“Ngành điện không thể bưng bít thông tin”
EVN công bố đầy đủ các số liệu về sản xuất, kinh doanh trong năm 2015, trừ thống kê về lợi nhuận
“Ngành điện cần phải thay đổi tư duy và nhận thức, vì khách hàng dùng điện họ có quyền, nên bây giờ không thể bưng bít thông tin được đâu”. Đó là chỉ đạo của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải tại hội nghị tổng kết 2015 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), sáng 6/1.
Đánh giá cao những kết quả mà EVN đạt được trong năm 2015, đặc biệt trong công tác cân bằng tài chính, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải viện dẫn: “Trước đây Tổng giám đốc Phạm Lê Thanh khi đọc báo cáo tổng kết lúc nào cũng nhăn nhó, giờ ông Đinh Quang Tri đọc thì cười tươi vì các chỉ tiêu tài chính đã đáp ứng được. Trước có giai đoạn EVN liên tục bị chủ nợ hỏi thăm sức khỏe, có cả văn bản gửi Chính phủ phản ánh 3 chỉ tiêu lớn EVN đều vi phạm. Nhưng 5 năm qua, đặc biệt là trong năm 2015, với hầu hết các chỉ tiêu, EVN đã cố gắng đạt được, trong đó có cả việc cải cách giá điện”.
Phó thủ tướng cũng đánh giá, trong phục vụ khách hàng, ngành điện đã có sự thay đổi nhận thức cơ bản, hết tình trạng “mẹ hát con khen hay”, biết so sánh với các quốc gia đi trước để phấn đấu.
“Mục tiêu đặt ra phải cao hơn và quyết liệt hơn trên tinh thần phải luôn coi khách hàng là nguyên nhân sự tồn tại của ngành điện. Với những tồn tại hạn chế, EVN cần phải biết tự nhận lỗi và nhìn thẳng vào điểm yếu để khắc phục”, ông nói.
Về kế hoạch 5 năm tới, Phó thủ tướng cho rằng, thị trường vốn vẫn chưa hoàn chỉnh nên sẽ rất khó khăn cho EVN trong việc huy động vốn đầu tư các dự án điện. Trong khi đó, nhu cầu khách hàng ngày càng đòi hỏi chất lượng dịch vụ tốt hơn, minh bạch hơn. Là tập đoàn Nhà nước, EVN vẫn phải đóng vai trò chủ đạo trong việc đáp ứng đủ điện cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, đi đầu trong phát triển các nguồn năng lượng mới và năng lượng tái tạo.
Trước đó, báo cáo tại hội nghị, Phó tổng giám đốc EVN Đinh Quang Tri cho hay, đến thời điểm này công ty mẹ EVN đã hoàn thành thoái vốn tại 7 công ty, đạt 100% giá trị vốn thoái, giảm trong các lĩnh vực nhạy cảm theo chỉ đạo của Chính phủ như bất động sản, chứng khoán, tài chính, ngân hàng và bảo hiểm.
Đến cuối năm 2015, các chỉ tiêu tài chính cơ bản của Công ty mẹ và các đơn vị thành viên đều đảm bảo an toàn. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu, hệ số khả năng thanh toán nợ, hệ số tự đầu tư đều đạt chuẩn quy định, đáp ứng yêu cầu của các tổ chức cho vay vốn.
Theo đó, tại công ty mẹ EVN hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu đạt 1,67 lần, hệ số khả năng thanh toán là 1,02 lần; tỷ lệ tự đầu tư là 37,5%. Mọi số liệu khác trong năm 2015 từ sản xuất điện, tổn thất điện năng, năng suất lao động... đều được EVN công bố công khai rộng rãi.
Tuy nhiên, nếu như trước đây - khi khép lại năm tài chính mà EVN rơi vào tình trạng thua lỗ, đại diện tập đoàn sẽ công bố số lỗ cụ thể, thậm chí vài năm gần đây khi EVN chỉ lãi khiêm tốn vài chục tỷ đồng cũng được công bố đầy đủ, thì năm nay, thay vì con số cụ thể, EVN chỉ nói rằng "công ty mẹ và 9 tổng công ty đều đạt lợi nhuận cao hơn kế hoạch".
Chính sự công bố thông tin nửa vời này đã khiến cho câu chuyện minh bạch trong hoạt động kinh doanh của EVN bị đặt nghi vấn, trong bối cảnh giá thành sản xuất điện vẫn chưa thể làm hài lòng những khách hàng dễ tính nhất.
Đánh giá cao những kết quả mà EVN đạt được trong năm 2015, đặc biệt trong công tác cân bằng tài chính, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải viện dẫn: “Trước đây Tổng giám đốc Phạm Lê Thanh khi đọc báo cáo tổng kết lúc nào cũng nhăn nhó, giờ ông Đinh Quang Tri đọc thì cười tươi vì các chỉ tiêu tài chính đã đáp ứng được. Trước có giai đoạn EVN liên tục bị chủ nợ hỏi thăm sức khỏe, có cả văn bản gửi Chính phủ phản ánh 3 chỉ tiêu lớn EVN đều vi phạm. Nhưng 5 năm qua, đặc biệt là trong năm 2015, với hầu hết các chỉ tiêu, EVN đã cố gắng đạt được, trong đó có cả việc cải cách giá điện”.
Phó thủ tướng cũng đánh giá, trong phục vụ khách hàng, ngành điện đã có sự thay đổi nhận thức cơ bản, hết tình trạng “mẹ hát con khen hay”, biết so sánh với các quốc gia đi trước để phấn đấu.
“Mục tiêu đặt ra phải cao hơn và quyết liệt hơn trên tinh thần phải luôn coi khách hàng là nguyên nhân sự tồn tại của ngành điện. Với những tồn tại hạn chế, EVN cần phải biết tự nhận lỗi và nhìn thẳng vào điểm yếu để khắc phục”, ông nói.
Về kế hoạch 5 năm tới, Phó thủ tướng cho rằng, thị trường vốn vẫn chưa hoàn chỉnh nên sẽ rất khó khăn cho EVN trong việc huy động vốn đầu tư các dự án điện. Trong khi đó, nhu cầu khách hàng ngày càng đòi hỏi chất lượng dịch vụ tốt hơn, minh bạch hơn. Là tập đoàn Nhà nước, EVN vẫn phải đóng vai trò chủ đạo trong việc đáp ứng đủ điện cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, đi đầu trong phát triển các nguồn năng lượng mới và năng lượng tái tạo.
Trước đó, báo cáo tại hội nghị, Phó tổng giám đốc EVN Đinh Quang Tri cho hay, đến thời điểm này công ty mẹ EVN đã hoàn thành thoái vốn tại 7 công ty, đạt 100% giá trị vốn thoái, giảm trong các lĩnh vực nhạy cảm theo chỉ đạo của Chính phủ như bất động sản, chứng khoán, tài chính, ngân hàng và bảo hiểm.
Đến cuối năm 2015, các chỉ tiêu tài chính cơ bản của Công ty mẹ và các đơn vị thành viên đều đảm bảo an toàn. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu, hệ số khả năng thanh toán nợ, hệ số tự đầu tư đều đạt chuẩn quy định, đáp ứng yêu cầu của các tổ chức cho vay vốn.
Theo đó, tại công ty mẹ EVN hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu đạt 1,67 lần, hệ số khả năng thanh toán là 1,02 lần; tỷ lệ tự đầu tư là 37,5%. Mọi số liệu khác trong năm 2015 từ sản xuất điện, tổn thất điện năng, năng suất lao động... đều được EVN công bố công khai rộng rãi.
Tuy nhiên, nếu như trước đây - khi khép lại năm tài chính mà EVN rơi vào tình trạng thua lỗ, đại diện tập đoàn sẽ công bố số lỗ cụ thể, thậm chí vài năm gần đây khi EVN chỉ lãi khiêm tốn vài chục tỷ đồng cũng được công bố đầy đủ, thì năm nay, thay vì con số cụ thể, EVN chỉ nói rằng "công ty mẹ và 9 tổng công ty đều đạt lợi nhuận cao hơn kế hoạch".
Chính sự công bố thông tin nửa vời này đã khiến cho câu chuyện minh bạch trong hoạt động kinh doanh của EVN bị đặt nghi vấn, trong bối cảnh giá thành sản xuất điện vẫn chưa thể làm hài lòng những khách hàng dễ tính nhất.