Nhà đầu tư ngoại: Lỗ, nhưng vẫn lạc quan
Sự điều chỉnh của thị trường trong thời gian qua đã làm cho nhiều nhà đầu tư, kể cả các tổ chức nước ngoài thua lỗ nặng
Sự điều chỉnh của thị trường trong thời gian qua đã làm cho nhiều nhà đầu tư, kể cả các tổ chức nước ngoài thua lỗ nặng.
Không thể phủ nhận sự hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian gần 8 năm qua có sự đóng góp không nhỏ của các cá nhân và tổ chức đầu tư nước ngoài.
Bởi có những giai đoạn thị trường biến động sụt giảm, nhà đầu tư trong nước “quay lưng” lại với thị trường thì chính nhà đầu tư nước ngoài vẫn “âm thầm” thu gom những cổ phiếu mà họ cho rằng thật sự có tiềm năng; rồi sự kêu gọi đầu tư gián tiếp từ các quỹ đầu tư vào thị trường chứng khoán đã tạo đà phát triển cho thị trường, nhất là trong thời điểm 2-3 năm trở lại đây.
Tuy nhiên, sự điều chỉnh của thị trường trong nhiều tháng qua, nhất là từ đầu năm 2008 trở lại đây đã làm cho nhiều nhà đầu tư, kể cả các tổ chức nước ngoài thua lỗ nặng.
Tại tọa đàm do Công ty Cổ phần Chứng khoán Đại Việt (DVSC) tổ chức mới đây, Giám đốc Indochina Capital - ông Thomas Ngo - cho biết, từ cuối năm 2007 đến nay, chỉ số chứng khoán trên sàn Tp.HCM và Hà Nội liên tục giảm ngoài dự đoán của các chuyên gia. Cũng giống như các nhà đầu tư trong nước, các nhà đầu tư nước ngoài cũng thua lỗ nặng.
Theo thống kê sơ bộ từ Indochina Capital, chỉ trong khoảng thời gian hơn 3,5 tháng từ đầu 2008 trở lại đây, 10 tổ chức đầu tư nước ngoài đang đầu tư chứng khoán tại Việt Nam đã thua lỗ hơn 1,3 tỷ USD. Bình quân, mỗi quỹ lỗ khoảng 130 triệu, có quỹ lỗ nhiều hơn. Đây quả là số tiền không nhỏ chút nào!
Không phải chỉ có các nhà đầu tư cá nhân, tổ chức, quỹ đầu tư nước ngoài mà chính các tổ chức trong nước, cụ thể là các công ty chứng khoán cũng thua lỗ nặng. Theo thống kê, hầu như toàn bộ các công ty chứng khoán có chức năng tự doanh đều bị thua lỗ trong thời gian qua. Tuy không có con số thua lỗ cụ thể, nhưng số tiền quả là không nhỏ.
Sự thua lỗ này xuất phát từ nhận định khả quan về thị trường chứng khoán Việt Nam trong 2008 được nhiều quỹ đầu tư đưa ra. Mặc dù thừa nhận rằng thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ không tăng trưởng “nóng” như thời điểm 2006 và sẽ bị tác động bởi nền kinh tế toàn cầu, nhưng rất nhiều quỹ không thể ngờ rằng thị trường lại sụt giảm hơn 50% trong thời gian qua.
Thậm chí có những quỹ đã đưa ra dự đoán (vào thời điểm đầu năm 2008) VN-Index sẽ tăng trên 1.000 điểm, thậm chí trên 1.100 điểm vào cuối 2008.
Dự đoán này được đưa ra dựa trên những dấu hiệu lạc quan về sự tăng trưởng của nền kinh tế vào thời điểm đầu năm khi nguồn vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) vào Việt Nam năm 2007 vượt 20 tỷ USD, xuất khẩu tăng trưởng mạnh trong năm 2007 (kim ngạch trên 48 tỷ USD) và được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong năm 2008; rồi các chỉ số tiêu dùng, lượng khách du lịch cũng sẽ đẩy mạnh hơn nữa chi tiêu trong nước cũng là yếu tố thúc đẩy phát triển kinh tế, có những ảnh hưởng tích cực đến thị trường chứng khoán Việt Nam.
Xuất phát từ những yếu tố được phân tích kỹ lưỡng trên mà các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục mua vào những cổ phiếu mà họ cho rằng có tiềm năng phát triển trong tương lai.
Theo ông Ngô Hữu Hùng, Trưởng phòng Phân tích DVSC, trong thời gian khoảng 2 tuần trở lại đây, xu hướng mua vào của các nhà đầu tư nước ngoài rất rõ nét.
Theo các quỹ đầu tư và tổ chức tài chính lớn đang chọn lựa các cổ phiếu tốt để đẩy mạnh việc mua vào. Đó là các cổ phiếu có kết quả kinh doanh 2007 tốt, lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) tăng trưởng 40%. Giả định EPS năm 2008 là 20% thì P/E (hệ số giá trên thu nhập) chỉ còn 12x.
“Tuy nhiên, thị trường đang có những biến động khó lường. Tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam chưa có tín hiệu khả quan, kết quả sản xuất kinh doanh của nhiều công ty niêm yết sẽ bị ảnh hưởng do lạm phát; áp lực giải chấp cổ phiếu từ các ngân hàng... đã cho thấy thị trường chưa thể tăng bền vững trong ngắn hạn. Tuy nhiên, nhà đầu tư vẫn có thể thu lợi nếu lựa chọn những cổ phiếu có chỉ số P/E tốt, có chiến lược kinh doanh rõ ràng”.
“Nhà đầu tư cá nhân đã chuyên nghiệp hơn rất nhiều và chính điều này sẽ thúc đẩy thị trường phát triển hơn trong tương lai. Sự điều chỉnh hiện nay chỉ là ngắn hạn, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tin tưởng mạnh mẽ và tiếp tục đầu tư vào Việt Nam”, ông Thomas nói.
Tuy nhiên, sự mua vào cổ phiếu của các nhà đầu tư nước ngoài cũng không thể “cứu” thị trường nhất là trong bối cảnh các công ty chứng khoán, ngân hàng trước áp lực phải giải chấp khi giá cổ phiếu đã xuống đến mức báo động “đỏ”.
“Nhà đầu tư nước ngoài chúng tôi không phải là thần thánh, chúng tôi vẫn bị ảnh hưởng trong bối cảnh tình hình thị trường hiện nay. Mặt khác, không phải tất cả các nhà đầu tư nước ngoài đều là nhà đầu tư dài hạn. Vì vậy các nhà đầu tư trong nước không nên mua bán dựa theo giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài mà cần dựa vào các phân tích và sự quyết đoán của mình. Điều đó rất quan trọng cho sự ổn định của thị trường bởi "chỉ cần 20% nhà đầu tư nhỏ và vừa trong nước bị tác động thì thị trường sẽ bị ảnh hưởng", ông Thomas lưu ý.
Mặc dù cánh cửa “lướt sóng” đang dần khép lại sự đảo chiều khó đoán của thị trường và biên độ lợi nhuận quá nhỏ, nhưng những lạc quan về kinh tế vĩ mô khiến các nhà đầu tư dài hạn vẫn cân nhắc cơ hội mua, bất chấp lạm phát, khó khăn trong chính sách tiền tệ hay tăng trưởng kinh tế có thể giảm so với 2007.
“Các nhà đầu tư cũng không nên lo ngại quá vì các công ty Việt Nam còn phát triển mạnh trong thời gian tới, thị trường chứng khoán vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển và đầu tư cổ phiếu còn nhiều cơ hội nếu đầu tư lâu dài”, ông Thomas nói.
Và không chỉ có Indochina, mà nhiều quỹ đầu tư khác như Goldman Sachs, Vietnam Asset Management cũng có cái nhìn lạc quan về thị trường chứng khoán Việt Nam.
Ông Nguyễn Xuân Minh, Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc điều hành quỹ đầu tư Vietnam Asset Management, cho biết: “Chúng tôi vẫn rất lạc quan về sự phát triển của thị trường chứng khoán trong tương lai. Sự bất ổn của thị trường chỉ trong ngắn hạn mà bất cứ thị trường chứng khoán nào khi mới thành lập của các nước đều gặp phải. Và thị trường chứng khoán Việt Nam có triển vọng tăng trưởng tốt và ổn định trong tương lai”.
Không thể phủ nhận sự hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian gần 8 năm qua có sự đóng góp không nhỏ của các cá nhân và tổ chức đầu tư nước ngoài.
Bởi có những giai đoạn thị trường biến động sụt giảm, nhà đầu tư trong nước “quay lưng” lại với thị trường thì chính nhà đầu tư nước ngoài vẫn “âm thầm” thu gom những cổ phiếu mà họ cho rằng thật sự có tiềm năng; rồi sự kêu gọi đầu tư gián tiếp từ các quỹ đầu tư vào thị trường chứng khoán đã tạo đà phát triển cho thị trường, nhất là trong thời điểm 2-3 năm trở lại đây.
Tuy nhiên, sự điều chỉnh của thị trường trong nhiều tháng qua, nhất là từ đầu năm 2008 trở lại đây đã làm cho nhiều nhà đầu tư, kể cả các tổ chức nước ngoài thua lỗ nặng.
Tại tọa đàm do Công ty Cổ phần Chứng khoán Đại Việt (DVSC) tổ chức mới đây, Giám đốc Indochina Capital - ông Thomas Ngo - cho biết, từ cuối năm 2007 đến nay, chỉ số chứng khoán trên sàn Tp.HCM và Hà Nội liên tục giảm ngoài dự đoán của các chuyên gia. Cũng giống như các nhà đầu tư trong nước, các nhà đầu tư nước ngoài cũng thua lỗ nặng.
Theo thống kê sơ bộ từ Indochina Capital, chỉ trong khoảng thời gian hơn 3,5 tháng từ đầu 2008 trở lại đây, 10 tổ chức đầu tư nước ngoài đang đầu tư chứng khoán tại Việt Nam đã thua lỗ hơn 1,3 tỷ USD. Bình quân, mỗi quỹ lỗ khoảng 130 triệu, có quỹ lỗ nhiều hơn. Đây quả là số tiền không nhỏ chút nào!
Không phải chỉ có các nhà đầu tư cá nhân, tổ chức, quỹ đầu tư nước ngoài mà chính các tổ chức trong nước, cụ thể là các công ty chứng khoán cũng thua lỗ nặng. Theo thống kê, hầu như toàn bộ các công ty chứng khoán có chức năng tự doanh đều bị thua lỗ trong thời gian qua. Tuy không có con số thua lỗ cụ thể, nhưng số tiền quả là không nhỏ.
Sự thua lỗ này xuất phát từ nhận định khả quan về thị trường chứng khoán Việt Nam trong 2008 được nhiều quỹ đầu tư đưa ra. Mặc dù thừa nhận rằng thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ không tăng trưởng “nóng” như thời điểm 2006 và sẽ bị tác động bởi nền kinh tế toàn cầu, nhưng rất nhiều quỹ không thể ngờ rằng thị trường lại sụt giảm hơn 50% trong thời gian qua.
Thậm chí có những quỹ đã đưa ra dự đoán (vào thời điểm đầu năm 2008) VN-Index sẽ tăng trên 1.000 điểm, thậm chí trên 1.100 điểm vào cuối 2008.
Dự đoán này được đưa ra dựa trên những dấu hiệu lạc quan về sự tăng trưởng của nền kinh tế vào thời điểm đầu năm khi nguồn vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) vào Việt Nam năm 2007 vượt 20 tỷ USD, xuất khẩu tăng trưởng mạnh trong năm 2007 (kim ngạch trên 48 tỷ USD) và được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong năm 2008; rồi các chỉ số tiêu dùng, lượng khách du lịch cũng sẽ đẩy mạnh hơn nữa chi tiêu trong nước cũng là yếu tố thúc đẩy phát triển kinh tế, có những ảnh hưởng tích cực đến thị trường chứng khoán Việt Nam.
Xuất phát từ những yếu tố được phân tích kỹ lưỡng trên mà các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục mua vào những cổ phiếu mà họ cho rằng có tiềm năng phát triển trong tương lai.
Theo ông Ngô Hữu Hùng, Trưởng phòng Phân tích DVSC, trong thời gian khoảng 2 tuần trở lại đây, xu hướng mua vào của các nhà đầu tư nước ngoài rất rõ nét.
Theo các quỹ đầu tư và tổ chức tài chính lớn đang chọn lựa các cổ phiếu tốt để đẩy mạnh việc mua vào. Đó là các cổ phiếu có kết quả kinh doanh 2007 tốt, lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) tăng trưởng 40%. Giả định EPS năm 2008 là 20% thì P/E (hệ số giá trên thu nhập) chỉ còn 12x.
“Tuy nhiên, thị trường đang có những biến động khó lường. Tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam chưa có tín hiệu khả quan, kết quả sản xuất kinh doanh của nhiều công ty niêm yết sẽ bị ảnh hưởng do lạm phát; áp lực giải chấp cổ phiếu từ các ngân hàng... đã cho thấy thị trường chưa thể tăng bền vững trong ngắn hạn. Tuy nhiên, nhà đầu tư vẫn có thể thu lợi nếu lựa chọn những cổ phiếu có chỉ số P/E tốt, có chiến lược kinh doanh rõ ràng”.
“Nhà đầu tư cá nhân đã chuyên nghiệp hơn rất nhiều và chính điều này sẽ thúc đẩy thị trường phát triển hơn trong tương lai. Sự điều chỉnh hiện nay chỉ là ngắn hạn, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tin tưởng mạnh mẽ và tiếp tục đầu tư vào Việt Nam”, ông Thomas nói.
Tuy nhiên, sự mua vào cổ phiếu của các nhà đầu tư nước ngoài cũng không thể “cứu” thị trường nhất là trong bối cảnh các công ty chứng khoán, ngân hàng trước áp lực phải giải chấp khi giá cổ phiếu đã xuống đến mức báo động “đỏ”.
“Nhà đầu tư nước ngoài chúng tôi không phải là thần thánh, chúng tôi vẫn bị ảnh hưởng trong bối cảnh tình hình thị trường hiện nay. Mặt khác, không phải tất cả các nhà đầu tư nước ngoài đều là nhà đầu tư dài hạn. Vì vậy các nhà đầu tư trong nước không nên mua bán dựa theo giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài mà cần dựa vào các phân tích và sự quyết đoán của mình. Điều đó rất quan trọng cho sự ổn định của thị trường bởi "chỉ cần 20% nhà đầu tư nhỏ và vừa trong nước bị tác động thì thị trường sẽ bị ảnh hưởng", ông Thomas lưu ý.
Mặc dù cánh cửa “lướt sóng” đang dần khép lại sự đảo chiều khó đoán của thị trường và biên độ lợi nhuận quá nhỏ, nhưng những lạc quan về kinh tế vĩ mô khiến các nhà đầu tư dài hạn vẫn cân nhắc cơ hội mua, bất chấp lạm phát, khó khăn trong chính sách tiền tệ hay tăng trưởng kinh tế có thể giảm so với 2007.
“Các nhà đầu tư cũng không nên lo ngại quá vì các công ty Việt Nam còn phát triển mạnh trong thời gian tới, thị trường chứng khoán vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển và đầu tư cổ phiếu còn nhiều cơ hội nếu đầu tư lâu dài”, ông Thomas nói.
Và không chỉ có Indochina, mà nhiều quỹ đầu tư khác như Goldman Sachs, Vietnam Asset Management cũng có cái nhìn lạc quan về thị trường chứng khoán Việt Nam.
Ông Nguyễn Xuân Minh, Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc điều hành quỹ đầu tư Vietnam Asset Management, cho biết: “Chúng tôi vẫn rất lạc quan về sự phát triển của thị trường chứng khoán trong tương lai. Sự bất ổn của thị trường chỉ trong ngắn hạn mà bất cứ thị trường chứng khoán nào khi mới thành lập của các nước đều gặp phải. Và thị trường chứng khoán Việt Nam có triển vọng tăng trưởng tốt và ổn định trong tương lai”.