Người dùng smartphone ít trung thành với thương hiệu
Có tới 56% số người sử dụng smartphone tại những thị trường lớn nhất thế giới không trung thành với thương hiệu đang dùng
Thị trường điện thoại thông minh (smartphone) đang phát triển bùng nổ, nhưng các nhà sản xuất sẽ mất nhiều công sức để giữ chân khách hàng, vì người sử dụng smartphone không mấy trung thành với thương hiệu mà họ đang dùng. Đây là kết quả một cuộc điều tra do hãng nghiên cứu thị trường GfK của Đức tiến hành.
Hãng tin Reuters cho hay, kết quả cuộc điều tra trên đã chỉ ra rằng, có tới 56% số người sử dụng smartphone tại những thị trường lớn nhất thế giới để ngỏ sự lựa chọn của họ khi đề cập tới việc thay thế điện thoại. Duy chỉ có người sử dụng smartphone của Apple là thể hiện mức độ trung thành cao với thương hiệu.
Với những tính năng phổ cập của smartphone như Wi-Fi, GPS và camera có độ phân giải cao, người sử dụng những chiếc điện thoại loại này đang ngày càng quan tâm tới khả năng tiếp cận với những dịch vụ hấp dẫn, thường là thông qua các kho ứng dụng của nhà sản xuất, để nâng mức độ “sành điệu” cho thiết bị của họ.
“Ở phân khúc thị trường điện thoại thông minh, sự trung thành của khách hàng là điều không dễ đạt được hiện nay. Nếu chiếc điện thoại không làm được những gì như hứa hẹn của nhà sản xuất, hoặc như kỳ vọng của người sử dụng, thì nhà sản xuất rất dễ mất khách”, ông Ryan Garner, nhà phân tích thực hiện cuộc điều tra cho biết.
Kết quả điều tra cho thấy, chỉ 25% số người sở hữu smartphone có dự định trung thành với phần mềm hệ điều hành đang chạy trên điện thoại của họ. Tỷ lệ khách hàng trung thành cao nhất dành cho Apple, với 59%, và thấp nhất dành cho những chiếc điện thoại chạy phần mềm Microsoft, với 21%.
35% số người dùng BlackBerry của RIM cho biết họ sẽ trung thành với thương hiệu này. Đối với người sử dụng điện thoại chạy phần mềm Android của Google, con số này là 28%; đối với điện thoại chạy hệ điều hành Symbian của Nokia, tỷ lệ khách hàng trung thành là 24%.
Dưới sự lãnh đạo của tân Giám đốc điều hành (CEO) Stephen Elop, Nokia - nhà sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới - hiện đang cải tổ chiến lược phần mềm và dự định tung ra hai hệ điều hành mới vào năm 2011.
Cuộc điều tra của GfK được thực hiện với sự tham gia trực tuyến của 2.653 người sử dụng điện thoại di động tại Brazil, Đức, Tây Ban Nha, Anh, Mỹ và Trung Quốc vào tháng 10 và tháng 11.
Theo số liệu của hãng nghiên cứu thị trường công nghệ Gartner, trong quý 3 vừa qua, doanh số smartphone toàn cầu tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái và được dự báo sẽ tăng gấp rưỡi trong năm 2010. Trong khi đó, thị trường điện thoại di động nói chung được dự báo chỉ tăng 30% trong năm nay.
Smartphone là phân khúc thị trường đem tới tỷ suất lợi nhuận cao hơn so với điện thoại di động thông thường. Tuy nhiên, mức lợi nhuận cao này cũng đang giảm dần, do sự cạnh tranh của những nhà sản xuất gia nhập thị trường nhờ phần mềm mã nguồn mở Android của Google.
Hãng tin Reuters cho hay, kết quả cuộc điều tra trên đã chỉ ra rằng, có tới 56% số người sử dụng smartphone tại những thị trường lớn nhất thế giới để ngỏ sự lựa chọn của họ khi đề cập tới việc thay thế điện thoại. Duy chỉ có người sử dụng smartphone của Apple là thể hiện mức độ trung thành cao với thương hiệu.
Với những tính năng phổ cập của smartphone như Wi-Fi, GPS và camera có độ phân giải cao, người sử dụng những chiếc điện thoại loại này đang ngày càng quan tâm tới khả năng tiếp cận với những dịch vụ hấp dẫn, thường là thông qua các kho ứng dụng của nhà sản xuất, để nâng mức độ “sành điệu” cho thiết bị của họ.
“Ở phân khúc thị trường điện thoại thông minh, sự trung thành của khách hàng là điều không dễ đạt được hiện nay. Nếu chiếc điện thoại không làm được những gì như hứa hẹn của nhà sản xuất, hoặc như kỳ vọng của người sử dụng, thì nhà sản xuất rất dễ mất khách”, ông Ryan Garner, nhà phân tích thực hiện cuộc điều tra cho biết.
Kết quả điều tra cho thấy, chỉ 25% số người sở hữu smartphone có dự định trung thành với phần mềm hệ điều hành đang chạy trên điện thoại của họ. Tỷ lệ khách hàng trung thành cao nhất dành cho Apple, với 59%, và thấp nhất dành cho những chiếc điện thoại chạy phần mềm Microsoft, với 21%.
35% số người dùng BlackBerry của RIM cho biết họ sẽ trung thành với thương hiệu này. Đối với người sử dụng điện thoại chạy phần mềm Android của Google, con số này là 28%; đối với điện thoại chạy hệ điều hành Symbian của Nokia, tỷ lệ khách hàng trung thành là 24%.
Dưới sự lãnh đạo của tân Giám đốc điều hành (CEO) Stephen Elop, Nokia - nhà sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới - hiện đang cải tổ chiến lược phần mềm và dự định tung ra hai hệ điều hành mới vào năm 2011.
Cuộc điều tra của GfK được thực hiện với sự tham gia trực tuyến của 2.653 người sử dụng điện thoại di động tại Brazil, Đức, Tây Ban Nha, Anh, Mỹ và Trung Quốc vào tháng 10 và tháng 11.
Theo số liệu của hãng nghiên cứu thị trường công nghệ Gartner, trong quý 3 vừa qua, doanh số smartphone toàn cầu tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái và được dự báo sẽ tăng gấp rưỡi trong năm 2010. Trong khi đó, thị trường điện thoại di động nói chung được dự báo chỉ tăng 30% trong năm nay.
Smartphone là phân khúc thị trường đem tới tỷ suất lợi nhuận cao hơn so với điện thoại di động thông thường. Tuy nhiên, mức lợi nhuận cao này cũng đang giảm dần, do sự cạnh tranh của những nhà sản xuất gia nhập thị trường nhờ phần mềm mã nguồn mở Android của Google.