Nhiều mặt hàng thiết yếu giảm giá
Theo Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính, trong nửa đầu tháng 5/2012, nhiều mặt hàng thiết yếu trong nước giảm giá hoặc giữ ổn định
Theo Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính, trong nửa đầu tháng 5/2012, nhiều mặt hàng thiết yếu trong nước giảm giá hoặc giữ ổn định.
Đây cũng là yếu tố khiến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) chỉ tăng nhẹ 0,18% trong tháng 5/2012, đưa chỉ số này tăng tổng cộng 2,78% trong 5 tháng đầu năm.
Cụ thể, giá thóc tại miền Nam, giá đường, giá gas và giá xăng, dầu diesel giảm, giá thóc, gạo tại miền Bắc và giá thép ổn định. Giá các loại thực phẩm tươi sống có xu hướng giảm nhẹ hoặc ổn định, tùy loại. Riêng giá phân bón tăng.
Tại miền Nam, giá thóc ở mức 5.300 - 5.650 đồng/kg, giảm 25 đồng/kg.
Về giá thịt lợn hơi, tại miền Bắc giá phổ biến khoảng 48.000 - 50.000 đồng/kg, giảm 2.000 đồng/kg, còn ở miền Nam giảm 2.000 - 5.000 đồng/kg khi ở mức 43.000 - 45.000 đồng/kg.
Trong khi đó, thịt gà ta làm sẵn có giá 120.000 - 130.000 đồng/kg (giảm 5.000 - 10.000 đồng/kg) tại miền Bắc và 110.000 - 120.000 đồng/kg (giảm 5.000 đồng/kg) tại miền Nam.
Đối với mặt hàng đường bán lẻ giảm khoảng 1.000 đồng so với nửa đầu tháng 4/2012 khi giá bán từ 20.000 - 24.000 đồng/kg.
Giá xi măng và giá thép tương đối ổn định trên thị trường cả nước so với cùng kỳ tháng trước.
Mặt hàng xăng cũng giảm 500 đồng/lít và dầu 300 đồng/lít giá sau quyết định của Bộ Tài chính vào ngày 9/5; tiếp tục giảm từ 300 - 600 đồng/lít tùy loại vào ngày 23/5. Giá gas bán lẻ cũng giảm 35.000 - 40.000 đồng/bình 12kg (370.000 - 379.000 đồng/bình 12kg).
Do ảnh hưởng của giá vàng thế giới nên giá vàng trong nước nửa đầu tháng 5/2012 giảm trong khoảng 136.000 - 145.000 đồng/chỉ.
Tỷ giá bình quân liên ngân hàng tiếp tục được Ngân hàng Nhà nước duy trì ở mức 20.828 đồng/USD. Tỷ giá niêm yết mua vào bán ra của ngân hàng thương mại vào đầu tháng là 20.850 - 20.930 VND/USD và đến giữa tháng là 20.820 - 20.870 VND/USD, với mức giảm lần lượt là 30 - 60 đồng/USD so với đầu tháng.
Riêng mặt hàng phân urê có giá tăng với mức bán từ 10.500 - 10.600 đồng/kg (tăng 600 - 800 đồng/kg) và 10.600 - 10.700 đồng/kg (tăng 500 - 1.250 đồng/không) tại các thị trường tương ứng miền Bắc và miền Nam.
Đây cũng là yếu tố khiến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) chỉ tăng nhẹ 0,18% trong tháng 5/2012, đưa chỉ số này tăng tổng cộng 2,78% trong 5 tháng đầu năm.
Cụ thể, giá thóc tại miền Nam, giá đường, giá gas và giá xăng, dầu diesel giảm, giá thóc, gạo tại miền Bắc và giá thép ổn định. Giá các loại thực phẩm tươi sống có xu hướng giảm nhẹ hoặc ổn định, tùy loại. Riêng giá phân bón tăng.
Tại miền Nam, giá thóc ở mức 5.300 - 5.650 đồng/kg, giảm 25 đồng/kg.
Về giá thịt lợn hơi, tại miền Bắc giá phổ biến khoảng 48.000 - 50.000 đồng/kg, giảm 2.000 đồng/kg, còn ở miền Nam giảm 2.000 - 5.000 đồng/kg khi ở mức 43.000 - 45.000 đồng/kg.
Trong khi đó, thịt gà ta làm sẵn có giá 120.000 - 130.000 đồng/kg (giảm 5.000 - 10.000 đồng/kg) tại miền Bắc và 110.000 - 120.000 đồng/kg (giảm 5.000 đồng/kg) tại miền Nam.
Đối với mặt hàng đường bán lẻ giảm khoảng 1.000 đồng so với nửa đầu tháng 4/2012 khi giá bán từ 20.000 - 24.000 đồng/kg.
Giá xi măng và giá thép tương đối ổn định trên thị trường cả nước so với cùng kỳ tháng trước.
Mặt hàng xăng cũng giảm 500 đồng/lít và dầu 300 đồng/lít giá sau quyết định của Bộ Tài chính vào ngày 9/5; tiếp tục giảm từ 300 - 600 đồng/lít tùy loại vào ngày 23/5. Giá gas bán lẻ cũng giảm 35.000 - 40.000 đồng/bình 12kg (370.000 - 379.000 đồng/bình 12kg).
Do ảnh hưởng của giá vàng thế giới nên giá vàng trong nước nửa đầu tháng 5/2012 giảm trong khoảng 136.000 - 145.000 đồng/chỉ.
Tỷ giá bình quân liên ngân hàng tiếp tục được Ngân hàng Nhà nước duy trì ở mức 20.828 đồng/USD. Tỷ giá niêm yết mua vào bán ra của ngân hàng thương mại vào đầu tháng là 20.850 - 20.930 VND/USD và đến giữa tháng là 20.820 - 20.870 VND/USD, với mức giảm lần lượt là 30 - 60 đồng/USD so với đầu tháng.
Riêng mặt hàng phân urê có giá tăng với mức bán từ 10.500 - 10.600 đồng/kg (tăng 600 - 800 đồng/kg) và 10.600 - 10.700 đồng/kg (tăng 500 - 1.250 đồng/không) tại các thị trường tương ứng miền Bắc và miền Nam.