Người Việt đang dùng sữa đắt nhất thế giới
Chi phí sản xuất cùng lợi nhuận quá cao của nhà sản xuất, phân phối khiến người Việt Nam phải dùng sữa đắt nhất thế giới
Chi phí sản xuất cùng lợi nhuận quá cao của nhà sản xuất, phân phối khiến người Việt Nam phải dùng sữa đắt nhất thế giới.
Thông tin này được ông Raf Somers, Cố vấn trưởng dự án bò sữa Việt Bỉ đưa ra tại hội thảo “Thúc đẩy sự gắn kết ngành sữa Việt Nam với thế giới” diễn ra chiều 23/4, tại Hà Nội.
Ông Raf dẫn chứng, đối với sản phẩm sữa tươi bán tại Việt Nam, chi phí cho nguyên liệu là 34% giá bán, chi phí đóng gói chiếm 15%, chi phí sản xuất khác 10%. Trong khi đó, lợi nhuận của nhà chế biến chiếm tới 28% và chi phí cho phân phối và bán lẻ là 13%.
Đặc biệt, đối với sản phẩm sữa bột, giả sử giá sản xuất gốc chỉ là 100.000 đồng/hộp nhưng cộng thêm các chi phí khác theo tính toán của nhà sản xuất, khi bán ra thị trường sản phẩm có giá lên tới 215.000 đồng/hộp.
Tán đồng với nhận định trên, ông Hồ Tất Thắng, Phó chủ tịch Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng còn chỉ ra: hiện nay, khi giá sữa trên thị trường thế giới đã giảm mạnh nhưng giá bán của các loại sữa trong nước vẫn không hề giảm. Thậm chí, đối với một số loại sữa bột nhập khẩu giá vẫn tăng.
Theo ông Thắng, sở dĩ có sự chênh lệch lớn giữa giá bán của các loại sữa được sản xuất trong nước và sữa nhập khẩu chủ yếu là do tâm lý của người tiêu dùng. Đặc biệt, khi mà gần đây các phương tiện thông tin đại chúng liên tục đưa tin về các sản phẩm sữa có nhiễm melamine hay có hàm lượng đạm thấp hơn rất nhiều lần so với công bố. Điều này đã khiến người tiêu dùng cho rằng sản phẩm sữa nhập khẩu được áp dụng theo những quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt hơn nên chất lượng sẽ đảm bảo hơn.
Bên cạnh đó, các nhà sản xuất đã đánh trúng tâm lý của người tiêu dùng khi quảng cáo sữa có bổ sung thêm những chất giúp tăng cường chiều cao, trí tuệ... cho trẻ nhỏ đã kích thích người tiêu dùng lựa chọn những sản phẩm này, khiến cho giá bán cũng bị đẩy lên nhiều lần.
Do đó, ông Thắng kiến nghị các cơ quan chức năng cần sớm ban hành quy chuẩn quốc gia đối với các sản phẩm sữa cũng như tăng cường công tác hậu kiểm để hạn chế những hành vi sai phạm của nhà sản xuất. Ngoài ra, cũng cần phổ biến kiến thức cho người tiêu dùng về các chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể ở từng độ tuổi để tránh nghe theo quảng cáo.
Thông tin này được ông Raf Somers, Cố vấn trưởng dự án bò sữa Việt Bỉ đưa ra tại hội thảo “Thúc đẩy sự gắn kết ngành sữa Việt Nam với thế giới” diễn ra chiều 23/4, tại Hà Nội.
Ông Raf dẫn chứng, đối với sản phẩm sữa tươi bán tại Việt Nam, chi phí cho nguyên liệu là 34% giá bán, chi phí đóng gói chiếm 15%, chi phí sản xuất khác 10%. Trong khi đó, lợi nhuận của nhà chế biến chiếm tới 28% và chi phí cho phân phối và bán lẻ là 13%.
Đặc biệt, đối với sản phẩm sữa bột, giả sử giá sản xuất gốc chỉ là 100.000 đồng/hộp nhưng cộng thêm các chi phí khác theo tính toán của nhà sản xuất, khi bán ra thị trường sản phẩm có giá lên tới 215.000 đồng/hộp.
Tán đồng với nhận định trên, ông Hồ Tất Thắng, Phó chủ tịch Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng còn chỉ ra: hiện nay, khi giá sữa trên thị trường thế giới đã giảm mạnh nhưng giá bán của các loại sữa trong nước vẫn không hề giảm. Thậm chí, đối với một số loại sữa bột nhập khẩu giá vẫn tăng.
Theo ông Thắng, sở dĩ có sự chênh lệch lớn giữa giá bán của các loại sữa được sản xuất trong nước và sữa nhập khẩu chủ yếu là do tâm lý của người tiêu dùng. Đặc biệt, khi mà gần đây các phương tiện thông tin đại chúng liên tục đưa tin về các sản phẩm sữa có nhiễm melamine hay có hàm lượng đạm thấp hơn rất nhiều lần so với công bố. Điều này đã khiến người tiêu dùng cho rằng sản phẩm sữa nhập khẩu được áp dụng theo những quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt hơn nên chất lượng sẽ đảm bảo hơn.
Bên cạnh đó, các nhà sản xuất đã đánh trúng tâm lý của người tiêu dùng khi quảng cáo sữa có bổ sung thêm những chất giúp tăng cường chiều cao, trí tuệ... cho trẻ nhỏ đã kích thích người tiêu dùng lựa chọn những sản phẩm này, khiến cho giá bán cũng bị đẩy lên nhiều lần.
Do đó, ông Thắng kiến nghị các cơ quan chức năng cần sớm ban hành quy chuẩn quốc gia đối với các sản phẩm sữa cũng như tăng cường công tác hậu kiểm để hạn chế những hành vi sai phạm của nhà sản xuất. Ngoài ra, cũng cần phổ biến kiến thức cho người tiêu dùng về các chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể ở từng độ tuổi để tránh nghe theo quảng cáo.