Người biểu tình Singapore đòi điều tra Thủ tướng Lý Hiển Long
Ở Singapore, đám đông khoảng 400 người là lớn bất thường đối với một cuộc biểu tình phản đối Chính phủ
Cuối tuần vừa rồi, khoảng 400 người biểu tình Singapore đã kêu gọi tiến hành một cuộc điều tra độc lập để xác định xem Thủ tướng Lý Hiển Long có lạm dụng quyền lực trong cuộc mâu thuẫn với hai người em ruột về ngôi nhà của cố Thủ tướng Lý Quang Diệu.
Hãng tin Reuters cho biết, cuộc biểu tình đã diễn ra tại Speakers’ Corner (Góc Diễn giả), đặt gần quận tài chính của của Singapore. Đây là nơi người dân nước này được phép nói lên ý kiến của mình về bất kỳ chủ đề nào mà họ muốn.
Các con của ông Lý Quang Diệu - vị Thủ tướng cầm quyền lâu năm nhất của Singapore, người đã qua đời vào năm 2015 - đang tranh cãi gay gắt về việc nên hay không phá bỏ căn nhà cũ của gia đình tại số 38 đường Oxley, hay để Chính phủ quyết định căn nhà này có được lập thành một khu di sản hay không.
Vụ mâu thuẫn được công khai trong một gia đình vốn là trung tâm của giới tinh hoa chính trị Singapore đã đặt ra những câu hỏi không mấy dễ chịu về đảo quốc sư tử - quốc gia từ lâu vẫn tự hào là hòn đá tảng về sự ổn định ở khu vực Đông Nam Á.
Thể hiện bất đồng chính kiến là điều hiếm gặp ở Singapore, nhưng mâu thuẫn trong đệ nhất gia đình đã tạo cơ hội để một số người tham gia cuộc biểu tình vào ngày thứ Bảy bày tỏ sự bất bình với nhà họ Lý - gia tộc đã đóng góp 2 trong số 3 nhà lãnh đạo của Singapore kể từ khi nước này giành độc lập vào năm 1965.
“Singapore thuộc về người Singapore, chứ không phải nhà họ Lý”, một tấm băng rôn lớn được căng trên sân khấu ở Speakers’ Corner viết.
Ở Singapore, đám đông khoảng 400 người là lớn bất thường đối với một cuộc biểu tình phản đối Chính phủ. Người biểu tình chủ yếu là những người ở độ tuổi trung niên và cuộc biểu tình đã được sự cho phép của nhà chức trách, nhưng không thấy có cảnh sát mặc quân phục xuất hiện tại nơi diễn ra biểu tình.
Đến nay, phe đối lập chính ở Singapore - với chỉ một vài ghế trong Quốc hội - gần như chưa có động thái gì để tranh thủ cuộc mâu thuẫn gây chấn động của gia đình Lý Hiển Long kể từ khi mâu thuẫn được công khai hồi giữa tháng 6.
Tuy nhiên, những người tổ chức cuộc biểu tình hôm thứ Bảy cho rằng cuộc điều trần tại Quốc hội Singapore mới đây về mâu thuẫn trên là một sự tẩy trắng sự thật. Trong cuộc điều trần đó, ông Lý Hiển Long nói rằng không có bằng chứng nào được phát hiện cho thấy ông lạm dụng quyền lực như những gì mà hai người em cáo buộc ông.
“Vụ việc gần đây giữa Lý Hiển Long và các em của ông ta không chỉ là vấn đề về di chúc của Lý Quang Diệu”, ông Osman Sulaiman, một doanh nhân kiêm nhà hoạt động chính trị, nói trước đám đông người biểu tình.
“Ở đây có một cáo buộc về lạm dụng quyền lực. Và cáo buộc này không đến từ một người dân thường nào, mà đến từ chính những người em của Thủ tướng, những người được tiếp cận với những thông tin mà công chúng không được tiếp cận”, ông Sulaiman nói trong tiếng vỗ tay và reo hò cổ vũ của đám đông.
Các nhà tổ chức biểu tình muốn Tổng thống Singapore mở một cuộc điều tra độc lập để xác định ông Lý Hiển Long có lạm dụng quyền lực hay không.
Hiện ông Lý Hiển Long và hai người em là ông Lý Hiển Dương và bà Lý Vỹ Linh đã kêu gọi ngừng tranh cãi nhằm giải quyết vấn đề một cách riêng tư. Tuy nhiên, trong tuyên bố mới nhất, hai người em của ông Lý Hiển Long vẫn tuyên bố sẽ cung cấp thêm bằng chứng về việc người anh trai lạm dụng quyền lực nếu có một cuộc điều tra độc lập được tiến hành.
Ông Lý Hiển Dương, người hiện nắm quyền sở hữu căn nhà cũ của ông Lý Quang Diệu, và bà Lý Vỹ Linh, người đang sống trong căn nhà này, muốn phá dỡ căn nhà theo di nguyện của người cha quá cố. Họ cho rằng ông Lý Hiển Long muốn giữ lại căn nhà vì mục đích riêng, trong khi ông Lý Hiển Long phủ nhận cáo buộc này.
Hãng tin Reuters cho biết, cuộc biểu tình đã diễn ra tại Speakers’ Corner (Góc Diễn giả), đặt gần quận tài chính của của Singapore. Đây là nơi người dân nước này được phép nói lên ý kiến của mình về bất kỳ chủ đề nào mà họ muốn.
Các con của ông Lý Quang Diệu - vị Thủ tướng cầm quyền lâu năm nhất của Singapore, người đã qua đời vào năm 2015 - đang tranh cãi gay gắt về việc nên hay không phá bỏ căn nhà cũ của gia đình tại số 38 đường Oxley, hay để Chính phủ quyết định căn nhà này có được lập thành một khu di sản hay không.
Vụ mâu thuẫn được công khai trong một gia đình vốn là trung tâm của giới tinh hoa chính trị Singapore đã đặt ra những câu hỏi không mấy dễ chịu về đảo quốc sư tử - quốc gia từ lâu vẫn tự hào là hòn đá tảng về sự ổn định ở khu vực Đông Nam Á.
Thể hiện bất đồng chính kiến là điều hiếm gặp ở Singapore, nhưng mâu thuẫn trong đệ nhất gia đình đã tạo cơ hội để một số người tham gia cuộc biểu tình vào ngày thứ Bảy bày tỏ sự bất bình với nhà họ Lý - gia tộc đã đóng góp 2 trong số 3 nhà lãnh đạo của Singapore kể từ khi nước này giành độc lập vào năm 1965.
“Singapore thuộc về người Singapore, chứ không phải nhà họ Lý”, một tấm băng rôn lớn được căng trên sân khấu ở Speakers’ Corner viết.
Ở Singapore, đám đông khoảng 400 người là lớn bất thường đối với một cuộc biểu tình phản đối Chính phủ. Người biểu tình chủ yếu là những người ở độ tuổi trung niên và cuộc biểu tình đã được sự cho phép của nhà chức trách, nhưng không thấy có cảnh sát mặc quân phục xuất hiện tại nơi diễn ra biểu tình.
Đến nay, phe đối lập chính ở Singapore - với chỉ một vài ghế trong Quốc hội - gần như chưa có động thái gì để tranh thủ cuộc mâu thuẫn gây chấn động của gia đình Lý Hiển Long kể từ khi mâu thuẫn được công khai hồi giữa tháng 6.
Tuy nhiên, những người tổ chức cuộc biểu tình hôm thứ Bảy cho rằng cuộc điều trần tại Quốc hội Singapore mới đây về mâu thuẫn trên là một sự tẩy trắng sự thật. Trong cuộc điều trần đó, ông Lý Hiển Long nói rằng không có bằng chứng nào được phát hiện cho thấy ông lạm dụng quyền lực như những gì mà hai người em cáo buộc ông.
“Vụ việc gần đây giữa Lý Hiển Long và các em của ông ta không chỉ là vấn đề về di chúc của Lý Quang Diệu”, ông Osman Sulaiman, một doanh nhân kiêm nhà hoạt động chính trị, nói trước đám đông người biểu tình.
“Ở đây có một cáo buộc về lạm dụng quyền lực. Và cáo buộc này không đến từ một người dân thường nào, mà đến từ chính những người em của Thủ tướng, những người được tiếp cận với những thông tin mà công chúng không được tiếp cận”, ông Sulaiman nói trong tiếng vỗ tay và reo hò cổ vũ của đám đông.
Các nhà tổ chức biểu tình muốn Tổng thống Singapore mở một cuộc điều tra độc lập để xác định ông Lý Hiển Long có lạm dụng quyền lực hay không.
Hiện ông Lý Hiển Long và hai người em là ông Lý Hiển Dương và bà Lý Vỹ Linh đã kêu gọi ngừng tranh cãi nhằm giải quyết vấn đề một cách riêng tư. Tuy nhiên, trong tuyên bố mới nhất, hai người em của ông Lý Hiển Long vẫn tuyên bố sẽ cung cấp thêm bằng chứng về việc người anh trai lạm dụng quyền lực nếu có một cuộc điều tra độc lập được tiến hành.
Ông Lý Hiển Dương, người hiện nắm quyền sở hữu căn nhà cũ của ông Lý Quang Diệu, và bà Lý Vỹ Linh, người đang sống trong căn nhà này, muốn phá dỡ căn nhà theo di nguyện của người cha quá cố. Họ cho rằng ông Lý Hiển Long muốn giữ lại căn nhà vì mục đích riêng, trong khi ông Lý Hiển Long phủ nhận cáo buộc này.