Nhiều doanh nghiệp FDI xin bổ sung chức năng mua bán hàng hóa
Nhiều doanh nghiệp FDI xin bổ sung mục tiêu hoạt động mua bán hàng hóa để bổ trợ cho sản xuất
Bộ Công Thương vừa có báo cáo cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2012, tình hình đầu tư nước ngoài vào hoạt động mua bán hàng hóa tương đối ổn định và số dự án đầu tư vào hoạt động này có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm 2011.
Tuy nhiên, trong số các dự án mới, có khoảng 50% số các dự án là bổ sung mục tiêu hoạt động mua bán hàng hóa để bổ trợ cho hoạt động sản xuất.
Trong số các dự án được gửi tới Bộ Công Thương để thực hiện thẩm tra về mặt quản lý chuyên ngành, có khoảng 60% số dự án đáp ứng đủ các điều kiện thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá theo quy định pháp luật và do đó được Bộ Công Thương ủng hộ cấp phép.
Các dự án phân phối hàng tiêu dùng mới gắn với thành lập cơ sở bán hàng vẫn tiếp tục do các nhà phân phối hiện hữu như Metro, Big C, Lotte, Parkson, Aeon đầu tư, phát triển mở rộng quy mô.
Đối tác đầu tư trong lĩnh vực mua bán hàng hoá rất đa dạng, trong đó phổ biến là các quốc gia châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore và một số quốc gia khác như Ý, Pháp, Đức.... Trong số này, Nhật Bản là đối tác đầu tư có số dự án được cấp phép nhiều nhất.
Các dự án doanh nghiệp thương mại thuần túy tập trung chủ yếu tại các trung tâm kinh tế của cả nước như Hà Nội, Tp.HCM. Các dự án doanh nghiệp đã và đang hoạt động sản xuất bổ sung thêm hoạt động mua bán hàng hoá tập trung vào các địa phương phát triển mạnh các khu công nghiệp, chế xuất như: Bình Dương, Đồng Nai, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Bà Rịa - Vũng Tàu...
Về nhượng quyền thương mại, trong 6 tháng đầu năm 2012, Bộ Công Thương đã xác nhận đăng ký hoạt động nhượng quyền tại Việt Nam cho 8 doanh nghiệp nước ngoài và hầu hết là các doanh nghiệp đã có thương hiệu uy tín lớn trên thế giới đến từ Mỹ, Australia, Anh, Singapore...
Hoạt động nhượng quyền thương mại trong 6 tháng đầu năm 2012 tập trung vào lĩnh vực kinh doanh dịch vụ ăn uống và thời trang, cho thuê phương tiện vận tải, dịch vụ máy tính.
Các thương hiệu nước ngoài đăng ký nhượng quyền vào Việt Nam giảm khoảng 30% so với cùng kỳ năm 2012 do hình thức này chưa thực sự phổ biến tại Việt Nam và các doanh nghiệp nước ngoài hiện cũng có nhiều cơ hội lựa chọn về phương thức đầu tư và kinh doanh khác tại Việt Nam.
Vẫn theo Bộ Công Thương, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2012 ước đạt 1141,4 nghìn tỷ đồng, tăng 19,8% so với cùng kỳ năm 2011. Nếu loại trừ yếu tố giá, tổng mức bán lẻ tăng 6,8%, đây là mức tăng cao nhất từ đầu năm đến nay.
Tuy nhiên, trong số các dự án mới, có khoảng 50% số các dự án là bổ sung mục tiêu hoạt động mua bán hàng hóa để bổ trợ cho hoạt động sản xuất.
Trong số các dự án được gửi tới Bộ Công Thương để thực hiện thẩm tra về mặt quản lý chuyên ngành, có khoảng 60% số dự án đáp ứng đủ các điều kiện thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá theo quy định pháp luật và do đó được Bộ Công Thương ủng hộ cấp phép.
Các dự án phân phối hàng tiêu dùng mới gắn với thành lập cơ sở bán hàng vẫn tiếp tục do các nhà phân phối hiện hữu như Metro, Big C, Lotte, Parkson, Aeon đầu tư, phát triển mở rộng quy mô.
Đối tác đầu tư trong lĩnh vực mua bán hàng hoá rất đa dạng, trong đó phổ biến là các quốc gia châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore và một số quốc gia khác như Ý, Pháp, Đức.... Trong số này, Nhật Bản là đối tác đầu tư có số dự án được cấp phép nhiều nhất.
Các dự án doanh nghiệp thương mại thuần túy tập trung chủ yếu tại các trung tâm kinh tế của cả nước như Hà Nội, Tp.HCM. Các dự án doanh nghiệp đã và đang hoạt động sản xuất bổ sung thêm hoạt động mua bán hàng hoá tập trung vào các địa phương phát triển mạnh các khu công nghiệp, chế xuất như: Bình Dương, Đồng Nai, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Bà Rịa - Vũng Tàu...
Về nhượng quyền thương mại, trong 6 tháng đầu năm 2012, Bộ Công Thương đã xác nhận đăng ký hoạt động nhượng quyền tại Việt Nam cho 8 doanh nghiệp nước ngoài và hầu hết là các doanh nghiệp đã có thương hiệu uy tín lớn trên thế giới đến từ Mỹ, Australia, Anh, Singapore...
Hoạt động nhượng quyền thương mại trong 6 tháng đầu năm 2012 tập trung vào lĩnh vực kinh doanh dịch vụ ăn uống và thời trang, cho thuê phương tiện vận tải, dịch vụ máy tính.
Các thương hiệu nước ngoài đăng ký nhượng quyền vào Việt Nam giảm khoảng 30% so với cùng kỳ năm 2012 do hình thức này chưa thực sự phổ biến tại Việt Nam và các doanh nghiệp nước ngoài hiện cũng có nhiều cơ hội lựa chọn về phương thức đầu tư và kinh doanh khác tại Việt Nam.
Vẫn theo Bộ Công Thương, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2012 ước đạt 1141,4 nghìn tỷ đồng, tăng 19,8% so với cùng kỳ năm 2011. Nếu loại trừ yếu tố giá, tổng mức bán lẻ tăng 6,8%, đây là mức tăng cao nhất từ đầu năm đến nay.