Ngày xuân ngâm chân để khỏe cả người
Từ dọn dẹp nhà cửa đón Tết đến chuẩn bị cỗ bàn cho những bữa sum họp gia đình và bạn bè... Tuy nhiên, chị em cũng nên dành chút thời gian cho bản thân để thư giãn bằng cách tự ngâm chân tại nhà, tạo thói quen cho đôi chân được nghỉ ngơi thường xuyên hơn...
Bàn chân có hơn 7.200 dây thần kinh, 2.000 tuyến nội tiết kết hợp với nhiều động mạch, tĩnh mạch. Bàn chân có 19 cơ bắp, 26 xương, 33 mạch máu, 107 dây chằng và 66 huyệt đạo quan trọng liên quan đến tất cả các bộ phận trong cơ thể. Chính vì thế, Đông y rất coi trọng đôi bàn chân, coi đó là trái tim thứ 2 của con người. Đối với chị em thường xuyên mang giày cao gót, ngồi lâu hay đứng nhiều, người bị viêm khớp dạng thấp... thì càng nên chú trọng đến việc chăm sóc đôi bàn chân.Từ lâu, Đông y đã biết sử dụng những thảo dược để tạo ra một loại nước ngâm chân có công dụng rất tốt với sức khỏe con người, thậm chí còn có thể chữa nhiều loại bệnh. Dần dần, phương pháp ngâm chân thảo dược này cũng bắt đầu xuất hiện và trở nên phổ biến tại Việt Nam, nhiều người coi đây là phương pháp thư giãn vừa thoải mái vừa tốt cho sức khỏe.Loại nước thuốc dùng để ngâm chân được bào chế từ nhiều loại thảo mộc, trong đó có những loại thảo mộc dễ tìm như: ngải cứu, lá lốt, thiên niên kiện, quế khấu... Khi trải qua quá trình đun nấu, các hoạt chất có trong dược liệu sẽ hòa tan trong nước hoặc tỏa ra hơi, tác động trực tiếp lên da và niêm mạc, hoặc ngấm vào trong niêm mạc phát huy tác dụng tốt cho cơ thể như: điều hòa sự lưu thông máu và dịch thể; giảm đau mỏi cơ; êm dịu thần kinh; chống stress.
Bàn chân có hơn 7.200 dây thần kinh, 2.000 tuyến nội tiết kết hợp với nhiều động mạch, tĩnh mạch. Bàn chân có 19 cơ bắp, 26 xương, 33 mạch máu, 107 dây chằng và 66 huyệt đạo quan trọng liên quan đến tất cả các bộ phận trong cơ thể. Chính vì thế, Đông y rất coi trọng đôi bàn chân, coi đó là trái tim thứ 2 của con người. Đối với chị em thường xuyên mang giày cao gót, ngồi lâu hay đứng nhiều, người bị viêm khớp dạng thấp... thì càng nên chú trọng đến việc chăm sóc đôi bàn chân.Từ lâu, Đông y đã biết sử dụng những thảo dược để tạo ra một loại nước ngâm chân có công dụng rất tốt với sức khỏe con người, thậm chí còn có thể chữa nhiều loại bệnh. Dần dần, phương pháp ngâm chân thảo dược này cũng bắt đầu xuất hiện và trở nên phổ biến tại Việt Nam, nhiều người coi đây là phương pháp thư giãn vừa thoải mái vừa tốt cho sức khỏe.Loại nước thuốc dùng để ngâm chân được bào chế từ nhiều loại thảo mộc, trong đó có những loại thảo mộc dễ tìm như: ngải cứu, lá lốt, thiên niên kiện, quế khấu... Khi trải qua quá trình đun nấu, các hoạt chất có trong dược liệu sẽ hòa tan trong nước hoặc tỏa ra hơi, tác động trực tiếp lên da và niêm mạc, hoặc ngấm vào trong niêm mạc phát huy tác dụng tốt cho cơ thể như: điều hòa sự lưu thông máu và dịch thể; giảm đau mỏi cơ; êm dịu thần kinh; chống stress.
Theo bác sĩ Hoàng Xuân Đại, nguyên chuyên viên cao cấp Bộ Y tế, các dược liệu dùng ngâm chân hay ngâm tắm là những loại dược liệu có công hiệu phục hồi cơ thể, làm thư giãn, mềm da, hay giảm căng cơ khỏi đau nhức. Bởi tùy vào mỗi loại dược liệu đều chứa các chất dinh dưỡng, tinh dầu giúp tác động đến da, thần kinh, huyệt đạo... từ đó tạo ra các tác dụng trên.Cụ thể các loại thảo mộc thường được dùng để ngâm chân, giúp thư giãn bao gồm hoa oải hương, hoa hồng, cúc la mã, hoa lạc tiên. Hay cúc la mã, oải hương và chanh có tác dụng làm giảm căng thẳng. Còn các loại thảo mộc có tác dụng phục hồi sức khỏe như chanh, khuynh diệp, bưởi và xạ hương. Hoặc tinh dầu bưởi trộn với tinh dầu oải hương dễ chịu và làm phục hồi cơ thể. Tương tự, rễ thục quỳ có tác dụng làm mền da khô. Lá hoa cúc la mã và hoa hồng giúp tạo hương thơm và làm mềm da... Các loại này khi sử dụng ngâm hay làm nước tắm sẽ thẩm thấu qua da vào cơ thể khiến có công dụng làm thư giãn, chống mệt mỏi hoặc dễ ngủ, làm đầu óc trở nên sảng khoái. Bên cạnh đó, người dùng có thể cho thêm với sữa hay rượu trắng sẽ giúp tránh dị ứng cho da.Thảo dược dùng để ngâm chân rất dễ mua trên thị trường dưới nhiều dạng bột, tinh dầu, nước, lá khô. Tuy nhiên, khi sử dụng nên bảo quản cẩn thận bởi các loại thảo dược dùng để ngâm chân rất dễ bị nấm mốc. Trong các loại cây, lá đều chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng, trong khi đó, môi trường và thời tiết ẩm thấp là điều kiện để vi khuẩn phát triển. Những ngày ẩm thấp, nồm, để khoảng 3 ngày sẽ có hiện tượng mốc xanh, đen. Mốc sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thảo dược, thậm chí biến thảo dược tốt cho sức khỏe trở nên độc hại. Vì thế, người sử dụng cần chú ý để tránh.
"Tuyệt đối không sử dụng thảo dược bị mốc vì độc tố của nấm mốc có thể ngấm vào cơ thể. Bằng mắt thường có thể phát hiện thảo dược bị mốc như có màu xanh, đỏ, đen, khi ngửi có mùi mốc hoặc hắc...", BS Hoàng Xuân Đại phân tích.ThS.BS Võ Tường Kha, trưởng khoa y học cổ truyền (Bệnh viện Y học thể thao Việt Nam) cũng cho hay, từ xưa đến nay người kinh doanh thuốc Bắc hay xông lưu huỳnh tạo ra khí Sunfurua để kháng nấm và diệt côn trùng khi thuốc bị mốc. Theo tiêu chuẩn, khí này chỉ được dùng với liều lượng cực thấp, khoảng 0,1%. Ngoài ra, người ta còn có thể dùng formandehyd để xông thuốc hay chất chống mỗi mọt ở gỗ để bảo quản. Cách này cũng gây độc cho người dùng tương tự như xông lưu huỳnh. Vì thế, để an toàn, người dùng nên rửa các thảo dược trước khi dùng.
Cách tự massage bàn chânNgâm chân khoảng 15 - 30 phút, sau đó tự massage chân bằng cách dùng lòng bàn tay xát mạnh và xoa tròn khắp lòng bàn chân, chú ý tìm những điểm có cảm giác đau. Sau đó dùng đầu ngón tay ấn dò tìm chính xác những điểm đau, ấn vào những điểm đau này xoay tròn 10 vòng xuôi, 10 vòng ngược. Riêng các ngón chân cần có thêm động tác bóp các cạnh ngón rồi vê tròn xoay quanh toàn ngón chân. Ngâm chân thảo dược và xoa bấm huyệt là phương pháp thư giãn, chữa bệnh đơn giản, rất hiệu quả, an toàn, dễ thực hiện và không hề tốn kém.