Người dẫn đầu cuộc chiến cải thiện hình ảnh hàng Trung Quốc
Sau làn sóng tẩy chay hàng “Made in China”, Trung Quốc quyết định đã đến lúc phải lấy lại hình ảnh cho hàng hóa của nước này
Sau làn sóng tẩy chay hàng “Made in China” diễn ra mạnh mẽ khắp thế giới thời gian vừa qua, Trung Quốc quyết định đã đến lúc phải lấy lại hình ảnh cho hàng hóa của nước này.
>>Tổng phản công bảo vệ “Made in China”
Người lãnh đạo được giao nhiệm vụ gian nan này của Trung Quốc chính là Phó thủ tướng Ngô Nghi.
Với thái độ lịch thiệp và thân thiện, người phụ nữ 68 tuổi này có thể khiến nhiều người bất ngờ vì những nhiệm vụ khó khăn, to lớn mà bà từng gánh vác. Trong những năm qua, bà Ngô Nghi đã xóa đi hình ảnh của một Trung Quốc gắn với đại dịch SARS và đi đầu trong cuộc chiến chống căn bệnh AIDS. Bà cũng là người lãnh đạo cuộc đàm phán thương mại nhiều thử thách với Washington và thúc đẩy những nỗ lực của Trung Quốc trong lĩnh vực bảo hộ bản quyền.
Hiện bà Ngô Nghi đang nắm giữ vị trí người đứng đầu nhóm công tác quốc gia quản lý an toàn thực phẩm và dược phẩm mới được thành lập của Trung Quốc. Mặc dù, có nguồn tin cho rằng, bà Ngô Nghi dự định sẽ rời ghế Phó thủ tướng sau Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 10 tới, phần lớn mọi người vẫn mong bà tiếp tục dẫn đầu chiến dịch cải thiện chất lượng hàng hóa.
James M. Zimmerman, Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ tại Trung Quốc nói: “Bà Ngô Nghi rất giỏi. Nếu bà ấy không làm được việc này thì không ai có thể làm được.”
Có một câu hỏi đặt ra là, liệu việc lấy lại niềm tin của người tiêu dùng trên thế giới đối với hàng Trung Quốc có phải là một nhiệm vụ dễ dàng? Với hơn 5.000 công ty dược phẩm, 450.000 công ty chế biến thực phẩm, hàng chục nghìn công ty xuất khẩu nhỏ ở Trung Quốc, chỉ các hoạt động thanh tra và giám sát thôi là chưa đủ. Vấn đề quan hệ công chúng trong công việc này cũng là một thử thách lớn, vì người tiêu dùng khắp thế giới hiện luôn đặt câu hỏi liệu hàng Trung Quốc giá rẻ có đáng tin cậy?
Bà Ngô Nghi đã khởi động nhanh chóng. Trong 3 tuần sau khi bà nhận nhiệm vụ, các cơ quan chức năng của Trung Quốc đã cấm việc sử dụng sơn có chứa chì trong các sản phẩm đồ chơi, đóng cửa 953 nhà máy chế biến thực phẩm không được cấp phép và hơn 2.000 nhà máy sản xuất hàng giả, đình chỉ giấy phép của 1.200 công ty sản xuất dược phẩm và thiết bị y tế.
Cũng giống như những gì đã làm trong cuộc chiến chống đại dịch SARS bốn năm trước đây, bà Ngô Nghi có thể sẽ phát động một chiến dịch toàn quốc thúc đẩy người dân trong công tác giám sát hàng hóa, tăng cường sự phối hợp giữa các bộ ngành và sa thải các quan chức chống lại sự thay đổi này.
Khi bắt tay vào nhiệm vụ mới này, bà Ngô Nghi đã nổi tiếng là một nhà đàm phán cứng rắn và luôn chú ý đến chi tiết của sự việc. Không sợ những công việc nguy hiểm, trong suốt thời kỳ chống dịch SARS, bà đã tham gia vào việc kiểm dịch hàng ngàn người nghi bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, bà cũng là một người hài hước và có thái độ vô tư. Bà thường dành cho những người như Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Henry M. Paulson một cái ôm thân mật trước khi ngồi xuống bàn thảo luận.
Bà Ngô Nghi theo học ngành kỹ thuật dầu lửa tại Học viện Dầu lửa Bắc Kinh và từng làm việc tại một nhà máy lọc dầu ở phía Tây trung Quốc. Bà đã trở thành một quan chức cao cấp trong lĩnh vực lọc dầu tại Mỹ - một thành công không nhỏ trong một lĩnh vực thường chỉ dành cho đàn ông. Sau đó, bà chuyển sang hoạt động trong lĩnh vực chính trị.
Vào đầu những năm 1990, bà giữ chức Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc . Sau đó, sự nghiệp chính trị của bà tiếp tục thăng hoa khi bà tham gia đàm phán thành công các hiệp định thương mại giữa Trung Quốc với Nga và Mỹ vào cuối những năm 1990, mở đường cho Trung Quốc tiến vào WTO. Bà được giới doanh nhân và các nhà ngoại giao nước ngoài kính trọng và ngưỡng mộ vì vốn hiểu biết sâu sắc.
“Bà Ngô Nghi đã thể hiện năng lực tuyệt vời trong các vấn đề kỹ thuật khó, trước hết là trong trong quá trình đàm phán gia nhập WTO của Trung Quốc,” Christian Murck, Giám đốc châu Á của Công ty APCO Worldwide Inc, một công ty tư vấn về truyền thông nhận xét.
Người nước ngoài cũng đánh giá cao việc bà dành sự chú ý cho những chi tiết nhỏ. Chẳng hạn, bà yêu cầu không phục vụ những món ăn địa phương như sên biển cho các vị khách phương Tây yếu bụng trong các bữa tiệc chính thức.
Gần đây nhất, bà là người đi đầu trong cuộc chiến chống hàng giả. Tháng 5/2004, bà được bổ nhiệm làm người đứng đầu một nhóm làm việc cao cấp trong vấn đề sở hữu trí tuệ với sự tham gia của 12 cơ quan Chính phủ. Những ai làm việc trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ đều ca ngợi bà Ngô Nghi về sự hăng hái của bà trong vấn đề chống vi phạm bản quyền - một thay đổi lớn trong quan điểm của Bắc Kinh.
Mặc dù bà Ngô Nghi đã nỗ lực nhiều nhưng tình trạng vi phạm bản quyền hiện còn phổ biến ở Trung Quốc. Đĩa DVD lậu và túi xách Louis Vuitton giả vẫn bày bán nhan nhản ở bất kỳ thành phố lớn nào vì chính quyền địa phương chưa có các biện pháp mạnh tay hơn nữa đối với các cơ sở sản xuất hàng giải. Và đó lại là một thử thách nữa mà có lẽ bà Ngô Nghi sẽ phải đối mặt trong chiến dịch xóa bỏ tiếng xấu cho hàng Trung Quốc.
Không giống như trong đại dịch SARS, khi mà toàn bộ xã hội Trung Quốc cùng sẵn sàng cho việc chống bệnh, cuộc chiến chống hàng giả, kém chất lượng chắc chắn là cuộc chiến đi ngược lại những lợi ích đã bám rễ sâu của các địa phương, vì chính các địa phương phụ thuộc vào nguồn thuế do các công ty đóng góp.
“Chính quyền địa phương muốn bảo vệ lợi ích của riêng họ,” Jihong Sanderson, giám đốc một viện nghiên cứu về Trung Quốc tại Đại học California, người đã giúp đào tạo nhóm công tác về sở hữu trí tuệ của bà Ngô Nghi, nói.
Thực tế này đã cản trở việc giải quyết nhiều vấn đề khác ở Trung Quốc, từ thực thi luật bảo hộ sở hữu trí tuệ tới bảo vệ môi trường. Đồng thời, thực tế này cũng đồng nghĩa với việc, thử thách mới nhất cũng sẽ là thử thách lớn nhất đối với Phó thủ tướng Ngô Nghi.
(Theo Business Week)
>>Tổng phản công bảo vệ “Made in China”
Người lãnh đạo được giao nhiệm vụ gian nan này của Trung Quốc chính là Phó thủ tướng Ngô Nghi.
Với thái độ lịch thiệp và thân thiện, người phụ nữ 68 tuổi này có thể khiến nhiều người bất ngờ vì những nhiệm vụ khó khăn, to lớn mà bà từng gánh vác. Trong những năm qua, bà Ngô Nghi đã xóa đi hình ảnh của một Trung Quốc gắn với đại dịch SARS và đi đầu trong cuộc chiến chống căn bệnh AIDS. Bà cũng là người lãnh đạo cuộc đàm phán thương mại nhiều thử thách với Washington và thúc đẩy những nỗ lực của Trung Quốc trong lĩnh vực bảo hộ bản quyền.
Hiện bà Ngô Nghi đang nắm giữ vị trí người đứng đầu nhóm công tác quốc gia quản lý an toàn thực phẩm và dược phẩm mới được thành lập của Trung Quốc. Mặc dù, có nguồn tin cho rằng, bà Ngô Nghi dự định sẽ rời ghế Phó thủ tướng sau Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 10 tới, phần lớn mọi người vẫn mong bà tiếp tục dẫn đầu chiến dịch cải thiện chất lượng hàng hóa.
James M. Zimmerman, Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ tại Trung Quốc nói: “Bà Ngô Nghi rất giỏi. Nếu bà ấy không làm được việc này thì không ai có thể làm được.”
Có một câu hỏi đặt ra là, liệu việc lấy lại niềm tin của người tiêu dùng trên thế giới đối với hàng Trung Quốc có phải là một nhiệm vụ dễ dàng? Với hơn 5.000 công ty dược phẩm, 450.000 công ty chế biến thực phẩm, hàng chục nghìn công ty xuất khẩu nhỏ ở Trung Quốc, chỉ các hoạt động thanh tra và giám sát thôi là chưa đủ. Vấn đề quan hệ công chúng trong công việc này cũng là một thử thách lớn, vì người tiêu dùng khắp thế giới hiện luôn đặt câu hỏi liệu hàng Trung Quốc giá rẻ có đáng tin cậy?
Bà Ngô Nghi đã khởi động nhanh chóng. Trong 3 tuần sau khi bà nhận nhiệm vụ, các cơ quan chức năng của Trung Quốc đã cấm việc sử dụng sơn có chứa chì trong các sản phẩm đồ chơi, đóng cửa 953 nhà máy chế biến thực phẩm không được cấp phép và hơn 2.000 nhà máy sản xuất hàng giả, đình chỉ giấy phép của 1.200 công ty sản xuất dược phẩm và thiết bị y tế.
Cũng giống như những gì đã làm trong cuộc chiến chống đại dịch SARS bốn năm trước đây, bà Ngô Nghi có thể sẽ phát động một chiến dịch toàn quốc thúc đẩy người dân trong công tác giám sát hàng hóa, tăng cường sự phối hợp giữa các bộ ngành và sa thải các quan chức chống lại sự thay đổi này.
Khi bắt tay vào nhiệm vụ mới này, bà Ngô Nghi đã nổi tiếng là một nhà đàm phán cứng rắn và luôn chú ý đến chi tiết của sự việc. Không sợ những công việc nguy hiểm, trong suốt thời kỳ chống dịch SARS, bà đã tham gia vào việc kiểm dịch hàng ngàn người nghi bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, bà cũng là một người hài hước và có thái độ vô tư. Bà thường dành cho những người như Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Henry M. Paulson một cái ôm thân mật trước khi ngồi xuống bàn thảo luận.
Bà Ngô Nghi theo học ngành kỹ thuật dầu lửa tại Học viện Dầu lửa Bắc Kinh và từng làm việc tại một nhà máy lọc dầu ở phía Tây trung Quốc. Bà đã trở thành một quan chức cao cấp trong lĩnh vực lọc dầu tại Mỹ - một thành công không nhỏ trong một lĩnh vực thường chỉ dành cho đàn ông. Sau đó, bà chuyển sang hoạt động trong lĩnh vực chính trị.
Vào đầu những năm 1990, bà giữ chức Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc . Sau đó, sự nghiệp chính trị của bà tiếp tục thăng hoa khi bà tham gia đàm phán thành công các hiệp định thương mại giữa Trung Quốc với Nga và Mỹ vào cuối những năm 1990, mở đường cho Trung Quốc tiến vào WTO. Bà được giới doanh nhân và các nhà ngoại giao nước ngoài kính trọng và ngưỡng mộ vì vốn hiểu biết sâu sắc.
“Bà Ngô Nghi đã thể hiện năng lực tuyệt vời trong các vấn đề kỹ thuật khó, trước hết là trong trong quá trình đàm phán gia nhập WTO của Trung Quốc,” Christian Murck, Giám đốc châu Á của Công ty APCO Worldwide Inc, một công ty tư vấn về truyền thông nhận xét.
Người nước ngoài cũng đánh giá cao việc bà dành sự chú ý cho những chi tiết nhỏ. Chẳng hạn, bà yêu cầu không phục vụ những món ăn địa phương như sên biển cho các vị khách phương Tây yếu bụng trong các bữa tiệc chính thức.
Gần đây nhất, bà là người đi đầu trong cuộc chiến chống hàng giả. Tháng 5/2004, bà được bổ nhiệm làm người đứng đầu một nhóm làm việc cao cấp trong vấn đề sở hữu trí tuệ với sự tham gia của 12 cơ quan Chính phủ. Những ai làm việc trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ đều ca ngợi bà Ngô Nghi về sự hăng hái của bà trong vấn đề chống vi phạm bản quyền - một thay đổi lớn trong quan điểm của Bắc Kinh.
Mặc dù bà Ngô Nghi đã nỗ lực nhiều nhưng tình trạng vi phạm bản quyền hiện còn phổ biến ở Trung Quốc. Đĩa DVD lậu và túi xách Louis Vuitton giả vẫn bày bán nhan nhản ở bất kỳ thành phố lớn nào vì chính quyền địa phương chưa có các biện pháp mạnh tay hơn nữa đối với các cơ sở sản xuất hàng giải. Và đó lại là một thử thách nữa mà có lẽ bà Ngô Nghi sẽ phải đối mặt trong chiến dịch xóa bỏ tiếng xấu cho hàng Trung Quốc.
Không giống như trong đại dịch SARS, khi mà toàn bộ xã hội Trung Quốc cùng sẵn sàng cho việc chống bệnh, cuộc chiến chống hàng giả, kém chất lượng chắc chắn là cuộc chiến đi ngược lại những lợi ích đã bám rễ sâu của các địa phương, vì chính các địa phương phụ thuộc vào nguồn thuế do các công ty đóng góp.
“Chính quyền địa phương muốn bảo vệ lợi ích của riêng họ,” Jihong Sanderson, giám đốc một viện nghiên cứu về Trung Quốc tại Đại học California, người đã giúp đào tạo nhóm công tác về sở hữu trí tuệ của bà Ngô Nghi, nói.
Thực tế này đã cản trở việc giải quyết nhiều vấn đề khác ở Trung Quốc, từ thực thi luật bảo hộ sở hữu trí tuệ tới bảo vệ môi trường. Đồng thời, thực tế này cũng đồng nghĩa với việc, thử thách mới nhất cũng sẽ là thử thách lớn nhất đối với Phó thủ tướng Ngô Nghi.
(Theo Business Week)