Ngành xi măng than ế
Số liệu từ Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA) cho thấy, 6 tháng đầu năm 2012 sản xuất và tiêu thụ xi măng đều giảm
Số liệu từ Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA) cho thấy, 6 tháng đầu năm 2012, sản xuất và tiêu thụ xi măng đều giảm.
Cụ thể, sản xuất clinker đạt 25,5 triệu tấn, xi măng đạt khoảng 24,3 triệu tấn, giảm gần 10% so với cùng kỳ năm 2011. Tiêu thụ xi măng trong nước đạt khoảng 23,6 triệu tấn giảm xấp xỉ 10% so với cùng kỳ năm 2011.
Do cung lớn hơn cầu, sức tiêu thụ nội địa giảm, các doanh nghiệp xi măng đã mở rộng thị trường với việc xuất khẩu clinker, xi măng. Sáu tháng đầu năm 2012 ghi nhận ngành xi măng xuất khẩu được khoảng 3 triệu tấn clinker và 0,7 triệu tấn xi măng.
Tuy nhiên, xuất khẩu clinker, xi măng là việc khó và mới mẻ đối với doanh nghiệp xi măng Việt Nam. Bởi tính cạnh tranh của thị trường xi măng khu vực và thế giới gay gắt. Bên cạnh đó, các điều kiện logistics trong nước còn yếu kém khi phần lớn các nhà máy xi măng đều ở sâu trong nội địa, thiếu cảng nước sâu…
“Xuất khẩu là công việc mới mẻ, nhưng các doanh nghiệp xi măng Việt Nam lại thiếu hợp tác với nhau mà còn cạnh tranh gay gắt, không lành mạnh nên bị các nhà nhập khẩu nước ngoài ép giá, gây thiệt hại chung cho toàn ngành”, VNCA nhận xét.
Khó khăn từ thị trường nội địa suy giảm dẫn tới giá xi măng không tăng, ngược lại còn giảm giá. Thực tế, qua các hình thức khuyến mại, 6 tháng đầu năm giá bán mỗi tấn xi măng giảm từ 50.000 - 100.000 đồng/tấn.
Trong khi đó giá đầu vào như điện, than vẫn tiếp tục tăng nên xi măng càng gặp khó khăn. Từ năm 2008 đến nay giá bình quân 1 tấn than 4A bán cho xi măng đã tăng 5,5 lần, tương đương 550%, từ 380.000 đồng/tấn lên 2,087 triệu đồng/tấn. Còn giá điện, từ năm 2009 đến nay, giá bình quân 1 kWh điện bán cho xi măng tăng 1,45 lần, tương đương 1,45%, từ 948 đồng/kWh lên 1.369 đồng/kWh.
Còn từ năm 2009 đến nay, giá bình quân 1 tấn xi măng tại miền Bắc chỉ tăng 44% từ 900.000 đồng/tấn lên 1,3 triệu đồng/tấn, còn tại miền Nam chỉ tăng 33%, từ 1,2 triệu đồng/tấn lên 1,6 triệu đồng/tấn.
Theo Bộ Công Thương, giá bán xi măng đầu nguồn tại các đơn vị trực thuộc và liên doanh với Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam duy trì ổn định từ đầu năm đến nay và dự báo trong tháng tới giá xi măng tiếp tục ổn định.
Với những khó khăn của ngành được đánh giá là nghiêm trọng, VNCA tiếp tục kiến nghị với Chính phủ được giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) từ 10% xuống còn 5% và miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp xi măng.
Trước đó, VNCA cũng đã có văn bản kiến nghị với Chính phủ và Quốc hội có những tháo gỡ cụ thể giúp các doanh nghiệp xi măng giải quyết những khó khăn về tài chính, như giãn nợ các khoản vay nước ngoài, khoanh nợ, lùi thời hạn trả nợ các khoản vay trong nước đã đến hạn,…
Phía Bộ Công thương đề nghị Bộ Xây dựng rà soát lại quy hoạch phát triển xi măng cho phù hợp với nhu cầu xi măng trong những năm tới.
Bởi, công suất thiết kế của các nhà máy sản xuất xi măng hiện đã vượt quá nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Tính đến hết quý 2/2012, dự kiến công suất thiết kế đạt 70 triệu tấn/năm, trong khi nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu năm 2012 dự kiến chỉ khoảng 53 – 55 triệu tấn.
Cụ thể, sản xuất clinker đạt 25,5 triệu tấn, xi măng đạt khoảng 24,3 triệu tấn, giảm gần 10% so với cùng kỳ năm 2011. Tiêu thụ xi măng trong nước đạt khoảng 23,6 triệu tấn giảm xấp xỉ 10% so với cùng kỳ năm 2011.
Do cung lớn hơn cầu, sức tiêu thụ nội địa giảm, các doanh nghiệp xi măng đã mở rộng thị trường với việc xuất khẩu clinker, xi măng. Sáu tháng đầu năm 2012 ghi nhận ngành xi măng xuất khẩu được khoảng 3 triệu tấn clinker và 0,7 triệu tấn xi măng.
Tuy nhiên, xuất khẩu clinker, xi măng là việc khó và mới mẻ đối với doanh nghiệp xi măng Việt Nam. Bởi tính cạnh tranh của thị trường xi măng khu vực và thế giới gay gắt. Bên cạnh đó, các điều kiện logistics trong nước còn yếu kém khi phần lớn các nhà máy xi măng đều ở sâu trong nội địa, thiếu cảng nước sâu…
“Xuất khẩu là công việc mới mẻ, nhưng các doanh nghiệp xi măng Việt Nam lại thiếu hợp tác với nhau mà còn cạnh tranh gay gắt, không lành mạnh nên bị các nhà nhập khẩu nước ngoài ép giá, gây thiệt hại chung cho toàn ngành”, VNCA nhận xét.
Khó khăn từ thị trường nội địa suy giảm dẫn tới giá xi măng không tăng, ngược lại còn giảm giá. Thực tế, qua các hình thức khuyến mại, 6 tháng đầu năm giá bán mỗi tấn xi măng giảm từ 50.000 - 100.000 đồng/tấn.
Trong khi đó giá đầu vào như điện, than vẫn tiếp tục tăng nên xi măng càng gặp khó khăn. Từ năm 2008 đến nay giá bình quân 1 tấn than 4A bán cho xi măng đã tăng 5,5 lần, tương đương 550%, từ 380.000 đồng/tấn lên 2,087 triệu đồng/tấn. Còn giá điện, từ năm 2009 đến nay, giá bình quân 1 kWh điện bán cho xi măng tăng 1,45 lần, tương đương 1,45%, từ 948 đồng/kWh lên 1.369 đồng/kWh.
Còn từ năm 2009 đến nay, giá bình quân 1 tấn xi măng tại miền Bắc chỉ tăng 44% từ 900.000 đồng/tấn lên 1,3 triệu đồng/tấn, còn tại miền Nam chỉ tăng 33%, từ 1,2 triệu đồng/tấn lên 1,6 triệu đồng/tấn.
Theo Bộ Công Thương, giá bán xi măng đầu nguồn tại các đơn vị trực thuộc và liên doanh với Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam duy trì ổn định từ đầu năm đến nay và dự báo trong tháng tới giá xi măng tiếp tục ổn định.
Với những khó khăn của ngành được đánh giá là nghiêm trọng, VNCA tiếp tục kiến nghị với Chính phủ được giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) từ 10% xuống còn 5% và miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp xi măng.
Trước đó, VNCA cũng đã có văn bản kiến nghị với Chính phủ và Quốc hội có những tháo gỡ cụ thể giúp các doanh nghiệp xi măng giải quyết những khó khăn về tài chính, như giãn nợ các khoản vay nước ngoài, khoanh nợ, lùi thời hạn trả nợ các khoản vay trong nước đã đến hạn,…
Phía Bộ Công thương đề nghị Bộ Xây dựng rà soát lại quy hoạch phát triển xi măng cho phù hợp với nhu cầu xi măng trong những năm tới.
Bởi, công suất thiết kế của các nhà máy sản xuất xi măng hiện đã vượt quá nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Tính đến hết quý 2/2012, dự kiến công suất thiết kế đạt 70 triệu tấn/năm, trong khi nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu năm 2012 dự kiến chỉ khoảng 53 – 55 triệu tấn.