“Nhập siêu năm nay sẽ không vượt 20 tỷ USD”
Nhận định của ông Nguyễn Thành Biên, Thứ trưởng Bộ Công Thương, về nhập siêu năm 2008
Nhập siêu tuy đã được khống chế dưới 1 tỷ USD/tháng, nhưng trong vài tháng gần đây lại đang có xu hướng tăng lên.
Cụ thể, mức nhập siêu tháng sáu là 736 triệu USD nhưng sang đến tháng 7 đã tăng lên 753 triệu USD và tháng 8 dự kiến khoảng 900 triệu USD.
Trước vấn đề này, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8 vào chiều ngày 4/9, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên khẳng định Việt Nam vẫn có thể đạt được mục tiêu khống chế nhập siêu không vượt quá 20 tỷ USD vào cuối năm nay.
Trả lời câu hỏi của VnEconomy, ông Biên cho biết, có ba yếu tố khách quan tác động đến nhập siêu trong những tháng cuối năm.
Thứ nhất, giá một số mặt hàng chúng ta phải phụ thuộc vào nhập khẩu đã và đang có xu hướng giảm như dầu thô, xăng dầu, sắt thép, phôi thép, phân đạm… Đây là yếu tố sẽ tác động đến giảm giá hàng nhập khẩu của chúng ta trong những tháng còn lại.
Thứ hai, nhu cầu trong nước những tháng cuối năm phụ thuộc vào lượng hàng các doanh nghiệp đã nhập khẩu trong quý 2 và tháng 7 tháng 8. Trong khi đó, nhiều mặt hàng doanh nghiệp nhập khẩu trong 8 tháng đầu năm đã vượt xa con số của cùng kỳ năm 2007.
Trong 8 tháng đầu năm, tính riêng về lượng, nhập khẩu thép thành phẩm đã tăng 36%, phôi thép tăng 46%, phân bón tăng 5%, urê tăng 48%, xăng dầu, mặt hàng chúng ta phải tiết kiệm do giá cả tăng cao, cũng tăng trên 13%...
Thứ ba, những chính sách của Chính phủ vừa qua như giãn tiến độ, giảm đầu tư, hay tiết kiệm, chống lãng phí… khiến nhu cầu sử dụng của nhiều mặt hàng, đặc biệt là vật tư, thiết bị, nguyên vật liệu, cũng sẽ giảm.
Theo ông Biên, với tình hình này, nhập khẩu trong các tháng tới sẽ không có tăng trưởng đột biến.
Về các giải pháp giảm nhập siêu những tháng cuối năm, ông Biên cho biết, Bộ Công Thương cùng với các bộ, ngành sẽ tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về tăng cường xuất khẩu, kiềm chế nhập khẩu để giảm nhập siêu.
Ông tính toán rằng trong tám tháng đầu năm, xuất khẩu đã đạt 43,3 tỷ USD. Nếu mỗi tháng còn lại phấn đấu đạt mức xuất khẩu tối thiểu 5,5 tỷ USD/tháng, thấp hơn so với con số thực hiện của tháng 6 và 7, thì cả năm 2008 sẽ đạt tổng kim ngạch xuất khẩu khoảng 65 tỷ.
Con số này so với 48,4 tỷ USD xuất khẩu của năm 2007 đã tăng trên 34%. Theo ông Biên, tăng trưởng xuất khẩu năm nay chắc chắn sẽ vượt chỉ tiêu để ra ban đầu là 22%, kể cả so với con số điều chỉnh sau đó là 25%. “Mức phấn đấu tăng trưởng xuất khẩu trong năm nay sẽ là trên 30%”, ông Biên nói.
Với nhập khẩu, quan điểm của Chính phủ, cũng như các giải pháp của Bộ Công Thương gần đây đều cho thấy quyết tâm kiềm chế nhập siêu với nhiều giải pháp “mạnh tay”.
Gần đây nhất là ngày 29/8, Chính phủ đã có văn bản yêu cầu Bộ Công Thương thực hiện triệt để các biện pháp thuế và phi thuế, các biện pháp kinh tế vi mô và vĩ mô để phát triển xuất khẩu và hạn chế nhập siêu.
Nhiều giải pháp để kiểm soát nhập khẩu những mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu đã được áp dụng như khống chế cho vay đối với doanh nghiệp nhập khẩu tiêu dùng, tăng biểu thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, áp dụng thu thuế ngay tại cửa khẩu khi thông quan…
Cũng theo ông Biên, nhiều biện pháp phi thuế quan cũng được triển khai đồng bộ như tăng cường kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu, áp dụng các quy định dán tem, dán nhãn mác, hay quy định các địa điểm thông quan đối với một số mặt hàng để kiểm soát.
Gần đây nhất, bộ này còn áp dụng chính sách cấp giấy phép tự động đối với một số mặt hàng cần kiểm soát và hạn chế nhập khẩu.
Tuy nhiện, ông Biên cũng cho rằng nhiệm vụ kiềm chế nhập siêu những tháng còn lại vẫn còn khó khăn, nhất là những tháng cuối năm thường nhu cầu tiêu dùng, nhu cầu sử dụng nhiều mặt hàng tăng mạnh.
Cụ thể, mức nhập siêu tháng sáu là 736 triệu USD nhưng sang đến tháng 7 đã tăng lên 753 triệu USD và tháng 8 dự kiến khoảng 900 triệu USD.
Trước vấn đề này, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8 vào chiều ngày 4/9, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên khẳng định Việt Nam vẫn có thể đạt được mục tiêu khống chế nhập siêu không vượt quá 20 tỷ USD vào cuối năm nay.
Trả lời câu hỏi của VnEconomy, ông Biên cho biết, có ba yếu tố khách quan tác động đến nhập siêu trong những tháng cuối năm.
Thứ nhất, giá một số mặt hàng chúng ta phải phụ thuộc vào nhập khẩu đã và đang có xu hướng giảm như dầu thô, xăng dầu, sắt thép, phôi thép, phân đạm… Đây là yếu tố sẽ tác động đến giảm giá hàng nhập khẩu của chúng ta trong những tháng còn lại.
Thứ hai, nhu cầu trong nước những tháng cuối năm phụ thuộc vào lượng hàng các doanh nghiệp đã nhập khẩu trong quý 2 và tháng 7 tháng 8. Trong khi đó, nhiều mặt hàng doanh nghiệp nhập khẩu trong 8 tháng đầu năm đã vượt xa con số của cùng kỳ năm 2007.
Trong 8 tháng đầu năm, tính riêng về lượng, nhập khẩu thép thành phẩm đã tăng 36%, phôi thép tăng 46%, phân bón tăng 5%, urê tăng 48%, xăng dầu, mặt hàng chúng ta phải tiết kiệm do giá cả tăng cao, cũng tăng trên 13%...
Thứ ba, những chính sách của Chính phủ vừa qua như giãn tiến độ, giảm đầu tư, hay tiết kiệm, chống lãng phí… khiến nhu cầu sử dụng của nhiều mặt hàng, đặc biệt là vật tư, thiết bị, nguyên vật liệu, cũng sẽ giảm.
Theo ông Biên, với tình hình này, nhập khẩu trong các tháng tới sẽ không có tăng trưởng đột biến.
Về các giải pháp giảm nhập siêu những tháng cuối năm, ông Biên cho biết, Bộ Công Thương cùng với các bộ, ngành sẽ tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về tăng cường xuất khẩu, kiềm chế nhập khẩu để giảm nhập siêu.
Ông tính toán rằng trong tám tháng đầu năm, xuất khẩu đã đạt 43,3 tỷ USD. Nếu mỗi tháng còn lại phấn đấu đạt mức xuất khẩu tối thiểu 5,5 tỷ USD/tháng, thấp hơn so với con số thực hiện của tháng 6 và 7, thì cả năm 2008 sẽ đạt tổng kim ngạch xuất khẩu khoảng 65 tỷ.
Con số này so với 48,4 tỷ USD xuất khẩu của năm 2007 đã tăng trên 34%. Theo ông Biên, tăng trưởng xuất khẩu năm nay chắc chắn sẽ vượt chỉ tiêu để ra ban đầu là 22%, kể cả so với con số điều chỉnh sau đó là 25%. “Mức phấn đấu tăng trưởng xuất khẩu trong năm nay sẽ là trên 30%”, ông Biên nói.
Với nhập khẩu, quan điểm của Chính phủ, cũng như các giải pháp của Bộ Công Thương gần đây đều cho thấy quyết tâm kiềm chế nhập siêu với nhiều giải pháp “mạnh tay”.
Gần đây nhất là ngày 29/8, Chính phủ đã có văn bản yêu cầu Bộ Công Thương thực hiện triệt để các biện pháp thuế và phi thuế, các biện pháp kinh tế vi mô và vĩ mô để phát triển xuất khẩu và hạn chế nhập siêu.
Nhiều giải pháp để kiểm soát nhập khẩu những mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu đã được áp dụng như khống chế cho vay đối với doanh nghiệp nhập khẩu tiêu dùng, tăng biểu thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, áp dụng thu thuế ngay tại cửa khẩu khi thông quan…
Cũng theo ông Biên, nhiều biện pháp phi thuế quan cũng được triển khai đồng bộ như tăng cường kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu, áp dụng các quy định dán tem, dán nhãn mác, hay quy định các địa điểm thông quan đối với một số mặt hàng để kiểm soát.
Gần đây nhất, bộ này còn áp dụng chính sách cấp giấy phép tự động đối với một số mặt hàng cần kiểm soát và hạn chế nhập khẩu.
Tuy nhiện, ông Biên cũng cho rằng nhiệm vụ kiềm chế nhập siêu những tháng còn lại vẫn còn khó khăn, nhất là những tháng cuối năm thường nhu cầu tiêu dùng, nhu cầu sử dụng nhiều mặt hàng tăng mạnh.