Nhập siêu tháng 10 chính thức vượt 1 tỷ USD
Lần đầu tiên kể từ tháng 5/2010, nhập siêu vượt mốc 1 tỷ USD trong tháng 10, theo số liệu từ Tổng cục Hải quan
Sau khi diễn biến tình hình xuất nhập khẩu tháng 9 trên thực tế không cho kết quả nhập siêu ở mức 1,1 tỷ USD như dự báo của Tổng cục Thống kê, đến tháng 10, con số này đã hiện thực.
Theo số liệu vừa được Tổng cục Hải quan công bố ngày 16/11, kim ngạch xuất khẩu tháng 10 đạt 6,23 tỷ USD, tăng khoảng 2,1% so với tháng 9; nhập khẩu đạt 7,3 tỷ USD, tăng tới 4,7% trong cùng so sánh.
Với mức tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu cao hơn xuất khẩu, nhập siêu tháng 10 đã doãng xa hơn so với tháng 9, lên mức xấp xỉ 1,07 tỷ USD. Như vậy, đây là lần đầu tiên kể từ tháng 5, nhập siêu vượt mốc 1 tỷ USD.
Nhìn trên tổng thể, xuất khẩu đã có một tháng tương đối thành công khi chỉ có 9/35 nhóm, mặt hàng giảm kim ngạch so với tháng trước. Đáng chú ý, nhóm đá quý, kim loại quý và sản phẩm có kim ngạch giảm tới 92,8% so với tháng 9. Ngoài ra, than đá, quặng khoáng sản và hóa chất cũng là các mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch giảm sâu.
Nhưng bù lại, nhiều sản phẩm tăng mạnh về kim ngạch xuất khẩu, đáng lưu lý là gạo, chất dẻo nguyên liệu, sản phẩm gốm sứ, sản phẩm từ sắt thép, phương tiện vận tải và phụ tùng… Một số mặt hàng xác định được về lượng cũng cho thấy xuất khẩu đang có lợi về giá, đặc biệt là hạt điều, cà phê, hạt tiêu, gạo, sắn và sản phẩm, than đá, dầu thô, cao su, sắt thép các loại…
Phía nhập khẩu, dù tổng kim ngạch tháng 10 vẫn tăng so với tháng 9 nhưng nhìn chi tiết các mặt hàng, có tới 20/43 sản phẩm kim ngạch giảm so với tháng trước dù giảm không lớn, cao nhất là sản phẩm từ dầu mỏ giảm 30,4%.
Ngược lại, một số nhóm hàng có kim ngạch tăng rất cao so với tháng 9 như lúa mỳ tăng 192,3%; phân bón cac loại tăng 53%; thuốc trừ sâu nguyên liệu tăng 32,5%. Đặc biệt là đá quý, kim loại quý và sản phẩm tăng tới 354,8%, phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 697,9%...
Riêng với mặt hàng đá quý, kim loại quý và sản phẩm, sự biến động mạnh của giá vàng trong nước và lực cầu tăng thời gian qua đã tác động đến cán cân thương mại mặt hàng này. Trong tháng 10, cả nước đã xuất khẩu gần 31,1 triệu USD nhưng nhập khẩu đạt kim ngạch lớn hơn, xấp xỉ 95,7 triệu USD.
Như vậy, tính đến hết tháng 10, cả nước đã xuất khẩu đạt trên 57,83 tỷ USD kim ngạch tăng 23,4% so với cùng kỳ năm trước và đạt 94,8% kế hoạch cả năm.
Đã có 14 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, trong đó đứng đầu là dệt may với 9,04 tỷ USD. Giày dép và thủy sản đã đạt kim ngạch trên 4 tỷ USD, chiếm hai vị trí tiếp theo và đẩy dầu thô xuống thứ tư.
Tương tự, kim ngạch nhập khẩu đạt gần 67,24 tỷ USD, tăng 20,7% so với cùng kỳ năm trước và bằng 90,9% kế hoạch cả năm.
Nhập siêu tính đến thời điểm cuối tháng 10 đã ở mức 9,41 tỷ USD, tăng 6,3% so với cùng kỳ nhưng chỉ bằng 16,3% tổng kim ngạch xuất khẩu, cách rất xa chỉ tiêu 20%.
Theo số liệu vừa được Tổng cục Hải quan công bố ngày 16/11, kim ngạch xuất khẩu tháng 10 đạt 6,23 tỷ USD, tăng khoảng 2,1% so với tháng 9; nhập khẩu đạt 7,3 tỷ USD, tăng tới 4,7% trong cùng so sánh.
Với mức tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu cao hơn xuất khẩu, nhập siêu tháng 10 đã doãng xa hơn so với tháng 9, lên mức xấp xỉ 1,07 tỷ USD. Như vậy, đây là lần đầu tiên kể từ tháng 5, nhập siêu vượt mốc 1 tỷ USD.
Nhìn trên tổng thể, xuất khẩu đã có một tháng tương đối thành công khi chỉ có 9/35 nhóm, mặt hàng giảm kim ngạch so với tháng trước. Đáng chú ý, nhóm đá quý, kim loại quý và sản phẩm có kim ngạch giảm tới 92,8% so với tháng 9. Ngoài ra, than đá, quặng khoáng sản và hóa chất cũng là các mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch giảm sâu.
Nhưng bù lại, nhiều sản phẩm tăng mạnh về kim ngạch xuất khẩu, đáng lưu lý là gạo, chất dẻo nguyên liệu, sản phẩm gốm sứ, sản phẩm từ sắt thép, phương tiện vận tải và phụ tùng… Một số mặt hàng xác định được về lượng cũng cho thấy xuất khẩu đang có lợi về giá, đặc biệt là hạt điều, cà phê, hạt tiêu, gạo, sắn và sản phẩm, than đá, dầu thô, cao su, sắt thép các loại…
Phía nhập khẩu, dù tổng kim ngạch tháng 10 vẫn tăng so với tháng 9 nhưng nhìn chi tiết các mặt hàng, có tới 20/43 sản phẩm kim ngạch giảm so với tháng trước dù giảm không lớn, cao nhất là sản phẩm từ dầu mỏ giảm 30,4%.
Ngược lại, một số nhóm hàng có kim ngạch tăng rất cao so với tháng 9 như lúa mỳ tăng 192,3%; phân bón cac loại tăng 53%; thuốc trừ sâu nguyên liệu tăng 32,5%. Đặc biệt là đá quý, kim loại quý và sản phẩm tăng tới 354,8%, phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 697,9%...
Riêng với mặt hàng đá quý, kim loại quý và sản phẩm, sự biến động mạnh của giá vàng trong nước và lực cầu tăng thời gian qua đã tác động đến cán cân thương mại mặt hàng này. Trong tháng 10, cả nước đã xuất khẩu gần 31,1 triệu USD nhưng nhập khẩu đạt kim ngạch lớn hơn, xấp xỉ 95,7 triệu USD.
Như vậy, tính đến hết tháng 10, cả nước đã xuất khẩu đạt trên 57,83 tỷ USD kim ngạch tăng 23,4% so với cùng kỳ năm trước và đạt 94,8% kế hoạch cả năm.
Đã có 14 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, trong đó đứng đầu là dệt may với 9,04 tỷ USD. Giày dép và thủy sản đã đạt kim ngạch trên 4 tỷ USD, chiếm hai vị trí tiếp theo và đẩy dầu thô xuống thứ tư.
Tương tự, kim ngạch nhập khẩu đạt gần 67,24 tỷ USD, tăng 20,7% so với cùng kỳ năm trước và bằng 90,9% kế hoạch cả năm.
Nhập siêu tính đến thời điểm cuối tháng 10 đã ở mức 9,41 tỷ USD, tăng 6,3% so với cùng kỳ nhưng chỉ bằng 16,3% tổng kim ngạch xuất khẩu, cách rất xa chỉ tiêu 20%.