Nguội dần cơn sốt năng lượng ethanol
Cơn sốt năng lượng ethanol tại Mỹ trong những năm gần đây có vẻ như đang dần lắng xuống
Cơn sốt năng lượng ethanol tại Mỹ trong những năm gần đây - với sự bùng nổ số lượng các nhà máy chưng cất, giá ngô cao kỷ lục, giá lương thực tăng cao và niềm hy vọng về một tương lai mới cho những vùng nông thôn của nước Mỹ - có vẻ như đang dần lắng xuống.
Vấn đề phân phối
Cơn sốt ethanol bắt đầu vào năm 2005 khi Quốc hội Mỹ thông qua một đạo luật năng lượng yêu cầu sử dụng các loại nhiên liệu có thể tái sinh trong xăng, nhằm mục đích tăng lượng tiêu thụ nhiên liệu tái sinh tại nước này lên mức 7,5 tỷ gallon mỗi năm từ mức 3,5 tỷ USD/năm vào năm 2004.
Tuy nhiên, các nhà sản xuất ethanol Mỹ dường như đã làm “tốt” hơn rất nhiều so với yêu cầu của nhà chức trách. Dự báo, công suất của các nhà máy sản xuất ethanol tại Mỹ sẽ tăng lên mức 7,8 tỷ gallon vào cuối năm nay và 11,5 tỷ gallon vào năm 2009. Theo Hiệp hội Năng lượng tái sinh Mỹ, vào tháng 1/2005, số nhà máy ethanol ở Mỹ là 81 và hiện nay, con số này là 129.
Với chủ trương hào phóng ủng hộ ngành công nghiệp sản xuất ethanol, Chính phủ Mỹ hy vọng sẽ duy trì sự tăng trưởng sản lượng loại nhiên liệu này và lấy đó làm liều thuốc giải đối với sự phụ thuộc nặng nề của nước Mỹ vào dầu lửa nhập khẩu từ nước ngoài. Tuy nhiên, sự mở rộng thái quá và quy hoạch yếu kém trong lĩnh này đã làm dấy lên những câu hỏi về khả năng đáp ứng những hy vọng của Tổng thống Bush cũng như các nhà hoạch định chính sách khác của Mỹ.
Mới chỉ năm ngoái, nông dân Mỹ nói về việc sản xuất ethanol như một cuộc đổ xô đi tìm vàng và rất vui mừng khi giá ethanol cũng như giá ngô liên tục lập kỷ lục mới. Tuy nhiên, do các công ty và các hợp tác xã nông nghiệp tại nước này đã không tính toán kỹ khi ồ ạt xây dựng các nhà máy chưng cất loại nhiên liệu này, thị trường ethanol hiện đang ở trong tình trạng thừa cung quá mức.
Vấn đề nan giải nhất hiện nay là các phương tiện để phân phối ethanol không thể đuổi kịp tốc độ phát triển của các nhà máy. Bởi thế, kể từ tháng 5 vừa qua, giá ethanol ở Mỹ đã giảm 30% và đặc biệt giảm mạnh trong những tuần gần đây. “Hồi kết của cơn lốc ethanol có thể đang đến rất gần. Đây là một thời điểm nguy hiểm đối với những ai đầu tư vào loại nhiên liệu này”, Neil E. Harl, một giáo sư kinh tế tại Đại học Iowa nói.
Còn Mark Frannnery, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu cổ phiếu năng lượng của Credit Suisse thì nhận định: “Nếu nguồn cung ethanol tiếp tục tăng trong 12 tháng tới, việc tìm đầu ra sẽ thực sự là một thử thách.”
Do ethanol có tính ăn mòn và có thể hòa lẫn với nước và các tạp chất, người ta không thể vận chuyển loại nhiên liệu này qua hệ thống đường ống nhiên liệu mà phải dùng tới tàu hỏa, xe tải và xà lan. Và hệ thống vận tải đắt đỏ này cũng không thể bắt kịp với sự phát triển nhanh chóng của hoạt động sản xuất ethanol.
Trong một nghiên cứu mới đây, Bộ Nông nghiệp Mỹ cảnh báo rằng, nhiều vấn đề trong chuỗi cung cấp có thể cản trở sự phát triển của ngành sản xuất ethanol. Đặc biệt, số lượng toa xe chở ethanol phải tăng từ 10.000 toa trong quý 3/2005 lên mức 36.166 toa vào quý 1 năm nay. Mà theo nhiều chuyên gia, con số này chắc chắn không thể đạt được trong thời gian ngắn như vậy.
Bên cạnh đó, mới chỉ có 1.000 trong tổng số 179.000 trạm bán xăng trên khắp nước Mỹ có bán xăng E85, một loại nhiên liệu có chứa 85% ethanol và 15% xăng nhằm vào đối tượng khách hàng là 5 triệu xe chạy nhiên liệu hỗn hợp có thể sử dụng nhiên liệu có hàm lượng ethanol cao.
“Kẹt” giữa ngô và ethanol
Tình trạng thừa cung đang là nỗi lo sợ của các công ty ethanol. Ở phía Bắc của Iowa, bang nằm sâu trong khu vực sản xuất nhiều ngô nhất nước Mỹ, nông dân và giám đốc các công ty ethanol đang tìm cách cắt giảm chi phí và cân nhắc lựa chọn của họ trong trường hợp tình hình trở nên tồi tệ hơn.
“Chúng tôi không thể biết giá ethanol cuối cùng sẽ ở mức nào. Rất có thể, mức giá hiện nay sẽ còn đi xuống hơn nữa,” Rick Brehm, chủ tịch kiêm CEO của công ty năng lượng Lincolnway Energy chuyên sản xuất ethanol nói.
Theo Brehm, kể từ khi nhà máy của công ty ông khởi công vào năm 2005, giá ethanol đã giảm từ 2 USD/gallon xuống còn 1,55 USD/gallon. Trong khi đó giá ngô, loại nguyên liệu chiếm 70% giá thành sản xuất nhiên liệu ethanol) đã tăng tới mức 3,27% một giạ từ mức 1,60 USD/giạ. “Chúng tôi bị kẹt giữa ngô và ethanol và hiện đang rất lo lắng về hướng đi sắp tới của công ty”, ông nói.
Trước đây, Lincolnway gần như là công ty sản xuất ethanol duy nhất trong vùng. Nhưng hiện nay, một số nhà máy khác đã đi vào hoạt động, khiến nguồn cung tăng, tạo điều kiện cho các công ty pha xăng với ethanol ép giá ethanol, trong khi nông dân thì lại đòi giá ngô cao hơn.
Giá ethanol tại các bang của Mỹ cũng rất khác nhau. Chẳng hạn, đầu tuần trước, giá ethanol ở New York là 2,42 USD/gallon, còn ở Iowa là 1,77 USD/gallon. Nhìn chung, giá ethanol cao ở những địa phương xa khu vực sản xuất nông nghiệp ở vùng trung tâm phía Bắc nước Mỹ và ở những bang áp dụng các tiêu chuẩn môi trường khuyến khích việc sử dụng ethanol.
Tuy nhiên, có một số chuyên gia cho rằng, những vấn đề tồi tệ nhất đối với ngành công nghiệp ethanol chỉ là tạm thời và bị làm trầm trọng thêm bởi những cản trở trong việc vận chuyển ethanol từ vùng trung tâm của Mỹ ra những khu vực bờ biển của nước này, nơi nhu cầu đối với ethanol là cao nhất.
Mặt khác, các chuyên gia này cũng cho rằng, mặc dù một số nông dân đầu tư vào các nhà máy sản xuất ethanol đang phải chịu lỗ, phần lớn trong số họ vẫn hưởng lợi được từ giá ngô và các loại nông sản khác ở mức cao. Theo dự báo, giá cả của những mặt hàng này sẽ còn cao trong một thời gian nữa.
Dù gì đi chăng nữa, nhiều công ty cũng đã bắt đầu khép lại những kế hoạch mở rộng và hủy bỏ việc xây dựng nhà máy mới. Nhiều nhà phân tích dự báo, nếu giá ethanol tiếp tục hạ, sẽ diễn ra một làn sóng hợp nhất trong ngành công nghiệp này, và nhiều công ty nhỏ sẽ rời khỏi lĩnh vực này.
(Theo NYT)
Vấn đề phân phối
Cơn sốt ethanol bắt đầu vào năm 2005 khi Quốc hội Mỹ thông qua một đạo luật năng lượng yêu cầu sử dụng các loại nhiên liệu có thể tái sinh trong xăng, nhằm mục đích tăng lượng tiêu thụ nhiên liệu tái sinh tại nước này lên mức 7,5 tỷ gallon mỗi năm từ mức 3,5 tỷ USD/năm vào năm 2004.
Tuy nhiên, các nhà sản xuất ethanol Mỹ dường như đã làm “tốt” hơn rất nhiều so với yêu cầu của nhà chức trách. Dự báo, công suất của các nhà máy sản xuất ethanol tại Mỹ sẽ tăng lên mức 7,8 tỷ gallon vào cuối năm nay và 11,5 tỷ gallon vào năm 2009. Theo Hiệp hội Năng lượng tái sinh Mỹ, vào tháng 1/2005, số nhà máy ethanol ở Mỹ là 81 và hiện nay, con số này là 129.
Với chủ trương hào phóng ủng hộ ngành công nghiệp sản xuất ethanol, Chính phủ Mỹ hy vọng sẽ duy trì sự tăng trưởng sản lượng loại nhiên liệu này và lấy đó làm liều thuốc giải đối với sự phụ thuộc nặng nề của nước Mỹ vào dầu lửa nhập khẩu từ nước ngoài. Tuy nhiên, sự mở rộng thái quá và quy hoạch yếu kém trong lĩnh này đã làm dấy lên những câu hỏi về khả năng đáp ứng những hy vọng của Tổng thống Bush cũng như các nhà hoạch định chính sách khác của Mỹ.
Mới chỉ năm ngoái, nông dân Mỹ nói về việc sản xuất ethanol như một cuộc đổ xô đi tìm vàng và rất vui mừng khi giá ethanol cũng như giá ngô liên tục lập kỷ lục mới. Tuy nhiên, do các công ty và các hợp tác xã nông nghiệp tại nước này đã không tính toán kỹ khi ồ ạt xây dựng các nhà máy chưng cất loại nhiên liệu này, thị trường ethanol hiện đang ở trong tình trạng thừa cung quá mức.
Vấn đề nan giải nhất hiện nay là các phương tiện để phân phối ethanol không thể đuổi kịp tốc độ phát triển của các nhà máy. Bởi thế, kể từ tháng 5 vừa qua, giá ethanol ở Mỹ đã giảm 30% và đặc biệt giảm mạnh trong những tuần gần đây. “Hồi kết của cơn lốc ethanol có thể đang đến rất gần. Đây là một thời điểm nguy hiểm đối với những ai đầu tư vào loại nhiên liệu này”, Neil E. Harl, một giáo sư kinh tế tại Đại học Iowa nói.
Còn Mark Frannnery, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu cổ phiếu năng lượng của Credit Suisse thì nhận định: “Nếu nguồn cung ethanol tiếp tục tăng trong 12 tháng tới, việc tìm đầu ra sẽ thực sự là một thử thách.”
Do ethanol có tính ăn mòn và có thể hòa lẫn với nước và các tạp chất, người ta không thể vận chuyển loại nhiên liệu này qua hệ thống đường ống nhiên liệu mà phải dùng tới tàu hỏa, xe tải và xà lan. Và hệ thống vận tải đắt đỏ này cũng không thể bắt kịp với sự phát triển nhanh chóng của hoạt động sản xuất ethanol.
Trong một nghiên cứu mới đây, Bộ Nông nghiệp Mỹ cảnh báo rằng, nhiều vấn đề trong chuỗi cung cấp có thể cản trở sự phát triển của ngành sản xuất ethanol. Đặc biệt, số lượng toa xe chở ethanol phải tăng từ 10.000 toa trong quý 3/2005 lên mức 36.166 toa vào quý 1 năm nay. Mà theo nhiều chuyên gia, con số này chắc chắn không thể đạt được trong thời gian ngắn như vậy.
Bên cạnh đó, mới chỉ có 1.000 trong tổng số 179.000 trạm bán xăng trên khắp nước Mỹ có bán xăng E85, một loại nhiên liệu có chứa 85% ethanol và 15% xăng nhằm vào đối tượng khách hàng là 5 triệu xe chạy nhiên liệu hỗn hợp có thể sử dụng nhiên liệu có hàm lượng ethanol cao.
“Kẹt” giữa ngô và ethanol
Tình trạng thừa cung đang là nỗi lo sợ của các công ty ethanol. Ở phía Bắc của Iowa, bang nằm sâu trong khu vực sản xuất nhiều ngô nhất nước Mỹ, nông dân và giám đốc các công ty ethanol đang tìm cách cắt giảm chi phí và cân nhắc lựa chọn của họ trong trường hợp tình hình trở nên tồi tệ hơn.
“Chúng tôi không thể biết giá ethanol cuối cùng sẽ ở mức nào. Rất có thể, mức giá hiện nay sẽ còn đi xuống hơn nữa,” Rick Brehm, chủ tịch kiêm CEO của công ty năng lượng Lincolnway Energy chuyên sản xuất ethanol nói.
Theo Brehm, kể từ khi nhà máy của công ty ông khởi công vào năm 2005, giá ethanol đã giảm từ 2 USD/gallon xuống còn 1,55 USD/gallon. Trong khi đó giá ngô, loại nguyên liệu chiếm 70% giá thành sản xuất nhiên liệu ethanol) đã tăng tới mức 3,27% một giạ từ mức 1,60 USD/giạ. “Chúng tôi bị kẹt giữa ngô và ethanol và hiện đang rất lo lắng về hướng đi sắp tới của công ty”, ông nói.
Trước đây, Lincolnway gần như là công ty sản xuất ethanol duy nhất trong vùng. Nhưng hiện nay, một số nhà máy khác đã đi vào hoạt động, khiến nguồn cung tăng, tạo điều kiện cho các công ty pha xăng với ethanol ép giá ethanol, trong khi nông dân thì lại đòi giá ngô cao hơn.
Giá ethanol tại các bang của Mỹ cũng rất khác nhau. Chẳng hạn, đầu tuần trước, giá ethanol ở New York là 2,42 USD/gallon, còn ở Iowa là 1,77 USD/gallon. Nhìn chung, giá ethanol cao ở những địa phương xa khu vực sản xuất nông nghiệp ở vùng trung tâm phía Bắc nước Mỹ và ở những bang áp dụng các tiêu chuẩn môi trường khuyến khích việc sử dụng ethanol.
Tuy nhiên, có một số chuyên gia cho rằng, những vấn đề tồi tệ nhất đối với ngành công nghiệp ethanol chỉ là tạm thời và bị làm trầm trọng thêm bởi những cản trở trong việc vận chuyển ethanol từ vùng trung tâm của Mỹ ra những khu vực bờ biển của nước này, nơi nhu cầu đối với ethanol là cao nhất.
Mặt khác, các chuyên gia này cũng cho rằng, mặc dù một số nông dân đầu tư vào các nhà máy sản xuất ethanol đang phải chịu lỗ, phần lớn trong số họ vẫn hưởng lợi được từ giá ngô và các loại nông sản khác ở mức cao. Theo dự báo, giá cả của những mặt hàng này sẽ còn cao trong một thời gian nữa.
Dù gì đi chăng nữa, nhiều công ty cũng đã bắt đầu khép lại những kế hoạch mở rộng và hủy bỏ việc xây dựng nhà máy mới. Nhiều nhà phân tích dự báo, nếu giá ethanol tiếp tục hạ, sẽ diễn ra một làn sóng hợp nhất trong ngành công nghiệp này, và nhiều công ty nhỏ sẽ rời khỏi lĩnh vực này.
(Theo NYT)