Nhà Trắng tuyên bố rút khỏi TPP ngay sau khi Trump nhậm chức
Chính quyền của tân Tổng thống Mỹ tuyên bố một chiến lược thương mại nhằm bảo vệ việc làm cho người Mỹ
Chính quyền của tân Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20/1 đã tuyên bố một chiến lược thương mại nhằm bảo vệ việc làm cho người Mỹ, bắt đầu bằng việc rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Một tuyên bố được Nhà Trắng đưa ra ngay sau lễ nhậm chức của ông Trump cũng nói, nước Mỹ sẽ “xử lý các quốc gia vi phạm các thỏa thuận thương mại, gây thiệt hại cho người lao động Mỹ”.
Tuyên bố còn cho biết ông Trump muốn đàm phán lại Hiệp định Tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA), thỏa thuận được ký kết vào năm 1994 giữa Mỹ, Canada và Mexico.
“Trong một thời gian quá dài, người Mỹ đã buộc phải chấp nhận những thỏa thuận thương mại đặt lợi ích của người ngoài và giới tinh hoa ở Washington lên trên những người lao động nhọc nhằn của đất nước này”, hãng tin Reuters trích tuyên bố.
“Kết quả là, những thị trấn và thành phố của tầng lớp lao động ở Mỹ đã phải chứng kiến các nhà máy của họ bị đóng cửa và những công việc thu nhập tốt bị chuyển ra nước ngoài. Cùng với đó, thâm hụt thương mại của Mỹ ngày càng lớn và ngành sản xuất bị thu hẹp”.
Tuyên bố nói “những thỏa thuận cứng rắn và bình đẳng” về thương mại có thể được dùng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Mỹ và đưa hàng triệu việc làm trở lại với nước Mỹ.
“Chiến lược này bắt đầu bằng việc rút khỏi TPP và đảm bảo rằng bất kỳ thỏa thuận thương mại nào mới cũng vì lợi ích của người lao động Mỹ”, tuyên bố viết.
Cũng theo tuyên bố, nếu các đối tác của Mỹ trong NAFTA từ chối trao cho người lao động Mỹ một thỏa thuận bình đẳng thông qua đàm phán lại, thì “Tổng thống sẽ thông báo về kế hoạch của Mỹ rút khỏi NAFTA”.
Bản tuyên bố kết luận “thông qua việc đạt được những thỏa thuận thương mại bình đẳng nhưng cứng rắn, chúng ta có thể đưa việc làm trở lại cho nước Mỹ, giúp tăng lương, bảo vệ ngành sản xuất của Mỹ”.
TPP, thỏa thuận mà Mỹ đã ký kết nhưng chưa được Quốc hội nước này phê chuẩn, là trụ cột kinh tế chính trong chiến lược xoay trục về phía châu Á-Thái Bình Dương của chính quyền Barack Obama, trong bối cảnh Trung Quốc đang nổi lên nhanh chóng.
Những người ủng hộ TPP lo ngại việc từ bỏ thỏa thuận mất nhiều năm trời mới đàm phán xong này có thể củng cố ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc trong khu vực, gây thiệt hại cho Mỹ.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin Bloomberg ngày 20/1 ngay trước khi ông Trump nhậm chức, Bộ trưởng Bộ Thương mại Canada Francois-Philippe Champagne cho biết nước này hy vọng TPP sẽ “sống sót” dù không có Mỹ.
Quan điểm này của Canada tương tự như quan điểm mà một số nước thành viên khác của TPP như Australia và Nhật Bản đã đưa ra trước đó.
Trong chiến dịch tranh cử Tổng thống, ông Trump đã khiến các quốc gia trong TPP lo ngại khi thể hiện sự phản đối mạnh mẽ với hiệp định này. Ông cũng dọa sẽ đánh thuế mạnh tay với hàng hóa Trung Quốc và “dán nhãn” nước này là một quốc gia thao túng tỷ giá.
Trong một tuyên bố ra ngày 21/1, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bày tỏ mong muốn tăng cường quan hệ bền chặt với Mỹ và muốn gặp ông Trump sớm nhất có thể.
Chính phủ Trung Quốc ngày 20/1 thì nói, nước này và Mỹ có thể giải quyết bất đồng thương mại thông qua đàm phán, trong khi truyền thông nhà nước Trung Quốc tiếp tục cảnh báo việc trả đũa nếu ông Trump châm ngòi cho một cuộc chiến thương mại giữa hai nước.
Một tuyên bố được Nhà Trắng đưa ra ngay sau lễ nhậm chức của ông Trump cũng nói, nước Mỹ sẽ “xử lý các quốc gia vi phạm các thỏa thuận thương mại, gây thiệt hại cho người lao động Mỹ”.
Tuyên bố còn cho biết ông Trump muốn đàm phán lại Hiệp định Tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA), thỏa thuận được ký kết vào năm 1994 giữa Mỹ, Canada và Mexico.
“Trong một thời gian quá dài, người Mỹ đã buộc phải chấp nhận những thỏa thuận thương mại đặt lợi ích của người ngoài và giới tinh hoa ở Washington lên trên những người lao động nhọc nhằn của đất nước này”, hãng tin Reuters trích tuyên bố.
“Kết quả là, những thị trấn và thành phố của tầng lớp lao động ở Mỹ đã phải chứng kiến các nhà máy của họ bị đóng cửa và những công việc thu nhập tốt bị chuyển ra nước ngoài. Cùng với đó, thâm hụt thương mại của Mỹ ngày càng lớn và ngành sản xuất bị thu hẹp”.
Tuyên bố nói “những thỏa thuận cứng rắn và bình đẳng” về thương mại có thể được dùng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Mỹ và đưa hàng triệu việc làm trở lại với nước Mỹ.
“Chiến lược này bắt đầu bằng việc rút khỏi TPP và đảm bảo rằng bất kỳ thỏa thuận thương mại nào mới cũng vì lợi ích của người lao động Mỹ”, tuyên bố viết.
Cũng theo tuyên bố, nếu các đối tác của Mỹ trong NAFTA từ chối trao cho người lao động Mỹ một thỏa thuận bình đẳng thông qua đàm phán lại, thì “Tổng thống sẽ thông báo về kế hoạch của Mỹ rút khỏi NAFTA”.
Bản tuyên bố kết luận “thông qua việc đạt được những thỏa thuận thương mại bình đẳng nhưng cứng rắn, chúng ta có thể đưa việc làm trở lại cho nước Mỹ, giúp tăng lương, bảo vệ ngành sản xuất của Mỹ”.
TPP, thỏa thuận mà Mỹ đã ký kết nhưng chưa được Quốc hội nước này phê chuẩn, là trụ cột kinh tế chính trong chiến lược xoay trục về phía châu Á-Thái Bình Dương của chính quyền Barack Obama, trong bối cảnh Trung Quốc đang nổi lên nhanh chóng.
Những người ủng hộ TPP lo ngại việc từ bỏ thỏa thuận mất nhiều năm trời mới đàm phán xong này có thể củng cố ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc trong khu vực, gây thiệt hại cho Mỹ.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin Bloomberg ngày 20/1 ngay trước khi ông Trump nhậm chức, Bộ trưởng Bộ Thương mại Canada Francois-Philippe Champagne cho biết nước này hy vọng TPP sẽ “sống sót” dù không có Mỹ.
Quan điểm này của Canada tương tự như quan điểm mà một số nước thành viên khác của TPP như Australia và Nhật Bản đã đưa ra trước đó.
Trong chiến dịch tranh cử Tổng thống, ông Trump đã khiến các quốc gia trong TPP lo ngại khi thể hiện sự phản đối mạnh mẽ với hiệp định này. Ông cũng dọa sẽ đánh thuế mạnh tay với hàng hóa Trung Quốc và “dán nhãn” nước này là một quốc gia thao túng tỷ giá.
Trong một tuyên bố ra ngày 21/1, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bày tỏ mong muốn tăng cường quan hệ bền chặt với Mỹ và muốn gặp ông Trump sớm nhất có thể.
Chính phủ Trung Quốc ngày 20/1 thì nói, nước này và Mỹ có thể giải quyết bất đồng thương mại thông qua đàm phán, trong khi truyền thông nhà nước Trung Quốc tiếp tục cảnh báo việc trả đũa nếu ông Trump châm ngòi cho một cuộc chiến thương mại giữa hai nước.