Ngân hàng tranh nhau mở chi nhánh
Điểm quan trọng nhất trong việc đặt một chi nhánh là “location, location, location” (vị trí, vị trí và vị trí)
“Nó” phải có hai chiều, xe cộ đông đúc, có dân cư lao động. “Nó” ở đây là những diện tích nhà ở các con đường đủ ba tiêu chuẩn trên và đang bị “săn lùng” ráo riết bởi các ngân hàng, công ty chứng khoán, công ty tài chính…
Hiện giờ giá thuê nhà loại này đang bị đẩy lên tới... trời.
Tranh “phố Wall”
Quán cà phê Caro nằm góc đường Nguyễn Công Trứ - Phó Đức Chính đã đóng cửa, nhanh chóng thay vào đó là một điểm giao dịch của Vina-Siam. Giá thuê góc chéo đó không dưới 2.000 USD/tháng. “Caro thuê đã 1.800 USD, ngân hàng thuê thì chắc giá phải đội lên nhiều”, một cò đất đoán.
“Phố Wall” Nguyễn Công Trứ ngày càng đông “anh tài” góp mặt. Khu vực Bến Chương Dương là nơi nhiều ngân hàng muốn đặt trụ sở, vì nó gần như là “đặc khu” tài chính với sự hiện diện của Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, ngân hàng quốc doanh, Trung tâm Giao dịch chứng khoán... Tuy nhiên, không dễ đặt chân vào. Lâu nay, nhiều cuộc đàm phán chuyển nhượng với Tổng công ty Dệt may Việt Nam (Vinatex), một đơn vị sở hữu đất ở đó đều thất bại.
Thế nhưng, vừa được chuyển đổi thành ngân hàng thương mại cổ phần đô thị và “chân ướt chân ráo” từ Kiên Giang lên, Nam Việt (Navibank) đã có ngay trụ sở không xa Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Ngoại thương Tp.HCM. Có được vị trí “đắc địa” này bởi Vinatex vốn là đối tác chiến lược của Navibank nên đã “nhường” một phần đất của mình.
Gần Kho bạc Nhà nước Tp.HCM còn có một cao ốc mọc lên vài tháng nay, mà chủ nhân là Bảo hiểm tiền gửi, đã cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển thuê một phần. Nghe nói là họ đã thoả thuận với một ngân hàng cổ phần, nhưng sau đó thay đổi giá, khiến ngân hàng này phải rút lui. “Đành phải chấp nhận “thương đau” vì họ ưu tiên cho “họ hàng”, phó giám đốc ngân hàng này nói.
Ráo riết tìm đường xí trước đến mức, một giám đốc kể, có lần ngân hàng ông chưa kịp đặt cọc thì ngân hàng khác đã tới lấy mất mặt bằng.
Chủ đất làm eo
Ông Nguyễn Thanh Toại, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Á Châu (ACB), một trưởng ban... tìm đường, từng nhấn mạnh, điểm quan trọng nhất trong việc đặt một chi nhánh là “Location, Location, Location” (vị trí, vị trí và vị trí).
Lý tưởng nhất là con đường nằm trong vùng mật độ dân cư đông đúc, tuyến đường lưu thông hai chiều, diện tích bề ngang 6 - 8m, chiều dài 20m. Nhiều đường thoả điều này lại hụt điều kia.
Ông Trần Phương Bình, Tổng giám đốc Nhàng Đông Á, từng phát biểu trong lần dời trụ sở về đường Phan Đăng Lưu, quận Phú Nhuận: “Mọi thứ đều tốt, chỉ tiếc đây là đường một chiều!”.
Giá cả bất động sản theo đó mà vọt lên. Ông Nguyễn Quang Trung, Phó tổng giám đốc Sacombank cho biết, nếu đã thuê trước đó thì giá cả đội lên 15 - 20%, thuê mua mới thì giá mặt bằng tăng khoảng 50%.
Kể tên vài con đường “đắt giá” ở Tp.HCM, ông Toại liệt kê: Trần Hưng Đạo A và B, Lê Lợi, Hàm Nghi, dãy “phố Wall”... “Bước vào những khu đó là cả một chiến thuật về giá cả, vốn, chi phí, lợi nhuận...”, ông nói.
Dốc sức mở và nuôi chi nhánh
“Có thể xem mở rộng mạng lưới là “sống còn” về thị phần”, ông Trung nói. Vì vậy không lạ khi trên tường, cạnh ghế ngồi của ông là tiến độ các điểm giao dịch khu vực 4 miền được cập nhật thường xuyên.
Năm 2006, Sacombank có 156 điểm giao dịch, là ngân hàng có hệ thống rộng nhất trong khối thương mại cổ phần. Năm 2007, Sacombank dự kiến nâng lên 215 điểm giao dịch trên toàn quốc. ACB đưa tổng số chi nhánh và phòng giao dịch lên 100, và giai đoạn 2008 – 2009, mỗi năm phát triển tối thiểu 8 chi nhánh và phòng giao dịch.
“Một trong nhiệm vụ trọng tâm của Eximbank là phát triển các điểm giao dịch”, ông Phạm Văn Thiệt, Tổng giám đốc Eximbank cho biết.
Theo thống kê số lượng chi nhánh và phòng giao dịch trên địa bàn Tp.HCM năm 2006, trên tổng số 697 điểm giao dịch thì 6 ngân hàng quốc doanh chiếm 40%, ngân hàng thương mại cổ phần và liên doanh chiếm 53,51%; còn lại là của chi nhánh nước ngoài, công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính.
Theo ông Trung, một trong những “rào chắn” khiến nhiều ngân hàng khó có thể phát triển nhanh mạng lưới là công nghệ ngân hàng lõi core – banking. Chỉ khi trang bị core – banking thì ngân hàng mới quản lý và phát triển tốt điểm giao dịch. Theo ông, một ngân hàng chưa trang bị core – banking mà phát triển nhiều chi nhánh là liều lĩnh, quản lý và thông tin chuyển về hội sở không cập nhật.
Ông tạm tính, kể cả 42 ngân hàng quốc doanh và thương mại cổ phần, thì khoảng 10 - 15 ngân hàng trang bị core-banking.
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước quy định, 20 tỉ đồng là số vốn ngân hàng phải tăng thêm để mở một điểm giao dịch. Quy định này chính là “nút cổ chai” để buộc tài chính ngân hàng phải tăng song song với việc mở rộng hoạt động.
Bên cạnh đó, theo một giám đốc ngân hàng, một chi nhánh mở ra trung bình 1 năm sau mới cân đối thu chi. Theo tính toán, trung bình một ngân hàng phải bỏ ra hơn 300 triệu đồng/tháng để “nuôi” một chi nhánh cấp 1 mở mới - 20 người ở Tp.HCM.
Hiện giờ giá thuê nhà loại này đang bị đẩy lên tới... trời.
Tranh “phố Wall”
Quán cà phê Caro nằm góc đường Nguyễn Công Trứ - Phó Đức Chính đã đóng cửa, nhanh chóng thay vào đó là một điểm giao dịch của Vina-Siam. Giá thuê góc chéo đó không dưới 2.000 USD/tháng. “Caro thuê đã 1.800 USD, ngân hàng thuê thì chắc giá phải đội lên nhiều”, một cò đất đoán.
“Phố Wall” Nguyễn Công Trứ ngày càng đông “anh tài” góp mặt. Khu vực Bến Chương Dương là nơi nhiều ngân hàng muốn đặt trụ sở, vì nó gần như là “đặc khu” tài chính với sự hiện diện của Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, ngân hàng quốc doanh, Trung tâm Giao dịch chứng khoán... Tuy nhiên, không dễ đặt chân vào. Lâu nay, nhiều cuộc đàm phán chuyển nhượng với Tổng công ty Dệt may Việt Nam (Vinatex), một đơn vị sở hữu đất ở đó đều thất bại.
Thế nhưng, vừa được chuyển đổi thành ngân hàng thương mại cổ phần đô thị và “chân ướt chân ráo” từ Kiên Giang lên, Nam Việt (Navibank) đã có ngay trụ sở không xa Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Ngoại thương Tp.HCM. Có được vị trí “đắc địa” này bởi Vinatex vốn là đối tác chiến lược của Navibank nên đã “nhường” một phần đất của mình.
Gần Kho bạc Nhà nước Tp.HCM còn có một cao ốc mọc lên vài tháng nay, mà chủ nhân là Bảo hiểm tiền gửi, đã cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển thuê một phần. Nghe nói là họ đã thoả thuận với một ngân hàng cổ phần, nhưng sau đó thay đổi giá, khiến ngân hàng này phải rút lui. “Đành phải chấp nhận “thương đau” vì họ ưu tiên cho “họ hàng”, phó giám đốc ngân hàng này nói.
Ráo riết tìm đường xí trước đến mức, một giám đốc kể, có lần ngân hàng ông chưa kịp đặt cọc thì ngân hàng khác đã tới lấy mất mặt bằng.
Chủ đất làm eo
Ông Nguyễn Thanh Toại, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Á Châu (ACB), một trưởng ban... tìm đường, từng nhấn mạnh, điểm quan trọng nhất trong việc đặt một chi nhánh là “Location, Location, Location” (vị trí, vị trí và vị trí).
Lý tưởng nhất là con đường nằm trong vùng mật độ dân cư đông đúc, tuyến đường lưu thông hai chiều, diện tích bề ngang 6 - 8m, chiều dài 20m. Nhiều đường thoả điều này lại hụt điều kia.
Ông Trần Phương Bình, Tổng giám đốc Nhàng Đông Á, từng phát biểu trong lần dời trụ sở về đường Phan Đăng Lưu, quận Phú Nhuận: “Mọi thứ đều tốt, chỉ tiếc đây là đường một chiều!”.
Giá cả bất động sản theo đó mà vọt lên. Ông Nguyễn Quang Trung, Phó tổng giám đốc Sacombank cho biết, nếu đã thuê trước đó thì giá cả đội lên 15 - 20%, thuê mua mới thì giá mặt bằng tăng khoảng 50%.
Kể tên vài con đường “đắt giá” ở Tp.HCM, ông Toại liệt kê: Trần Hưng Đạo A và B, Lê Lợi, Hàm Nghi, dãy “phố Wall”... “Bước vào những khu đó là cả một chiến thuật về giá cả, vốn, chi phí, lợi nhuận...”, ông nói.
Dốc sức mở và nuôi chi nhánh
“Có thể xem mở rộng mạng lưới là “sống còn” về thị phần”, ông Trung nói. Vì vậy không lạ khi trên tường, cạnh ghế ngồi của ông là tiến độ các điểm giao dịch khu vực 4 miền được cập nhật thường xuyên.
Năm 2006, Sacombank có 156 điểm giao dịch, là ngân hàng có hệ thống rộng nhất trong khối thương mại cổ phần. Năm 2007, Sacombank dự kiến nâng lên 215 điểm giao dịch trên toàn quốc. ACB đưa tổng số chi nhánh và phòng giao dịch lên 100, và giai đoạn 2008 – 2009, mỗi năm phát triển tối thiểu 8 chi nhánh và phòng giao dịch.
“Một trong nhiệm vụ trọng tâm của Eximbank là phát triển các điểm giao dịch”, ông Phạm Văn Thiệt, Tổng giám đốc Eximbank cho biết.
Theo thống kê số lượng chi nhánh và phòng giao dịch trên địa bàn Tp.HCM năm 2006, trên tổng số 697 điểm giao dịch thì 6 ngân hàng quốc doanh chiếm 40%, ngân hàng thương mại cổ phần và liên doanh chiếm 53,51%; còn lại là của chi nhánh nước ngoài, công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính.
Theo ông Trung, một trong những “rào chắn” khiến nhiều ngân hàng khó có thể phát triển nhanh mạng lưới là công nghệ ngân hàng lõi core – banking. Chỉ khi trang bị core – banking thì ngân hàng mới quản lý và phát triển tốt điểm giao dịch. Theo ông, một ngân hàng chưa trang bị core – banking mà phát triển nhiều chi nhánh là liều lĩnh, quản lý và thông tin chuyển về hội sở không cập nhật.
Ông tạm tính, kể cả 42 ngân hàng quốc doanh và thương mại cổ phần, thì khoảng 10 - 15 ngân hàng trang bị core-banking.
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước quy định, 20 tỉ đồng là số vốn ngân hàng phải tăng thêm để mở một điểm giao dịch. Quy định này chính là “nút cổ chai” để buộc tài chính ngân hàng phải tăng song song với việc mở rộng hoạt động.
Bên cạnh đó, theo một giám đốc ngân hàng, một chi nhánh mở ra trung bình 1 năm sau mới cân đối thu chi. Theo tính toán, trung bình một ngân hàng phải bỏ ra hơn 300 triệu đồng/tháng để “nuôi” một chi nhánh cấp 1 mở mới - 20 người ở Tp.HCM.