Thủ tướng Singapore muốn tránh đưa mâu thuẫn gia đình ra tòa
“Trong điều kiện bình thường... tôi lẽ ra đã kiện ngay lập tức”, ông Lý Hiển Long nói về hai người em ruột
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long ngày 3/7 nói rằng ông muốn tránh kiện em trai và em gái ruột về hành vi gây mất danh dự người khác. Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh đệ nhất gia đình của đảo quốc sư tử bị lộ mâu thuẫn lớn liên quan đến căn nhà của cố Thủ tướng Lý Quang Diệu, trong đó hai người em cáo buộc ông Lý Hiển Long lạm dụng quyền lực.
Xung đột giữa những người con của ông Lý Quang Diệu, nhà lãnh đạo đầu tiên của Singapore, đã trở thành tâm điểm chú ý của dư luận nước này kể từ giữa tháng 6, sau khi hai người em là ông Lý Hiển Dương và bà Lý Vĩ Linh dùng một loạt bài viết trên mạng xã hội để công khai chỉ trích người anh trai là Lý Hiển Long.
“Trong điều kiện bình thường, mà thực ra là trong bất kỳ tình huống nào dễ hình dung hơn những gì đang diễn ra, tôi lẽ ra đã kiện ngay lập tức”, ông Lý Hiển Long nói trong một cuộc họp đặc biệt hiếm gặp của Quốc hội Singapore, trước khi trả lời câu hỏi của các nghị sỹ.
Hãng tin Reuters cho biết bất kỳ hành động kiện tụng nào sẽ “càng bôi nhọ thêm tên tuổi của cha mẹ tôi”, trong khi các thủ tục pháp lý kéo dài sẽ gây phân tâm và căng thẳng cho người dân Singapore.
“Bởi vậy, đem cuộc chiến này tới tòa án không thể là lựa chọn được ưu tiên của tôi”, Reuters dẫn lời ông Lý Hiển Long.
Ông Lý Hiển Dương và bà Lý Vĩ Linh cho rằng ông Lý Hiển Long đã lạm dụng quyền lực trong tranh chấp xung quanh căn nhà cũ của gia đình ở số 38 đường Oxley. Hai người này cũng bày tỏ lo ngại rằng ông Lý Hiển Long sẽ sử dụng các cơ quan nhà nước để chống lại họ.
Ông Lý Hiển Dương đã tuyên bố sẽ cùng vợ là luật sư Lee Suet Fern rời khởi Singapore vì họ cảm thấy bị theo dõi chặt chẽ và rất không được chào đón.
Ông Lý Hiển Long cương quyết phủ nhận những cáo buộc này, và nói rằng ông rất thất vọng trước việc hai người em công khai những chuyện riêng tư của gia đình.
Phiên họp Quốc hội ngày 3/7 là đặc biệt ở Singapore, một đảo quốc nhỏ bé nhưng giàu có vốn tự hào là hòn đá tảng của sự ổn định ở Đông Nam Á. Cáo buộc lạm dụng đã buộc ông Lý Hiển Long phải kêu gọi cuộc họp đặc biệt này nhằm bảo vệ sự chính trực của chính phủ do ông cầm quyền. Theo dự kiến, hơn 30 nghị sỹ sẽ đặt câu hỏi với ông Lý Hiển Long trong phiên họp diễn ra trong hai ngày thứ Hai và thứ Ba.
Trong một bài viết đăng trên mạng Facebook vào cuối tuần vừa rồi, ông Lý Hiển Dương nói Quốc hội là một nơi không phù hợp để nói về mâu thuẫn đang diễn ra, bởi ông Lý Hiển Long có thể được bảo vệ về mặt pháp lý bởi “đặc quyền Quốc hội” để nói những gì mà ông muốn nói.
Ông Lý Hiển Dương và bà Lý Vĩ Linh nói họ muốn tôn trọng di nguyện của người cha quá cố như được viết trong di chúc rằng ngôi nhà cũ của gia đình phải được phá dỡ sau khi bà Lý Vĩ Linh thôi không sống ở đó nữa thay vì biến ngôi nhà thành một dạng bảo tàng.
Ông Lý Hiển Long đã đặt câu hỏi xung quanh di chúc của người cha, trong khi một ủy ban của Chính phủ Singapore đang xem xét liệu căn nhà cũ của gia đình họ Lý có thể được chuyển thành một khu di sản hay không.
Ông Lý Hiển Long đã nói quan điểm của ông là căn nhà nên được phá dỡ theo di nguyện của ông Lý Quang Diệu, nhưng quyết định cuối cùng nằm ở Chính phủ. Hai người em nghi ngờ ông Lý Hiển Long không trung thực và cho rằng ông muốn giữ lại ngôi nhà vì mục đích chính trị. Ông Lý Hiển Long cương quyết bác bỏ cáo buộc này.
“Về ngôi nhà, và việc nó tiếp tục tồn tại sẽ tăng cường quyền lực của tôi trên cương vị Thủ tướng như thế nào, nếu tôi cần một ngôi nhà kỳ diệu như vậy để củng cố quyền lực dù tôi đã là Thủ tướng của các bạn suốt 13 năm, thì tôi hẳn phải ở một đất nước khá buồn”, ông Lý Hiển Long nói. “Và nếu có điều kỳ diệu như vậy xảy ra, thì Singapore hẳn phải là một đất nước thậm chí còn buồn hơn nữa”.
Xung đột giữa những người con của ông Lý Quang Diệu, nhà lãnh đạo đầu tiên của Singapore, đã trở thành tâm điểm chú ý của dư luận nước này kể từ giữa tháng 6, sau khi hai người em là ông Lý Hiển Dương và bà Lý Vĩ Linh dùng một loạt bài viết trên mạng xã hội để công khai chỉ trích người anh trai là Lý Hiển Long.
“Trong điều kiện bình thường, mà thực ra là trong bất kỳ tình huống nào dễ hình dung hơn những gì đang diễn ra, tôi lẽ ra đã kiện ngay lập tức”, ông Lý Hiển Long nói trong một cuộc họp đặc biệt hiếm gặp của Quốc hội Singapore, trước khi trả lời câu hỏi của các nghị sỹ.
Hãng tin Reuters cho biết bất kỳ hành động kiện tụng nào sẽ “càng bôi nhọ thêm tên tuổi của cha mẹ tôi”, trong khi các thủ tục pháp lý kéo dài sẽ gây phân tâm và căng thẳng cho người dân Singapore.
“Bởi vậy, đem cuộc chiến này tới tòa án không thể là lựa chọn được ưu tiên của tôi”, Reuters dẫn lời ông Lý Hiển Long.
Ông Lý Hiển Dương và bà Lý Vĩ Linh cho rằng ông Lý Hiển Long đã lạm dụng quyền lực trong tranh chấp xung quanh căn nhà cũ của gia đình ở số 38 đường Oxley. Hai người này cũng bày tỏ lo ngại rằng ông Lý Hiển Long sẽ sử dụng các cơ quan nhà nước để chống lại họ.
Ông Lý Hiển Dương đã tuyên bố sẽ cùng vợ là luật sư Lee Suet Fern rời khởi Singapore vì họ cảm thấy bị theo dõi chặt chẽ và rất không được chào đón.
Ông Lý Hiển Long cương quyết phủ nhận những cáo buộc này, và nói rằng ông rất thất vọng trước việc hai người em công khai những chuyện riêng tư của gia đình.
Phiên họp Quốc hội ngày 3/7 là đặc biệt ở Singapore, một đảo quốc nhỏ bé nhưng giàu có vốn tự hào là hòn đá tảng của sự ổn định ở Đông Nam Á. Cáo buộc lạm dụng đã buộc ông Lý Hiển Long phải kêu gọi cuộc họp đặc biệt này nhằm bảo vệ sự chính trực của chính phủ do ông cầm quyền. Theo dự kiến, hơn 30 nghị sỹ sẽ đặt câu hỏi với ông Lý Hiển Long trong phiên họp diễn ra trong hai ngày thứ Hai và thứ Ba.
Trong một bài viết đăng trên mạng Facebook vào cuối tuần vừa rồi, ông Lý Hiển Dương nói Quốc hội là một nơi không phù hợp để nói về mâu thuẫn đang diễn ra, bởi ông Lý Hiển Long có thể được bảo vệ về mặt pháp lý bởi “đặc quyền Quốc hội” để nói những gì mà ông muốn nói.
Ông Lý Hiển Dương và bà Lý Vĩ Linh nói họ muốn tôn trọng di nguyện của người cha quá cố như được viết trong di chúc rằng ngôi nhà cũ của gia đình phải được phá dỡ sau khi bà Lý Vĩ Linh thôi không sống ở đó nữa thay vì biến ngôi nhà thành một dạng bảo tàng.
Ông Lý Hiển Long đã đặt câu hỏi xung quanh di chúc của người cha, trong khi một ủy ban của Chính phủ Singapore đang xem xét liệu căn nhà cũ của gia đình họ Lý có thể được chuyển thành một khu di sản hay không.
Ông Lý Hiển Long đã nói quan điểm của ông là căn nhà nên được phá dỡ theo di nguyện của ông Lý Quang Diệu, nhưng quyết định cuối cùng nằm ở Chính phủ. Hai người em nghi ngờ ông Lý Hiển Long không trung thực và cho rằng ông muốn giữ lại ngôi nhà vì mục đích chính trị. Ông Lý Hiển Long cương quyết bác bỏ cáo buộc này.
“Về ngôi nhà, và việc nó tiếp tục tồn tại sẽ tăng cường quyền lực của tôi trên cương vị Thủ tướng như thế nào, nếu tôi cần một ngôi nhà kỳ diệu như vậy để củng cố quyền lực dù tôi đã là Thủ tướng của các bạn suốt 13 năm, thì tôi hẳn phải ở một đất nước khá buồn”, ông Lý Hiển Long nói. “Và nếu có điều kỳ diệu như vậy xảy ra, thì Singapore hẳn phải là một đất nước thậm chí còn buồn hơn nữa”.