“Nhân dân tệ sẽ giành vị trí đồng tiền dự trữ của USD”
Cuối năm 2013, Nhân dân tệ đã trở thành đồng tiền được sử dụng nhiều thứ nhì trong tài chính thương mại
Đồng Nhân dân tệ sẽ đến lúc vượt qua đồng USD của Mỹ để trở thành đồng tiền dự trữ số 1 thế giới. Đây là kết quả cuộc một cuộc thăm dò ý kiến với sự tham gia của các nhà đầu tư tổ chức vừa được công bố ngày 27/2.
Trang CNBC cho biết, cuộc thăm dò nói trên được thực hiện bởi công ty dịch vụ tài chính State Street của Mỹ và bộ phận thông tin kinh tế Economist Intelligence Unit (EIU) thuộc tạp chí danh tiếng The Economist. Có hơn 200 nhà đầu tư tổ chức - trong đó có 100 đặt trụ sở tại Trung Quốc đại lục, và 100 ở các quốc gia khác - tham gia vào cuộc thăm dò này.
Kết quả cho thấy, có 53% số nhà đầu tư tổ chức được khảo sát ý kiến dự báo đồng Nhân dân tệ sẽ vượt qua đồng USD để trở thành đồng tiền dự trữ chính của thế giới.
Sự lạc quan này được thể hiện rõ nét hơn ở Trung Quốc. Có 62% số nhà đầu tư tổ chức đặt trụ sở ở đây được hỏi dự báo, đồng “bạc đỏ” Nhân dân tệ sẽ là đồng tiền toàn cầu trong tương lai không xa. Đối với các nhà đầu tư bên ngoài Trung Quốc, tỷ lệ đưa ra nhận định tương tự là 43%.
“Với ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc gia tăng, tầm quan trọng toàn cầu của đồng Nhân dân tệ sẽ ngày càng lớn. Thế giới đã thuộc về đồng “bạc xanh” trong nhiều thập kỷ, trong đó đồng USD là đồng tiền dự trữ chính của thế giới. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, thế giới “bạc đỏ” - trong đó đồng Nhân dân tệ chiếm vị trí đồng tiền chủ chốt - đang ngày càng có khả năng trở thành hiện thực”, báo cáo viết.
Những nhận định mà báo cáo này đưa ra đồng điệu với quan điểm của ông Yves Mersch, thành viên Hội đồng điều hành Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB). Phát biểu hôm 26/2, ông Mersch cho rằng, đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc đang giữ vai trò mỗi lúc một lớn trong thương mại và đầu tư quốc tế, và sẽ đến lúc có thể thách thức địa vị của đồng USD.
Mặc dù vậy, những người có thái độ hoài nghi đối với quá trình quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ nói rằng, đồng tiền này sẽ không bao giờ có được mức thành khoản cần thiết đối với tất cả các loại tài sản để trở thành một đồng tiền dự trữ khả thi. Họ cũng cho rằng, mọi người sẽ không tin tưởng đồng Nhân dân tệ với tư cách một kênh lưu trữ giá trị.
Mặc dù vẫn được Trung Quốc kiểm soát ngặt nghèo, ảnh hưởng của đồng Nhân dân tệ trên toàn cầu đang ngày càng tăng nhanh. Đến cuối năm 2013, Nhân dân tệ đã trở thành đồng tiền được sử dụng nhiều thứ nhì trong tài chính thương mại, và đồng tiền được sử dụng nhiều thứ 9 trong thanh toán toàn cầu.
Các diễn biến gần đây của tỷ giá đồng Nhân dân tệ đã làm dấy lên như đồn đoán cho rằng Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) sắp sẵn sàng nới lỏng biên độ dao động tỷ giá đồng tiền này - một bước tiến tới tự do hóa đồng tiền. Đồng Nhân dân tệ hiện được cho phép tăng giảm 1% so với đồng USD mỗi ngày.
Theo giới quan sát, vai trò lớn hơn của đồng Nhân dân tệ trên thị trường toàn cầu sẽ đòi hỏi chính sách tài chính của Trung Quốc được tự do hóa, bao gồm giảm can thiệp tỷ giá, tự do hóa lãi suất, và nới lỏng các quy định về kiểm soát dòng vốn.
2/3 số nhà đầu tư tổ chức được hỏi trong cuộc thăm dò của State Street và EIU dự kiến Bắc Kinh sẽ hoàn tất quá trình tự do hóa tài chính trong vòng 10 năm. Trong đó, phần đông dự kiến những cải cách lớn sẽ được thực thi trong vòng 5 năm tới.
Tự do hóa tài chính tại Trung Quốc đại lục bắt đầu manh nha từ năm 2009. Khi đó, Chính phủ Trung Quốc quyết định cho phép dùng đồng Nhân dân tệ để thanh toán cho các hoạt động thương mại qua biên giới, nới lỏng quy trình niêm yết trái phiếu ở nước ngoài, và giới thiệu chương trình các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài đủ điều kiện mua trái phiếu Nhân dân tệ.
Tuy nhiên, đến nay, các cải cách này mới chỉ diễn ra trong điều kiện hạn hẹp, với mức hạn ngạch ngặt nghèo về số tiền được đưa qua biên giới mỗi lần. Năm ngoái, Trung Quốc mở khu thương mại tự do Thượng Hải như một khu vực thí điểm cho các cải cách tài chính, bao gồm tự do chuyển đổi đồng Nhân dân tệ.
Trang CNBC cho biết, cuộc thăm dò nói trên được thực hiện bởi công ty dịch vụ tài chính State Street của Mỹ và bộ phận thông tin kinh tế Economist Intelligence Unit (EIU) thuộc tạp chí danh tiếng The Economist. Có hơn 200 nhà đầu tư tổ chức - trong đó có 100 đặt trụ sở tại Trung Quốc đại lục, và 100 ở các quốc gia khác - tham gia vào cuộc thăm dò này.
Kết quả cho thấy, có 53% số nhà đầu tư tổ chức được khảo sát ý kiến dự báo đồng Nhân dân tệ sẽ vượt qua đồng USD để trở thành đồng tiền dự trữ chính của thế giới.
Sự lạc quan này được thể hiện rõ nét hơn ở Trung Quốc. Có 62% số nhà đầu tư tổ chức đặt trụ sở ở đây được hỏi dự báo, đồng “bạc đỏ” Nhân dân tệ sẽ là đồng tiền toàn cầu trong tương lai không xa. Đối với các nhà đầu tư bên ngoài Trung Quốc, tỷ lệ đưa ra nhận định tương tự là 43%.
“Với ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc gia tăng, tầm quan trọng toàn cầu của đồng Nhân dân tệ sẽ ngày càng lớn. Thế giới đã thuộc về đồng “bạc xanh” trong nhiều thập kỷ, trong đó đồng USD là đồng tiền dự trữ chính của thế giới. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, thế giới “bạc đỏ” - trong đó đồng Nhân dân tệ chiếm vị trí đồng tiền chủ chốt - đang ngày càng có khả năng trở thành hiện thực”, báo cáo viết.
Những nhận định mà báo cáo này đưa ra đồng điệu với quan điểm của ông Yves Mersch, thành viên Hội đồng điều hành Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB). Phát biểu hôm 26/2, ông Mersch cho rằng, đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc đang giữ vai trò mỗi lúc một lớn trong thương mại và đầu tư quốc tế, và sẽ đến lúc có thể thách thức địa vị của đồng USD.
Mặc dù vậy, những người có thái độ hoài nghi đối với quá trình quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ nói rằng, đồng tiền này sẽ không bao giờ có được mức thành khoản cần thiết đối với tất cả các loại tài sản để trở thành một đồng tiền dự trữ khả thi. Họ cũng cho rằng, mọi người sẽ không tin tưởng đồng Nhân dân tệ với tư cách một kênh lưu trữ giá trị.
Mặc dù vẫn được Trung Quốc kiểm soát ngặt nghèo, ảnh hưởng của đồng Nhân dân tệ trên toàn cầu đang ngày càng tăng nhanh. Đến cuối năm 2013, Nhân dân tệ đã trở thành đồng tiền được sử dụng nhiều thứ nhì trong tài chính thương mại, và đồng tiền được sử dụng nhiều thứ 9 trong thanh toán toàn cầu.
Các diễn biến gần đây của tỷ giá đồng Nhân dân tệ đã làm dấy lên như đồn đoán cho rằng Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) sắp sẵn sàng nới lỏng biên độ dao động tỷ giá đồng tiền này - một bước tiến tới tự do hóa đồng tiền. Đồng Nhân dân tệ hiện được cho phép tăng giảm 1% so với đồng USD mỗi ngày.
Theo giới quan sát, vai trò lớn hơn của đồng Nhân dân tệ trên thị trường toàn cầu sẽ đòi hỏi chính sách tài chính của Trung Quốc được tự do hóa, bao gồm giảm can thiệp tỷ giá, tự do hóa lãi suất, và nới lỏng các quy định về kiểm soát dòng vốn.
2/3 số nhà đầu tư tổ chức được hỏi trong cuộc thăm dò của State Street và EIU dự kiến Bắc Kinh sẽ hoàn tất quá trình tự do hóa tài chính trong vòng 10 năm. Trong đó, phần đông dự kiến những cải cách lớn sẽ được thực thi trong vòng 5 năm tới.
Tự do hóa tài chính tại Trung Quốc đại lục bắt đầu manh nha từ năm 2009. Khi đó, Chính phủ Trung Quốc quyết định cho phép dùng đồng Nhân dân tệ để thanh toán cho các hoạt động thương mại qua biên giới, nới lỏng quy trình niêm yết trái phiếu ở nước ngoài, và giới thiệu chương trình các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài đủ điều kiện mua trái phiếu Nhân dân tệ.
Tuy nhiên, đến nay, các cải cách này mới chỉ diễn ra trong điều kiện hạn hẹp, với mức hạn ngạch ngặt nghèo về số tiền được đưa qua biên giới mỗi lần. Năm ngoái, Trung Quốc mở khu thương mại tự do Thượng Hải như một khu vực thí điểm cho các cải cách tài chính, bao gồm tự do chuyển đổi đồng Nhân dân tệ.