Nguyên liệu, thức ăn chăn nuôi nhập khẩu sẽ được kiểm tra melamine
Các doanh nghiệp nhập khẩu chỉ được phép sử dụng các lô hàng có hàm lượng melamine không lớn hơn 2,5mg/kg
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản đề nghị Tổng cục Hải quan lấy mẫu kiểm tra melamine của các nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi nhập khẩu thuộc nhóm có nguy cơ nhiễm melamine.
Theo bộ này, nhóm có nguy cơ nhiễm melamine gồm: gluten các loại, bột cá, bột thịt, bột thịt xương, bột trứng, bột máu, sữa và các sản phẩm có chứa sữa từ 15% trở lên.
Cụ thể, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Tổng cục Hải quan, sau khi lấy mẫu, chờ kết quả phân tích các loại có nguy cơ nhiễm melamine trên, cho phép doanh nghiệp được làm thủ tục thông quan và niêm phong các lô hàng nhập khẩu.
Nếu kết quả phân tích là âm tính với melamine thì lô hàng nhập khẩu được phép sử dụng, kết quả dương tính sẽ tiếp tục được phân tích định lượng theo qui định của bộ xem có được sử dụng hay không.
Theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các doanh nghiệp nhập khẩu chỉ được phép sử dụng các lô hàng nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi khi có hàm lượng melamine không lớn hơn 2,5mg/kg.
Cuối tháng 11, khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đưa ra quy định về hàm lượng melaminne trong nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi, nếu ngưỡng không lớn hơn 2,5mg/kg thì được coi bằng 0%, nhiều người đã băn khoăn về mức độ đảm bảo an toàn với các loại thực phẩm vật nuôi sử dụng thức ăn chăn nuôi có melamine.
Tuy nhiên, theo giải thích của Bộ, đây là kinh nghiệm của các nước Mỹ, Australia, châu Âu... đã thừa nhận hàm lượng melamine với mức nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 ppm/kg thực phẩm là ngưỡng an toàn.
Ông Nguyễn Xuân Dương, Cục phó Cục Chăn nuôi trong một lần trả lời báo chí trước đây cũng đã khẳng định, với ngưỡng không quá 2,5 ppm/kg sẽ không ảnh hưởng tới sức khỏe con người, và đây là mức an toàn, mức thấp.
Theo bộ này, nhóm có nguy cơ nhiễm melamine gồm: gluten các loại, bột cá, bột thịt, bột thịt xương, bột trứng, bột máu, sữa và các sản phẩm có chứa sữa từ 15% trở lên.
Cụ thể, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Tổng cục Hải quan, sau khi lấy mẫu, chờ kết quả phân tích các loại có nguy cơ nhiễm melamine trên, cho phép doanh nghiệp được làm thủ tục thông quan và niêm phong các lô hàng nhập khẩu.
Nếu kết quả phân tích là âm tính với melamine thì lô hàng nhập khẩu được phép sử dụng, kết quả dương tính sẽ tiếp tục được phân tích định lượng theo qui định của bộ xem có được sử dụng hay không.
Theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các doanh nghiệp nhập khẩu chỉ được phép sử dụng các lô hàng nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi khi có hàm lượng melamine không lớn hơn 2,5mg/kg.
Cuối tháng 11, khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đưa ra quy định về hàm lượng melaminne trong nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi, nếu ngưỡng không lớn hơn 2,5mg/kg thì được coi bằng 0%, nhiều người đã băn khoăn về mức độ đảm bảo an toàn với các loại thực phẩm vật nuôi sử dụng thức ăn chăn nuôi có melamine.
Tuy nhiên, theo giải thích của Bộ, đây là kinh nghiệm của các nước Mỹ, Australia, châu Âu... đã thừa nhận hàm lượng melamine với mức nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 ppm/kg thực phẩm là ngưỡng an toàn.
Ông Nguyễn Xuân Dương, Cục phó Cục Chăn nuôi trong một lần trả lời báo chí trước đây cũng đã khẳng định, với ngưỡng không quá 2,5 ppm/kg sẽ không ảnh hưởng tới sức khỏe con người, và đây là mức an toàn, mức thấp.