Nhà Trắng đề nghị Quốc hội Mỹ điều tra Obama
Ông Trump cáo buộc ông Obama khi còn là Tổng thống đã ra lệnh nghe lén các cuộc điện thoại tại trụ sở chiến dịch tranh cử của ông Trump
Nhà Trắng ngày 5/3 đã đề nghị Quốc hội Mỹ mở một cuộc điều tra để xác định xem liệu chính quyền tiền nhiệm của cựu Tổng thống Barack Obama có lạm dụng thẩm quyền về điều tra trong cuộc bầu cử 2016 hay không.
Hãng tin Reuters cho biết, nếu được tiến hành, cuộc điều tra này sẽ nằm trong cuộc điều tra mà Quốc hội Mỹ đang thực hiện về “nghi án” Nga gây ảnh hưởng lên cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.
Đề nghị trên được Nhà Trắng đưa ra chỉ một ngày sau khi Tổng thống Donald Trump cáo buộc - dù không đưa ra bằng chứng - rằng trong cuộc bầu cử năm ngoái, Tổng thống khi đó là ông Obama đã ra lệnh nghe lén các cuộc điện thoại tại trụ sở chiến dịch tranh cử của ông Trump ở cao ốc Trump Tower ở New York.
Phát ngôn viên Nhà Trắng Sean Spicer tuyên bố Tổng thống Trump và các quan chức chính quyền ông sẽ không có thêm bất kỳ bình luận nào cho tới khi Quốc hội hoàn tất việc điều tra. Tuyên bố này được xem là chặn đứng những nỗ lực nhằm buộc ông Trump phải giải thích những cáo buộc mà ông đưa ra.
“Thông tin về nhưng cuộc điều tra có thể có động cơ chính trị ngay trước cuộc bầu cử năm 2016 là rất đáng lo ngại”, ông Spicer nói trong một tuyên bố.
Nghị sỹ Devin Nunes, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ, cơ quan đang tiến hành điều tra về mối liên hệ giữa Nga với chiến dịch tranh cử của ông Trump, ngày 5/3 ra một tuyên bố nói rằng vấn đề nghe lén chiến dịch tranh cử sẽ là một phần của cuộc điều tra này.
Cáo buộc cho rằng chiến dịch tranh cử của mình bị nghe lén đã được ông Trump đưa ra trong một loạt dòng trạng thái (tweet) trên mạng xã hội Twitter vào sáng sớm ngày thứ Bảy. Động thái này được tân Tổng thống Mỹ đưa ra trong bối cảnh sự chú ý gia tăng xung quanh những cáo buộc rằng chiến dịch tranh cử của ông có quan hệ với Nga.
Một phát ngôn viên của ông Obama đã phủ nhận cáo buộc của ông Trump, nói rằng “nguyên tắc hàng đầu” là không một quan chức Nhà Trắng nào được can thiệp vào các cuộc điều tra độc lập của Bộ Tư pháp.
Theo luật của Mỹ, một tòa án liên bang phải tìm ra được bằng chứng cho thấy rằng mục tiêu của việc nghe lén là “gián điệp của một cường quốc nước ngoài” thì mới có thể phê chuẩn lệnh cho phép nghe lén các cuộc điện thoại ở Trump Tower.
“Không hề có một hoạt động nghe lén nào như vậy nhằm vào Tổng thống đắc cử khi đó, hay ông ấy khi còn là ứng cử viên, hay chiến chiến dịch tranh cử của ông ấy”, cựu Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia Mỹ James Clapper, người đã nghỉ hưu vào cuối nhiệm kỳ của ông Obama, phát biểu trên kênh NBC ngày 5/3.
Trong một báo cáo hồi tháng 1 về kết quả điều tra “nghi án” Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ 2016, ông Clapper nói “không có bằng chứng nào” về sự thông đồng giữa chiến dịch của ông Trump với Nga. Tuy nhiên, ngày 5/3, ông Clapper nói “những bằng chứng có thể đã xuất hiện sau khi tôi rời Chính phủ”.
Nhà Trắng ngày 5/3 không đưa ra bằng chứng nào để hậu thuẫn cho cáo buộc của ông Trump. Xuất hiện trên kênh ABC, phát ngôn viên Nhà Trắng Sarah Huckabee Sanders, nói ông Trump “đã nói rõ rằng ông ấy tin, và yêu cầu chúng tôi đi đến cùng trong vụ này. Hãy phơi bày sự thật”.
Trong khi đó, Đảng Dân chủ cáo buộc Trump tìm cách phân tán sự chú ý khỏi cuộc tranh cãi ngày càng gay gắt xung quanh khả năng chiến dịch tranh cử của ông có quan hệ với Nga. Chính quyền Trump đang chịu sức ép từ Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) và các cuộc điều tra của cả Hạ viện và Thượng viện nhằm vào liên lạc giữa các thành viên trong chiến dịch tranh cử của ông với giới chức Nga.
Thượng nghị sỹ Dân chủ Chuck Schumer đến từ New York nói hoặc là Trump đã đưa ra cáo buộc sai, hoặc tòa án đã phát hiện thấy nguyên nhân để ra lệnh nghe lén. “Dù gì đi chăng nữa, thì Tổng thống cũng đang gặp rắc rối”, ông Schumer nói với kênh NBC. Nghị sỹ này nói thêm rằng nếu Trump đang tung tin sai lệch thì “điều này cho thấy Tổng thống không biết cư xử thế nào cho đúng”.
Thượng nghị sỹ Susan Collins thuộc Ủy ban Tình báo Thượng viện nói ông Trump cần cung cấp ngay lập tức bằng chứng hậu thuẫn cho cáo buộc của ông. “Những gì chúng tôi cần là bằng chứng chứ không phải những tuyên bố”, bà Collins nói với kênh CBS. Bà Collins cũng cho biết chưa tìm thấy bằng chứng cho thấy sự thông đồng giữa chiến dịch của Trump với Nga, nhưng “chúng tôi mới đang ở giai đoạn rất sớm của cuộc điều tra”.
Tuần trước, do sức ép, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Jeff Sessions phải tuyên bố tự loại mình ra khỏi bất kỳ cuộc điều tra nào liên quan đến cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2016. Động thái này diễn ra sau khi ông Sessions bị lộ đã có cuộc gặp với đại sứ Nga vào năm ngoái, mặc dù ông tuyên bố mình không làm gì sai khi không công bố thông tin về cuộc gặp này.
Hồi tháng 2, cố vấn an ninh quốc gia đầu tiên của Trump là Michael Flynn đã từ chức sau khi bị lộ việc đã thảo luận với phía đại sứ Nga ở New York về lệnh trừng phạt của Mỹ trước khi ông Trump nhậm chức.
Ông Josh Earnest, thư ký báo chí Nhà Trắng thời Tổng thống Obama, nói ông Obama không có thẩm quyền đơn phương ra lệnh nghe lén một công dân Mỹ. “Tổng thống không thể ra lệnh cho Cục Điều tra Liên bang (FBI) về tiến hành điều tra như thế nào”, ông Earnest nói với ABC.
Hãng tin Reuters cho biết, nếu được tiến hành, cuộc điều tra này sẽ nằm trong cuộc điều tra mà Quốc hội Mỹ đang thực hiện về “nghi án” Nga gây ảnh hưởng lên cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.
Đề nghị trên được Nhà Trắng đưa ra chỉ một ngày sau khi Tổng thống Donald Trump cáo buộc - dù không đưa ra bằng chứng - rằng trong cuộc bầu cử năm ngoái, Tổng thống khi đó là ông Obama đã ra lệnh nghe lén các cuộc điện thoại tại trụ sở chiến dịch tranh cử của ông Trump ở cao ốc Trump Tower ở New York.
Phát ngôn viên Nhà Trắng Sean Spicer tuyên bố Tổng thống Trump và các quan chức chính quyền ông sẽ không có thêm bất kỳ bình luận nào cho tới khi Quốc hội hoàn tất việc điều tra. Tuyên bố này được xem là chặn đứng những nỗ lực nhằm buộc ông Trump phải giải thích những cáo buộc mà ông đưa ra.
“Thông tin về nhưng cuộc điều tra có thể có động cơ chính trị ngay trước cuộc bầu cử năm 2016 là rất đáng lo ngại”, ông Spicer nói trong một tuyên bố.
Nghị sỹ Devin Nunes, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ, cơ quan đang tiến hành điều tra về mối liên hệ giữa Nga với chiến dịch tranh cử của ông Trump, ngày 5/3 ra một tuyên bố nói rằng vấn đề nghe lén chiến dịch tranh cử sẽ là một phần của cuộc điều tra này.
Cáo buộc cho rằng chiến dịch tranh cử của mình bị nghe lén đã được ông Trump đưa ra trong một loạt dòng trạng thái (tweet) trên mạng xã hội Twitter vào sáng sớm ngày thứ Bảy. Động thái này được tân Tổng thống Mỹ đưa ra trong bối cảnh sự chú ý gia tăng xung quanh những cáo buộc rằng chiến dịch tranh cử của ông có quan hệ với Nga.
Một phát ngôn viên của ông Obama đã phủ nhận cáo buộc của ông Trump, nói rằng “nguyên tắc hàng đầu” là không một quan chức Nhà Trắng nào được can thiệp vào các cuộc điều tra độc lập của Bộ Tư pháp.
Theo luật của Mỹ, một tòa án liên bang phải tìm ra được bằng chứng cho thấy rằng mục tiêu của việc nghe lén là “gián điệp của một cường quốc nước ngoài” thì mới có thể phê chuẩn lệnh cho phép nghe lén các cuộc điện thoại ở Trump Tower.
“Không hề có một hoạt động nghe lén nào như vậy nhằm vào Tổng thống đắc cử khi đó, hay ông ấy khi còn là ứng cử viên, hay chiến chiến dịch tranh cử của ông ấy”, cựu Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia Mỹ James Clapper, người đã nghỉ hưu vào cuối nhiệm kỳ của ông Obama, phát biểu trên kênh NBC ngày 5/3.
Trong một báo cáo hồi tháng 1 về kết quả điều tra “nghi án” Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ 2016, ông Clapper nói “không có bằng chứng nào” về sự thông đồng giữa chiến dịch của ông Trump với Nga. Tuy nhiên, ngày 5/3, ông Clapper nói “những bằng chứng có thể đã xuất hiện sau khi tôi rời Chính phủ”.
Nhà Trắng ngày 5/3 không đưa ra bằng chứng nào để hậu thuẫn cho cáo buộc của ông Trump. Xuất hiện trên kênh ABC, phát ngôn viên Nhà Trắng Sarah Huckabee Sanders, nói ông Trump “đã nói rõ rằng ông ấy tin, và yêu cầu chúng tôi đi đến cùng trong vụ này. Hãy phơi bày sự thật”.
Trong khi đó, Đảng Dân chủ cáo buộc Trump tìm cách phân tán sự chú ý khỏi cuộc tranh cãi ngày càng gay gắt xung quanh khả năng chiến dịch tranh cử của ông có quan hệ với Nga. Chính quyền Trump đang chịu sức ép từ Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) và các cuộc điều tra của cả Hạ viện và Thượng viện nhằm vào liên lạc giữa các thành viên trong chiến dịch tranh cử của ông với giới chức Nga.
Thượng nghị sỹ Dân chủ Chuck Schumer đến từ New York nói hoặc là Trump đã đưa ra cáo buộc sai, hoặc tòa án đã phát hiện thấy nguyên nhân để ra lệnh nghe lén. “Dù gì đi chăng nữa, thì Tổng thống cũng đang gặp rắc rối”, ông Schumer nói với kênh NBC. Nghị sỹ này nói thêm rằng nếu Trump đang tung tin sai lệch thì “điều này cho thấy Tổng thống không biết cư xử thế nào cho đúng”.
Thượng nghị sỹ Susan Collins thuộc Ủy ban Tình báo Thượng viện nói ông Trump cần cung cấp ngay lập tức bằng chứng hậu thuẫn cho cáo buộc của ông. “Những gì chúng tôi cần là bằng chứng chứ không phải những tuyên bố”, bà Collins nói với kênh CBS. Bà Collins cũng cho biết chưa tìm thấy bằng chứng cho thấy sự thông đồng giữa chiến dịch của Trump với Nga, nhưng “chúng tôi mới đang ở giai đoạn rất sớm của cuộc điều tra”.
Tuần trước, do sức ép, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Jeff Sessions phải tuyên bố tự loại mình ra khỏi bất kỳ cuộc điều tra nào liên quan đến cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2016. Động thái này diễn ra sau khi ông Sessions bị lộ đã có cuộc gặp với đại sứ Nga vào năm ngoái, mặc dù ông tuyên bố mình không làm gì sai khi không công bố thông tin về cuộc gặp này.
Hồi tháng 2, cố vấn an ninh quốc gia đầu tiên của Trump là Michael Flynn đã từ chức sau khi bị lộ việc đã thảo luận với phía đại sứ Nga ở New York về lệnh trừng phạt của Mỹ trước khi ông Trump nhậm chức.
Ông Josh Earnest, thư ký báo chí Nhà Trắng thời Tổng thống Obama, nói ông Obama không có thẩm quyền đơn phương ra lệnh nghe lén một công dân Mỹ. “Tổng thống không thể ra lệnh cho Cục Điều tra Liên bang (FBI) về tiến hành điều tra như thế nào”, ông Earnest nói với ABC.