Ngành nghề nào vẫn sẽ đắt... chỗ?
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã làm thị trường lao động trong nước bị thu nhỏ lại một cách đáng kể
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã làm thị trường lao động trong nước bị thu nhỏ lại một cách đáng kể.
Tuy nhiên, bất chấp tình hình kinh tế đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thị trường nhân lực vẫn có những điểm “nóng cục bộ”, với một số ngành nghề có nhu cầu cao.
Cần nhà quản lý có tầm
Trước kia, nhiều ông chủ thường tự mình quản lý kinh doanh, chủ yếu bằng năng lực tự có, khả năng tự trang bị kiến thức, hay bằng những cảm quan và nhận định trực giác. Bây giờ họ nhận ra rằng, việc quản lý điều hành doanh nghiệp cần phải có bài bản, có chiến lược, có tính chuyên nghiệp hơn, nếu muốn tồn tại và phát triển trong thị trường được dự báo là cạnh tranh khốc liệt trong năm 2009.
Theo bà Lê Thị Thúy Loan, Tổng giám đốc Công ty Tư vấn nhân sự Loan Lê, những nhà quản lý giỏi sẽ là đối tượng được săn lùng trong năm 2009, do họ sẽ là người quyết định sự sống còn và phát triển của doanh nghiệp.
Bà Loan nói, nếu như trong thời kỳ kinh tế phát triển, sự khác biệt giữa nhà quản lý khá và giỏi là không thật rõ ràng, thì trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng, sự khác biệt này là rất lớn và rất dễ phân định.
Ở một góc độ khác, bà Nguyễn Thị Minh Tâm, Giám đốc Truyền thông và Thương hiệu của Tập đoàn Navigos Group, nói: “Căn cứ vào những gì chúng tôi quan sát được trong thời gian gần đây, nhân sự ngành luật có nhu cầu rất lớn. Cùng với việc gia nhập WTO, Việt Nam giờ đây đã bước vào sân chơi quốc tế, vì vậy vấn đề pháp lý càng trở nên quan trọng đối với những công ty muốn đứng vững và không ngừng phát triển trong sân chơi lớn toàn cầu.
Không phải ngẫu nhiên mà đỉnh của mức thưởng Tết Kỷ Sửu vừa qua tại khu vực Tp.HCM thuộc về ngành tư vấn luật. Điều đó cho thấy, vị thế và mức độ quan trọng của ngành này đang được khẳng định rõ nét hơn bao giờ hết”.
Hiện tại, Việt Nam ước tính có khoảng 6.000 luật sư, quá nhỏ so với nhu cầu thực tế, đó là chưa kể nhiều hoạt động tư vấn luật còn thiếu tính chuyên nghiệp, nhất là đội ngũ luật sư.
Tám ngành nghề thu hút nhiều lao động
Theo chuyên gia lao động Trần Anh Tuấn, sẽ có 8 ngành nghề thu hút nhiều lao động nhất trong năm 2009. Đó là: marketing; tư vấn kinh tế -xã hội, pháp luật, giáo dục - việc làm...; quản lý kinh tế - nhân sự - hành chính; giáo viên; công nghệ thông tin; kỹ thuật điện - điện tử - điện lạnh - hóa chất; công nhân kỹ thuật lành nghề; dịch vụ và phục vụ.
“Trong bối cảnh kinh tế diễn biến phức tạp, khó có khả năng nhu cầu một hay một vài ngành nghề nào trong số này trở nên nóng hơn, mà tôi cho rằng nhu cầu của thị trường sẽ dàn đều ở tất cả các ngành nghề nói trên. Vấn đề quan trọng đối với người lao động vào lúc này không phải là chọn ngành nghề nào, mà yếu tố then chốt là chất lượng lao động và thái độ làm việc”, ông Tuấn nhận định.
Theo dự báo của nhiều chuyên gia, tình hình kinh tế năm 2009 sẽ có nhiều khó khăn hơn năm 2008 vừa qua. Nhiều công ty phá sản, thu hẹp sản xuất buộc phải cắt giảm lao động. Thị trường lao động sẽ tiếp tục xu hướng giảm cầu, chủ yếu là lao động phổ thông và trung cấp.
Ngoài ra, có thể sẽ có những dòng luân chuyển lao động khá mạnh giữa các doanh nghiệp, khi nhiều nhân viên làm việc trong tình trạng tâm lý không ổn định, luôn lo lắng, không ít người sẽ bỏ nơi làm cũ đi tìm những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh hơn.
Giữa lúc các doanh nghiệp cắt giảm nhân sự để đảm bảo cân đối tài chính, sẽ có nhiều doanh nghiệp khác, nhân cơ hội này để nâng cấp nhân sự cao cấp của mình. Đó là các chức danh: giám đốc, phụ trách tài chính, giám đốc hoặc quản lý kinh doanh tiếp thị, nhân sự kỹ thuật cao, quản lý sản xuất...
Tuy nhiên, bất chấp tình hình kinh tế đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thị trường nhân lực vẫn có những điểm “nóng cục bộ”, với một số ngành nghề có nhu cầu cao.
Cần nhà quản lý có tầm
Trước kia, nhiều ông chủ thường tự mình quản lý kinh doanh, chủ yếu bằng năng lực tự có, khả năng tự trang bị kiến thức, hay bằng những cảm quan và nhận định trực giác. Bây giờ họ nhận ra rằng, việc quản lý điều hành doanh nghiệp cần phải có bài bản, có chiến lược, có tính chuyên nghiệp hơn, nếu muốn tồn tại và phát triển trong thị trường được dự báo là cạnh tranh khốc liệt trong năm 2009.
Theo bà Lê Thị Thúy Loan, Tổng giám đốc Công ty Tư vấn nhân sự Loan Lê, những nhà quản lý giỏi sẽ là đối tượng được săn lùng trong năm 2009, do họ sẽ là người quyết định sự sống còn và phát triển của doanh nghiệp.
Bà Loan nói, nếu như trong thời kỳ kinh tế phát triển, sự khác biệt giữa nhà quản lý khá và giỏi là không thật rõ ràng, thì trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng, sự khác biệt này là rất lớn và rất dễ phân định.
Ở một góc độ khác, bà Nguyễn Thị Minh Tâm, Giám đốc Truyền thông và Thương hiệu của Tập đoàn Navigos Group, nói: “Căn cứ vào những gì chúng tôi quan sát được trong thời gian gần đây, nhân sự ngành luật có nhu cầu rất lớn. Cùng với việc gia nhập WTO, Việt Nam giờ đây đã bước vào sân chơi quốc tế, vì vậy vấn đề pháp lý càng trở nên quan trọng đối với những công ty muốn đứng vững và không ngừng phát triển trong sân chơi lớn toàn cầu.
Không phải ngẫu nhiên mà đỉnh của mức thưởng Tết Kỷ Sửu vừa qua tại khu vực Tp.HCM thuộc về ngành tư vấn luật. Điều đó cho thấy, vị thế và mức độ quan trọng của ngành này đang được khẳng định rõ nét hơn bao giờ hết”.
Hiện tại, Việt Nam ước tính có khoảng 6.000 luật sư, quá nhỏ so với nhu cầu thực tế, đó là chưa kể nhiều hoạt động tư vấn luật còn thiếu tính chuyên nghiệp, nhất là đội ngũ luật sư.
Tám ngành nghề thu hút nhiều lao động
Theo chuyên gia lao động Trần Anh Tuấn, sẽ có 8 ngành nghề thu hút nhiều lao động nhất trong năm 2009. Đó là: marketing; tư vấn kinh tế -xã hội, pháp luật, giáo dục - việc làm...; quản lý kinh tế - nhân sự - hành chính; giáo viên; công nghệ thông tin; kỹ thuật điện - điện tử - điện lạnh - hóa chất; công nhân kỹ thuật lành nghề; dịch vụ và phục vụ.
“Trong bối cảnh kinh tế diễn biến phức tạp, khó có khả năng nhu cầu một hay một vài ngành nghề nào trong số này trở nên nóng hơn, mà tôi cho rằng nhu cầu của thị trường sẽ dàn đều ở tất cả các ngành nghề nói trên. Vấn đề quan trọng đối với người lao động vào lúc này không phải là chọn ngành nghề nào, mà yếu tố then chốt là chất lượng lao động và thái độ làm việc”, ông Tuấn nhận định.
Theo dự báo của nhiều chuyên gia, tình hình kinh tế năm 2009 sẽ có nhiều khó khăn hơn năm 2008 vừa qua. Nhiều công ty phá sản, thu hẹp sản xuất buộc phải cắt giảm lao động. Thị trường lao động sẽ tiếp tục xu hướng giảm cầu, chủ yếu là lao động phổ thông và trung cấp.
Ngoài ra, có thể sẽ có những dòng luân chuyển lao động khá mạnh giữa các doanh nghiệp, khi nhiều nhân viên làm việc trong tình trạng tâm lý không ổn định, luôn lo lắng, không ít người sẽ bỏ nơi làm cũ đi tìm những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh hơn.
Giữa lúc các doanh nghiệp cắt giảm nhân sự để đảm bảo cân đối tài chính, sẽ có nhiều doanh nghiệp khác, nhân cơ hội này để nâng cấp nhân sự cao cấp của mình. Đó là các chức danh: giám đốc, phụ trách tài chính, giám đốc hoặc quản lý kinh doanh tiếp thị, nhân sự kỹ thuật cao, quản lý sản xuất...