Nguy cơ mắc uốn ván từ những vết thương "xoàng"
Thông thường những trường hợp bị dị vật như gai nhọn, mảnh thủy tinh, dằm, kim loại... đâm vào tay, chân, nhiều người thường chủ quan vì nghĩ đó là vết thương nhỏ, không nghiêm trọng. Tuy nhiên, chính những vết thương tưởng chừng như nhỏ bé đó lại có thể gây hại nếu không được xử lý đúng cách và kịp thời.
Mới đây, một bệnh nhân 58 tuổi, đã nhập viện tại Khoa Y học cổ truyền, Phục hồi chức năng, Bệnh viện đa khoa khu vực Cẩm Phả, với chẩn đoán ban đầu đau lưng, đau thần kinh vai gáy. Bệnh nhân này cho biết, ông bị ngã gây vết thương nhỏ, không sưng nên coi như chuyện bình thường. Năm ngày sau ông bắt đầu đau cơ, co cứng cơ vùng ngực và lưng, hạn chế vận động.Các bác sĩ khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện đa khoa khu vực Cẩm Phả khi thăm khám đã phát hiện bệnh nhân cứng hàm, vết thương xước vùng da ở ngón tay phải và ống chân phải, chẩn đoán bị uốn ván toàn thể. Khi được chuyển sang Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, bệnh nhân nhanh chóng xuất hiện các cơn co cơ toàn thân, khó thở, đe dọa tính mạng. Bác sĩ mở khí quản cấp cứu, dùng thuốc đặc hiệu điều trị uốn ván và thở máy liên tục.Sau 18 ngày điều trị, bệnh nhân ngừng thuốc an thần, giãn cơ, tỉnh táo nhưng vẫn còn các cơn co cứng cơ, đổ mồ hôi, rối loạn thần kinh thực vật. Sau 25 ngày, bệnh nhân cai thở máy, phục hồi tích cực. Sau 35 ngày, bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo, nói được và ăn uống bình thường, không còn các cơn cứng cơ. Ngày 5/1, bệnh nhân tiếp tục điều trị phục hồi chức năng tại khoa Y học cổ truyền - Phục hồi chức năng.
Mới đây, một bệnh nhân 58 tuổi, đã nhập viện tại Khoa Y học cổ truyền, Phục hồi chức năng, Bệnh viện đa khoa khu vực Cẩm Phả, với chẩn đoán ban đầu đau lưng, đau thần kinh vai gáy. Bệnh nhân này cho biết, ông bị ngã gây vết thương nhỏ, không sưng nên coi như chuyện bình thường. Năm ngày sau ông bắt đầu đau cơ, co cứng cơ vùng ngực và lưng, hạn chế vận động.Các bác sĩ khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện đa khoa khu vực Cẩm Phả khi thăm khám đã phát hiện bệnh nhân cứng hàm, vết thương xước vùng da ở ngón tay phải và ống chân phải, chẩn đoán bị uốn ván toàn thể. Khi được chuyển sang Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, bệnh nhân nhanh chóng xuất hiện các cơn co cơ toàn thân, khó thở, đe dọa tính mạng. Bác sĩ mở khí quản cấp cứu, dùng thuốc đặc hiệu điều trị uốn ván và thở máy liên tục.Sau 18 ngày điều trị, bệnh nhân ngừng thuốc an thần, giãn cơ, tỉnh táo nhưng vẫn còn các cơn co cứng cơ, đổ mồ hôi, rối loạn thần kinh thực vật. Sau 25 ngày, bệnh nhân cai thở máy, phục hồi tích cực. Sau 35 ngày, bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo, nói được và ăn uống bình thường, không còn các cơn cứng cơ. Ngày 5/1, bệnh nhân tiếp tục điều trị phục hồi chức năng tại khoa Y học cổ truyền - Phục hồi chức năng.
Bác sĩ Đỗ Huy Đính, Phó Giám đốc Bệnh viện, Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, nhận định đây là ca uốn ván khởi phát sớm, thời gian ủ bệnh ngắn (5 ngày). May mắn các bác sĩ phát hiện kịp thời, chẩn đoán chính xác, cứu sống người bệnh.Uốn ván là bệnh nhiễm trùng, nhiễm độc toàn thân do vi khuẩn Clostridium tetani gây nên. Nha bào uốn ván xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương bị nhiễm đất bẩn, bụi đường, qua các vết rách, vết bỏng, vết thương dập nát, vết thương nhẹ, hoặc do tiêm chích nhiễm bẩn... sinh ra độc tố. Độc tố của nó sẽ tác động vào hệ thần kinh cơ gây co cứng cơ liên tục hoặc co giật toàn thân.Nhiều người thường lầm tưởng chỉ có giẫm phải đinh sắt, kim loại gỉ mới bị uốn ván, nhưng thực tế những vết thương trầy xước nhỏ cũng dễ gây ra tình trạng này. Đối với những người làm công việc chân tay, khi làm việc bị các vật sắc nhọn như đinh gỉ, miểng chai, cành cây... dính bùn đất đâm trúng, gây ra vết thương ngoài da ở chân, tay. Do vô ý hoặc chủ quan, họ không xử trí vết thương đúng cách nên vi trùng uốn ván có sẵn trong đất, đồ vật sẽ theo vết thương trầy xước xâm nhập cơ thể, phát triển thành ổ nhiễm trùng.
Đáng lưu ý, có người bị vết xước nhỏ tưởng chừng không nguy hại gì như do xỉa răng hay va quệt xe máy thường ngày... và hầu hết mọi người thường chủ quan, nghĩ là vết thương nhỏ xíu ngoài da. Vì thế, họ không quan tâm, đến khi bệnh vào giai đoạn nặng thì đã quá muộn.ThS. BS Nguyễn Hiền Minh, Trung tâm tiêm chủng VNVC cho biết: "Có rất nhiều yếu tố thông thường khiến gia tăng nguy cơ uốn ván, trong đó bao gồm: hệ miễn dịch kém; vết thương hở như xăm mình, xỏ khuyên trong điều kiện vô trùng kém, vết tiêm; bỏng lan rộng; vết thương do phẫu thuật; nhiễm trùng tai; vết cắn của động vật; vết loét bị nhiễm trùng ở chân… Hơn nữa, bệnh có thể gặp bất kỳ thời gian nào trong năm, không mang tính chất mùa rõ rệt".
Bệnh uốn ván rất dễ phòng, nhưng lại khó chữa. Ngừa bệnh rất rẻ nhưng chi phí điều trị có khi lên cả trăm triệu đồng cũng chưa chắc giữ được tính mạng. Do đó, chích ngừa chủ động phòng bệnh uốn ván là việc nên làm. "Phụ nữ chuẩn bị mang thai hoặc đang mang thai cần tiêm ngừa uốn ván để phòng bệnh uốn ván sơ sinh cho con. Từ 2 tháng tuổi, trẻ được tiêm những vắc xin cộng hợp (6in1, 5in1) trong đó có chứa kháng nguyên bảo vệ trẻ phòng bệnh uốn ván. Đối với trẻ em trên 15 tuổi và người lớn cũng cần tiêm mũi nhắc lại vì kháng thể uốn ván qua lứa tuổi này sẽ không còn khả năng ngừa được bệnh," bác sĩ Minh nói thêm.
Xử lý khẩn cấp khi bị thương bằng cách:– Khi mới có vết thương dù lớn hay nhỏ, cần dùng nước sạch rửa ngay hoặc rửa dưới vòi nước để pha loãng vi khuẩn và đẩy chất bẩn ra ngoài. Nếu vết thương chảy máu và dính nhiều bùn, đất, cát, thì nên dùng ôxy già để sát khuẩn, đẩy các hạt bụi, cát bẩn ra và cầm máu. Tiếp theo là rửa lại vết thương bằng xà phòng rồi lau khô. Lưu ý, với vết thương hở, không được bôi cồn 90 độ, i-ốt (betadine, povidine) trực tiếp vào vết thương để tránh làm tổn thương mô.– Với vết thương có dị vật thì rửa tay sạch rồi lấy dị vật ra, băng bó vết thương và thay băng hàng ngày. Nếu dị vật to hoặc nằm sâu thì nên đến cơ sở y tế xử lý dị vật.– Nếu vết thương xuất hiện những dấu hiệu như đau tăng dần, phù nề, sưng phồng, đỏ vùng da quanh vết thương, có dịch nhầy từ vết thương, vết thương bốc mùi khó chịu, hạch sưng, vết thương lâu lành hoặc không lành… bệnh nhân cần đến bệnh viện ngay vì có thể vết thương đã nhiễm trùng. Tuyệt đối không tự chữa bằng các phương pháp dân gian như đắp thuốc lá, thuốc bột…