Nhiều dự báo bi quan đã sai về kinh tế Trung Quốc 2016
Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 6,7% trong 3 quý đầu năm 2016 và nhiều khả năng đã tăng trưởng ổn định trong quý 4
Lĩnh vực dịch vụ và sản xuất của Trung Quốc đã có một năm 2016 tăng trưởng tốt, và đây là dấu hiệu cho thấy các nhà hoạch định chính sách kinh tế nước này sẽ tiếp tục thực hiện cải cách trong năm 2017, theo hãng tin Bloomberg.
Tháng 12/2017, chỉ số của lĩnh vực sản xuất Trung Quốc (PMI) duy trì ở mức 51,4. Trước đó vào tháng 11/2016, chỉ số này đạt mức 51,7 - cao nhất tính từ đầu năm 2013. Mức trên 50 cho thấy sự tăng trưởng.
“Rõ ràng, trong những tháng cuối năm, sản xuất Trung Quốc ổn định. Ở hiện tại, không cần quá lo về nguy cơ mất ổn định nữa mà có thể chú ý đến nhiều vấn đề khác như thanh khoản hay tỷ giá”, trưởng bộ phận ngân hàng đầu tư tại ngân hàng UBS ở London, ông Geoffrey Yu, nhận xét.
Thông tin sản xuất Trung Quốc tăng trưởng tốt trong những tháng cuối năm có lẽ đã khiến không ít chuyên gia kinh tế “thở phào”, bởi trước đó, vào tháng 2/2016, chỉ số PMI của Trung Quốc đã có lúc rơi xuống mức 49, mức của sự suy giảm.
Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 6,7% trong 3 quý đầu năm 2016 và nhiều khả năng đã tăng trưởng ổn định trong quý 4. Do vậy, nước này có thể tiếp tục giữ vững định hướng thắt chặt hơn chính sách tiền tệ.
Nhiều ý kiến trong giới chuyên gia nhận định, Trung Quốc thời gian tới sẽ tập trung xử lý 3 vấn đề: ngăn chặn dòng vốn bị rút mạnh sau khi đồng Nhân dân tệ giảm giá sâu nhất trong hai thập kỷ, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) nâng lãi suất USD, và việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump kêu gọi áp thuế cao với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.
Theo số liệu của Bloomberg Intelligence, trong 10 tháng đầu năm 2016, ước tính đã có 689 tỷ USD bị rút khỏi Trung Quốc. Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc tính đến cuối tháng 11/2016 giảm xuống mức 3,05 nghìn tỷ USD, thấp nhất trong 5 năm.
Trung Quốc đang siết chặt các quy định về quản lý ngoại hối. Bắt đầu từ ngày 1/1/2017, mỗi cá nhân người Trung Quốc chỉ được đổi tối đa 50 nghìn USD/năm. Ngoài ra, Chính phủ Trung Quốc cũng yêu cầu các ngân hàng cho vay phải báo cáo các giao dịch tài chính liên biên giới của khách hàng để ngăn hàng vi rửa tiền.
Cho đến hiện tại, theo tính toán của bộ phận phân tích kinh tế thuộc Bloomberg, nhiều dự báo bi quan về kinh tế Trung Quốc trong năm 2016 cho đến nay có thể coi như không chính xác. Kinh tế Trung Quốc được cho là đã đạt mục tiêu tăng trưởng trong năm 2016, và mới đây nhiều chuyên gia kinh tế đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2016 và 2017.
Tháng 12/2017, chỉ số của lĩnh vực sản xuất Trung Quốc (PMI) duy trì ở mức 51,4. Trước đó vào tháng 11/2016, chỉ số này đạt mức 51,7 - cao nhất tính từ đầu năm 2013. Mức trên 50 cho thấy sự tăng trưởng.
“Rõ ràng, trong những tháng cuối năm, sản xuất Trung Quốc ổn định. Ở hiện tại, không cần quá lo về nguy cơ mất ổn định nữa mà có thể chú ý đến nhiều vấn đề khác như thanh khoản hay tỷ giá”, trưởng bộ phận ngân hàng đầu tư tại ngân hàng UBS ở London, ông Geoffrey Yu, nhận xét.
Thông tin sản xuất Trung Quốc tăng trưởng tốt trong những tháng cuối năm có lẽ đã khiến không ít chuyên gia kinh tế “thở phào”, bởi trước đó, vào tháng 2/2016, chỉ số PMI của Trung Quốc đã có lúc rơi xuống mức 49, mức của sự suy giảm.
Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 6,7% trong 3 quý đầu năm 2016 và nhiều khả năng đã tăng trưởng ổn định trong quý 4. Do vậy, nước này có thể tiếp tục giữ vững định hướng thắt chặt hơn chính sách tiền tệ.
Nhiều ý kiến trong giới chuyên gia nhận định, Trung Quốc thời gian tới sẽ tập trung xử lý 3 vấn đề: ngăn chặn dòng vốn bị rút mạnh sau khi đồng Nhân dân tệ giảm giá sâu nhất trong hai thập kỷ, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) nâng lãi suất USD, và việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump kêu gọi áp thuế cao với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.
Theo số liệu của Bloomberg Intelligence, trong 10 tháng đầu năm 2016, ước tính đã có 689 tỷ USD bị rút khỏi Trung Quốc. Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc tính đến cuối tháng 11/2016 giảm xuống mức 3,05 nghìn tỷ USD, thấp nhất trong 5 năm.
Trung Quốc đang siết chặt các quy định về quản lý ngoại hối. Bắt đầu từ ngày 1/1/2017, mỗi cá nhân người Trung Quốc chỉ được đổi tối đa 50 nghìn USD/năm. Ngoài ra, Chính phủ Trung Quốc cũng yêu cầu các ngân hàng cho vay phải báo cáo các giao dịch tài chính liên biên giới của khách hàng để ngăn hàng vi rửa tiền.
Cho đến hiện tại, theo tính toán của bộ phận phân tích kinh tế thuộc Bloomberg, nhiều dự báo bi quan về kinh tế Trung Quốc trong năm 2016 cho đến nay có thể coi như không chính xác. Kinh tế Trung Quốc được cho là đã đạt mục tiêu tăng trưởng trong năm 2016, và mới đây nhiều chuyên gia kinh tế đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2016 và 2017.