Nhà ở cho người nước ngoài: 3 điều kiện, 5 đối tượng
Bộ Xây dựng đã đề xuất 3 điều kiện và 5 loại đối tượng người nước ngoài được mua nhà ở tại Việt Nam
Theo thống kê của Bộ Xây dựng, tính từ năm 2004-2006, đã có khoảng 81.000 người nước ngoài vào Việt Nam làm ăn, sinh sống.
Trong đó, gần 25.000 người vào đầu tư, khoảng 1.600 người vào làm việc cho các cơ quan đại diện nước ngoài, các tổ chức quốc tế và gần 54.000 người nước ngoài vào làm trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, thể dục thể thao, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Qua đó cho thấy, nhu cầu về nhà ở cho những đối tượng này là rất lớn.
Tính đến hết năm 2006, đã có 62 đại sứ quán, 32 tổng lãnh sự quán và 16 tổ chức quốc tế đang thường trú tại Việt Nam với 1.644 người nước ngoài đang làm việc tại các cơ quan này, trong đó có 55 người là trưởng cơ quan ngoại giao nước ngoài, 32 người đứng đầu các lãnh sự quán, 16 người đứng đầu các tổ chức quốc tế đang thường trú tại Việt Nam, số còn lại là các nhân viên ngoại giao, các kỹ thuật viên làm việc trong cơ quan ngoại giao, các nhân viên của các tổ chức quốc tế.
Thống kê sơ bộ tại thành phố Hà Nội và Tp.HCM cho thấy nhu cầu thuê nhà ở của người nước ngoài là rất lớn. Tại Tp. Hà Nội, có khoảng 222.000 m2 nhà ở tương ứng với khoảng hơn 1.300 căn hộ đang cho người nước ngoài thuê, các khu vực mà người nước ngoài thuê chủ yếu tập trung tại các quận Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Ba Đình.
Tại Tp.HCM, có khoảng 660.000 m2, tương ứng với gần 4.000 căn hộ cho người nước ngoài thuê, chủ yếu tập trung tại khu Phú Mỹ Hưng, quận 1, quận 5 và quận 3. Nhà ở cho thuê phổ biến là nhà biệt thự, nhà liền kề và căn hộ trong nhà chung cư. Giá thuê nhà ở của người nước ngoài cũng được chia thành nhiều loại khác nhau, tùy thuộc vào tiện nghi, diện tích và khu vực thuê khác nhau.
Tại Hà Nội, giá thuê nhà bình quân từ 700 - 1.000 USD/căn hộ/tháng; tại Tp.HCM giá cho thuê bình quân khoảng 1.000 - 1.500 USD/căn hộ/tháng, thời gian thuê chủ yếu từ 3 -5 năm.
Trong những năm qua, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách về nhà ở có liên quan đến người nước ngoài tại Việt Nam, trong đó có các chính sách về đất đai, về đầu tư kinh doanh nhà ở, về quyền sở hữu nhà ở.... Hiện Bộ Xây dựng cũng đang tiến hành chỉnh sửa lại dự thảo đề án về chính sách nhà ở cho người nước ngoài tại Việt Nam, xuất phát từ chủ trương coi việc cho phép người nước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam là một ưu tiên trong chính sách phát triển kinh tế của Việt Nam.
Mặt khác, để đảm bảo an toàn trong sinh hoạt và đi lại của người nước ngoài, đồng thời đảm bảo mục tiêu quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền quốc gia thì việc cho phép người nước ngoài được mua nhà ở tại Việt Nam phải đáp ứng đủ 3 điều kiện: người được mua nhà ở phải đang làm việc và sinh sống tại Việt Nam; đã vào Việt Nam và được phép cư trú tại Việt Nam từ 1 năm trở lên; mua nhà để ở cho bản thân và gia đình phù hợp với nơi làm việc, sinh sống và phù hợp với các quy định của pháp luật về cư trú, đi lại của người nước ngoài tại Việt Nam.
Bộ Xây dựng cũng đề xuất 5 loại đối tượng người nước ngoài được mua nhà ở tại Việt Nam là: những người nước ngoài trực tiếp hoạt động đầu tư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật đầu tư; những người nước ngoài có công đóng góp với đất nước được Chủ tịch nước, Chính phủ tặng Huân chương, Huy chương, được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen, được Chủ tịch ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan ngang bộ tặng kỷ niệm chương về sự nghiệp của ngành đó; những nhà họat động văn hóa, nhà khoa học đang làm việc tại Việt Nam (gồm những người được phong học hàm, học vị về khoa học, giáo dục, y tế, văn hóa, nghệ thuật; các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế - xã hội; các công dân có tay nghề cao được nước ngoài công nhận và đang làm việc tại Việt Nam; những người kết hôn với công dân Việt Nam và hiện đang sinh sống tại Việt Nam; các tổ chức kinh tế nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam theo pháp luật đầu tư. Các tổ chức này được mua nhà ở để cho những người nước ngoài đang làm việc tại tổ chức đó thuê ở trong thời gian họ làm việc tại Việt Nam.
Việc nghiên cứu, đề xuất cơ chế thí điểm về nhà ở áp dụng cho người nước ngoài tại Việt Nam được xây dựng trên một số quan điểm: có chính sách nhà ở phù hợp để khuyến khích người nước ngoài vào Việt Nam đầu tư, chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý để đưa nước ta hội nhập nhanh chóng với khu vực và quốc tế; bảo đảm phù hợp với các nguyên tắc của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế.
Việc ban hành cơ chế thí điểm về nhà ở cho người nước ngoài phải do cơ quan có thẩm quyền quyết định, có tính pháp lý cao, không trái với nguyên tắc chung của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế; nhằm mục đích phát triển thị trường bất động sản, các cơ chế thí điểm phải góp phần thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển, góp phần tạo ra bộ mặt đô thị hiện đại, văn minh; bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội.
Việc nghiên cứu cơ chế thí điểm phải phù hợp với các quy định về cư trú, đi lại của người nước ngoài tại Việt Nam để bảo đảm an ninh và chủ quyền quốc gia, an toàn cho người nước ngoài.
Trong đó, gần 25.000 người vào đầu tư, khoảng 1.600 người vào làm việc cho các cơ quan đại diện nước ngoài, các tổ chức quốc tế và gần 54.000 người nước ngoài vào làm trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, thể dục thể thao, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Qua đó cho thấy, nhu cầu về nhà ở cho những đối tượng này là rất lớn.
Tính đến hết năm 2006, đã có 62 đại sứ quán, 32 tổng lãnh sự quán và 16 tổ chức quốc tế đang thường trú tại Việt Nam với 1.644 người nước ngoài đang làm việc tại các cơ quan này, trong đó có 55 người là trưởng cơ quan ngoại giao nước ngoài, 32 người đứng đầu các lãnh sự quán, 16 người đứng đầu các tổ chức quốc tế đang thường trú tại Việt Nam, số còn lại là các nhân viên ngoại giao, các kỹ thuật viên làm việc trong cơ quan ngoại giao, các nhân viên của các tổ chức quốc tế.
Thống kê sơ bộ tại thành phố Hà Nội và Tp.HCM cho thấy nhu cầu thuê nhà ở của người nước ngoài là rất lớn. Tại Tp. Hà Nội, có khoảng 222.000 m2 nhà ở tương ứng với khoảng hơn 1.300 căn hộ đang cho người nước ngoài thuê, các khu vực mà người nước ngoài thuê chủ yếu tập trung tại các quận Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Ba Đình.
Tại Tp.HCM, có khoảng 660.000 m2, tương ứng với gần 4.000 căn hộ cho người nước ngoài thuê, chủ yếu tập trung tại khu Phú Mỹ Hưng, quận 1, quận 5 và quận 3. Nhà ở cho thuê phổ biến là nhà biệt thự, nhà liền kề và căn hộ trong nhà chung cư. Giá thuê nhà ở của người nước ngoài cũng được chia thành nhiều loại khác nhau, tùy thuộc vào tiện nghi, diện tích và khu vực thuê khác nhau.
Tại Hà Nội, giá thuê nhà bình quân từ 700 - 1.000 USD/căn hộ/tháng; tại Tp.HCM giá cho thuê bình quân khoảng 1.000 - 1.500 USD/căn hộ/tháng, thời gian thuê chủ yếu từ 3 -5 năm.
Trong những năm qua, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách về nhà ở có liên quan đến người nước ngoài tại Việt Nam, trong đó có các chính sách về đất đai, về đầu tư kinh doanh nhà ở, về quyền sở hữu nhà ở.... Hiện Bộ Xây dựng cũng đang tiến hành chỉnh sửa lại dự thảo đề án về chính sách nhà ở cho người nước ngoài tại Việt Nam, xuất phát từ chủ trương coi việc cho phép người nước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam là một ưu tiên trong chính sách phát triển kinh tế của Việt Nam.
Mặt khác, để đảm bảo an toàn trong sinh hoạt và đi lại của người nước ngoài, đồng thời đảm bảo mục tiêu quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền quốc gia thì việc cho phép người nước ngoài được mua nhà ở tại Việt Nam phải đáp ứng đủ 3 điều kiện: người được mua nhà ở phải đang làm việc và sinh sống tại Việt Nam; đã vào Việt Nam và được phép cư trú tại Việt Nam từ 1 năm trở lên; mua nhà để ở cho bản thân và gia đình phù hợp với nơi làm việc, sinh sống và phù hợp với các quy định của pháp luật về cư trú, đi lại của người nước ngoài tại Việt Nam.
Bộ Xây dựng cũng đề xuất 5 loại đối tượng người nước ngoài được mua nhà ở tại Việt Nam là: những người nước ngoài trực tiếp hoạt động đầu tư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật đầu tư; những người nước ngoài có công đóng góp với đất nước được Chủ tịch nước, Chính phủ tặng Huân chương, Huy chương, được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen, được Chủ tịch ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan ngang bộ tặng kỷ niệm chương về sự nghiệp của ngành đó; những nhà họat động văn hóa, nhà khoa học đang làm việc tại Việt Nam (gồm những người được phong học hàm, học vị về khoa học, giáo dục, y tế, văn hóa, nghệ thuật; các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế - xã hội; các công dân có tay nghề cao được nước ngoài công nhận và đang làm việc tại Việt Nam; những người kết hôn với công dân Việt Nam và hiện đang sinh sống tại Việt Nam; các tổ chức kinh tế nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam theo pháp luật đầu tư. Các tổ chức này được mua nhà ở để cho những người nước ngoài đang làm việc tại tổ chức đó thuê ở trong thời gian họ làm việc tại Việt Nam.
Việc nghiên cứu, đề xuất cơ chế thí điểm về nhà ở áp dụng cho người nước ngoài tại Việt Nam được xây dựng trên một số quan điểm: có chính sách nhà ở phù hợp để khuyến khích người nước ngoài vào Việt Nam đầu tư, chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý để đưa nước ta hội nhập nhanh chóng với khu vực và quốc tế; bảo đảm phù hợp với các nguyên tắc của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế.
Việc ban hành cơ chế thí điểm về nhà ở cho người nước ngoài phải do cơ quan có thẩm quyền quyết định, có tính pháp lý cao, không trái với nguyên tắc chung của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế; nhằm mục đích phát triển thị trường bất động sản, các cơ chế thí điểm phải góp phần thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển, góp phần tạo ra bộ mặt đô thị hiện đại, văn minh; bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội.
Việc nghiên cứu cơ chế thí điểm phải phù hợp với các quy định về cư trú, đi lại của người nước ngoài tại Việt Nam để bảo đảm an ninh và chủ quyền quốc gia, an toàn cho người nước ngoài.