Ngất ngưởng giá thuê văn phòng tại Myanmar
Myanmar đã mở cửa, nhưng giá bất động sản ở nước này lại quá “chát”
Giá bất động sản cho thuê cao ngất ngưởng ở Myanmar là một rào cản không nhỏ đối với các công ty nước ngoài muốn vào nước này làm ăn.
Theo báo Wall Street Journal, trước kia, các công ty nước ngoài muốn nhảy vào thị trường Myanmar vấp phải các lệnh trừng phạt quốc tế nhằm vào nước này hoặc bị chính quyền quân sự của Myanmar khi đó o bế. Đến nay, Myanmar đã mở cửa, nhưng giá bất động sản ở nước này lại quá “chát”.
Dữ liệu từ công ty bất động sản Colliers International cho thấy, giá cho thuê văn phòng cao cấp tại vị trí đắc địa ở Yangon, cố đô đồng thời là trung tâm kinh tế-tài chính của Myanmar, hiện ở mức cao nhất trong khu vực Đông Nam Á, lên tới 78 USD/m2/tháng. Trong khi đó, giá thuê văn phòng tương tự ở một thị trường phát triển bùng nổ như thủ đô Jakarta của Indonesia cũng chỉ ở mức 24 USD/m2/tháng.
Ngay cả ở quận Manhattan, New York, Mỹ, mức giá thuê trung bình cũng thấp hơn, chưa đầy 50 USD/tháng.
Nhà ở dịch vụ ở Yangon cũng đang rất thiếu nguồn cung, dẫn tới giá cho thuê tăng vọt, làm gia tăng chi phí sinh hoạt cho người nước ngoài tới làm việc ở đây. Các dự án mới xây thêm phải vài năm nữa mới sử dụng được. Một khách hàng của công ty môi giới nhà ở cao cấp Myanmar Deals Leasing mới đây đi thăm 3 căn hộ trước giờ ăn trưa, đến buổi chiều thì cả ba căn hộ đó đều đã bị người khác thuê mất.
Anh Peter Witton, một người nước ngoài làm việc trong công ty đầu tư và tư vấn Anthem Asia ở Yangon, cho biết đang tìm thuê một căn hộ mới. Anh cho biết, giá thuê căn hộ 1-2 phòng ngủ trong những tòa nhà chất lượng kém ở đây có giá lên tới 1.800 USD/tháng, tăng gấp 3 lần so với năm ngoái. “Khi đi tìm nhà, cảm giác thật là nản”, anh Witton cho biết.
Theo dự báo của Colliers, giá bất động sản ở Myanmar sẽ còn tăng cao hơn trong thời gian tới khi vốn đầu tư nước ngoài đổ vào quốc gia này ngày càng nhiều. Trong bối cảnh nhà ở vừa thiếu vừa đắt như vậy, nhiều người nước ngoài tới làm việc ở Myanmar không dám tính tới chuyện đưa gia đình tới sống cùng. Điều này có thể gây bất lợi cho các công ty nước ngoài thực hiện các dự án lớn ở Myanmar.
Một cuộc thăm dò do Hội đồng Thương mại Mỹ thực hiện cho thấy, trong số 470 lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ ở Đông Nam Á, 86% cho biết không hài lòng với mức giá cho thuê văn phòng và căn hộ ở Myanmar. 79% cho biết, giá cho thuê văn phòng là một mối lo lớn đối với công ty của họ ở Myanmar.
Cơn sốt văn phòng và nhà ở cho thuê ở Myanmar đem lại cơ hội “kiếm đậm” cho các nhà đầu tư bất động sản ở nước này. Do hệ thống ngân hàng còn chưa ổn định, thị trường chứng khoán và trái phiếu chưa có, nhiều người Myanmar giàu có xem bất động sản là nơi tốt nhất để rót vốn. Người nước ngoài không được mua đất trực tiếp ở Myanmar nên chỉ có thể đầu tư vào các dự án bất động sản ở nước này thông qua quan hệ đối tác với người địa phương.
Theo dự báo, tình trạng thiếu cung văn phòng và nhà cho thuê ở Myanmar sẽ còn tiếp diễn trong nhiều năm tới. Mặc dù vậy, cuộc thăm dò của Hội đồng Thương mại Mỹ cho thấy, 49% doanh nghiệp Mỹ ở Đông Nam Á vẫn có ý định mở rộng hoạt động sang Myanmar.
Theo báo Wall Street Journal, trước kia, các công ty nước ngoài muốn nhảy vào thị trường Myanmar vấp phải các lệnh trừng phạt quốc tế nhằm vào nước này hoặc bị chính quyền quân sự của Myanmar khi đó o bế. Đến nay, Myanmar đã mở cửa, nhưng giá bất động sản ở nước này lại quá “chát”.
Dữ liệu từ công ty bất động sản Colliers International cho thấy, giá cho thuê văn phòng cao cấp tại vị trí đắc địa ở Yangon, cố đô đồng thời là trung tâm kinh tế-tài chính của Myanmar, hiện ở mức cao nhất trong khu vực Đông Nam Á, lên tới 78 USD/m2/tháng. Trong khi đó, giá thuê văn phòng tương tự ở một thị trường phát triển bùng nổ như thủ đô Jakarta của Indonesia cũng chỉ ở mức 24 USD/m2/tháng.
Ngay cả ở quận Manhattan, New York, Mỹ, mức giá thuê trung bình cũng thấp hơn, chưa đầy 50 USD/tháng.
Nhà ở dịch vụ ở Yangon cũng đang rất thiếu nguồn cung, dẫn tới giá cho thuê tăng vọt, làm gia tăng chi phí sinh hoạt cho người nước ngoài tới làm việc ở đây. Các dự án mới xây thêm phải vài năm nữa mới sử dụng được. Một khách hàng của công ty môi giới nhà ở cao cấp Myanmar Deals Leasing mới đây đi thăm 3 căn hộ trước giờ ăn trưa, đến buổi chiều thì cả ba căn hộ đó đều đã bị người khác thuê mất.
Anh Peter Witton, một người nước ngoài làm việc trong công ty đầu tư và tư vấn Anthem Asia ở Yangon, cho biết đang tìm thuê một căn hộ mới. Anh cho biết, giá thuê căn hộ 1-2 phòng ngủ trong những tòa nhà chất lượng kém ở đây có giá lên tới 1.800 USD/tháng, tăng gấp 3 lần so với năm ngoái. “Khi đi tìm nhà, cảm giác thật là nản”, anh Witton cho biết.
Theo dự báo của Colliers, giá bất động sản ở Myanmar sẽ còn tăng cao hơn trong thời gian tới khi vốn đầu tư nước ngoài đổ vào quốc gia này ngày càng nhiều. Trong bối cảnh nhà ở vừa thiếu vừa đắt như vậy, nhiều người nước ngoài tới làm việc ở Myanmar không dám tính tới chuyện đưa gia đình tới sống cùng. Điều này có thể gây bất lợi cho các công ty nước ngoài thực hiện các dự án lớn ở Myanmar.
Một cuộc thăm dò do Hội đồng Thương mại Mỹ thực hiện cho thấy, trong số 470 lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ ở Đông Nam Á, 86% cho biết không hài lòng với mức giá cho thuê văn phòng và căn hộ ở Myanmar. 79% cho biết, giá cho thuê văn phòng là một mối lo lớn đối với công ty của họ ở Myanmar.
Cơn sốt văn phòng và nhà ở cho thuê ở Myanmar đem lại cơ hội “kiếm đậm” cho các nhà đầu tư bất động sản ở nước này. Do hệ thống ngân hàng còn chưa ổn định, thị trường chứng khoán và trái phiếu chưa có, nhiều người Myanmar giàu có xem bất động sản là nơi tốt nhất để rót vốn. Người nước ngoài không được mua đất trực tiếp ở Myanmar nên chỉ có thể đầu tư vào các dự án bất động sản ở nước này thông qua quan hệ đối tác với người địa phương.
Theo dự báo, tình trạng thiếu cung văn phòng và nhà cho thuê ở Myanmar sẽ còn tiếp diễn trong nhiều năm tới. Mặc dù vậy, cuộc thăm dò của Hội đồng Thương mại Mỹ cho thấy, 49% doanh nghiệp Mỹ ở Đông Nam Á vẫn có ý định mở rộng hoạt động sang Myanmar.