợp đã được Ủy ban Chứng khoán chấp thuận việc chào bán cố phiếu, 11 trường hợp còn lại đang hoàn thiện thủ tục để được chấp thuận chào bán cố phiếu.