Nhật Bản sắp phóng vệ tinh siêu nhỏ của Việt Nam
Vệ tinh Pico-Dragon có hình lập phương với kích thước tương đối nhỏ, mỗi chiều dài 10 cm
Hãng tin Jiji dẫn lời Cơ quan Thám hiểm vũ trụ Nhật Bản cho biết, hôm 23/7, tàu vận tải Kounotori số 4 của nước này, dự kiến được phóng vào ngày 4/8 tới, sẽ mang theo một vệ tinh siêu nhỏ do Trung tâm Vệ tinh quốc gia Việt Nam phát triển.
Cụ thể, tàu vận tải Kounotori số 4 sẽ được phóng lên Trạm không gian quốc tế (ISS) bằng tên lửa H-2B từ Trung tâm Không gian Tanegashima. Trung tâm này nằm ở tỉnh Kagoshima, miền nam của Nhật Bản. Vệ tinh siêu nhỏ của Việt Nam có tên gọi Pico-Dragon, sẽ được thả từ modul thí nghiệm Kibo của Nhật Bản trên ISS.
Khác với vệ tinh địa tĩnh Vinasat-1 có kích thước rất lớn và hiện đại được phóng lên quỹ đạo, vệ tinh đầu tiên chế tạo tại Việt Nam, Pico-Dragon, có hình lập phương với kích thước tương đối nhỏ, mỗi chiều dài 10 cm, có khả năng chụp được những tấm ảnh về trái đất và thông tin liên lạc qua radio nghiệp dư.
Theo Cơ quan Thám hiểm vũ trụ Nhật Bản, việc phát triển vệ tinh Pico-Dragon là nhằm phục vụ cho những công tác nghiên cứu và đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ còn non trẻ của Việt Nam. Dự tính, sản phẩm vệ tinh siêu nhỏ này của Việt Nam sẽ hoạt động trên vũ trụ với tuổi thọ trong khoảng 6 tháng.
Cụ thể, tàu vận tải Kounotori số 4 sẽ được phóng lên Trạm không gian quốc tế (ISS) bằng tên lửa H-2B từ Trung tâm Không gian Tanegashima. Trung tâm này nằm ở tỉnh Kagoshima, miền nam của Nhật Bản. Vệ tinh siêu nhỏ của Việt Nam có tên gọi Pico-Dragon, sẽ được thả từ modul thí nghiệm Kibo của Nhật Bản trên ISS.
Khác với vệ tinh địa tĩnh Vinasat-1 có kích thước rất lớn và hiện đại được phóng lên quỹ đạo, vệ tinh đầu tiên chế tạo tại Việt Nam, Pico-Dragon, có hình lập phương với kích thước tương đối nhỏ, mỗi chiều dài 10 cm, có khả năng chụp được những tấm ảnh về trái đất và thông tin liên lạc qua radio nghiệp dư.
Theo Cơ quan Thám hiểm vũ trụ Nhật Bản, việc phát triển vệ tinh Pico-Dragon là nhằm phục vụ cho những công tác nghiên cứu và đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ còn non trẻ của Việt Nam. Dự tính, sản phẩm vệ tinh siêu nhỏ này của Việt Nam sẽ hoạt động trên vũ trụ với tuổi thọ trong khoảng 6 tháng.