Nhiều nông dân bị thu hồi đất thất nghiệp
Trung bình mỗi ha đất nông nghiệp thu hồi ảnh hưởng tới việc làm của trên 10 lao động nông nghiệp
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trung bình mỗi ha đất nông nghiệp thu hồi ảnh hưởng tới việc làm của trên 10 lao động nông nghiệp.
Trong 6 năm thực hiện thu hồi đất, có khoảng 2,5 triệu nông dân bị ảnh hưởng đến đời sống.
Theo số liệu tại một vài địa phương, có tỉnh có 25-30% số lao động sau thu hồi đất không có việc làm hoặc việc làm không ổn định. Có tỉnh hàng chục nghìn lao động mất việc làm.Tại một số vùng ven đô đồng bằng sông Hồng, trước khi thu hồi đất chỉ có 10% lao động đi làm thuê, sau khi thu hồi đất tỷ lệ này là 17%. Tình trạng này cũng đang có xu hướng tăng lên ở miền Đông Nam Bộ và vùng ĐBSCL.
Hiện nay các vùng kinh tế trọng điểm là khu vực có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi lớn nhất (khoảng 50% diện tích đất thu hồi trên cả nước). Mặc dù diện tích đất đó chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng diện tích đất tự nhiên của mỗi địa phương (khoảng 1 đến 2%), nhưng lại tập trung phần lớn vào đất canh tác nông nghiệp và khu đông dân cư. Việc thu hồi đất thời gian qua đã góp phần rất lớn vào việc phát triển nền kinh tế - xã hội của đất nước.
Các khu công nghiệp, đã thu hút được hàng chục ngàn dự án đầu tư của các nhà đầu tư ở trong và ngoài nước với số vốn vài chục tỷ USD và hàng trăm ngàn tỷ đồng. Hàng triệu lao động được giải quyết việc làm với thu nhập cao hơn, ổn định hơn. Việc thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp chính là điều kiện và thời cơ tốt nhất để chuyển một bộ phận quan trọng lực lượng lao động nông nghiệp, là khu vực có năng suất lao động thấp, sang công nghiệp và dịch vụ.
Tuy nhiên, theo bà Phan Lệ Xiêm, Phó ban Kinh tế (Hội Nông dân Việt Nam), nhiều nông dân thiếu việc làm là do sự thất hứa của các chủ sử dụng lao động trước và sau khi đầu tư tại địa phương, khiến tỷ lệ sử dụng lao động rất thấp.
Theo ông Nguyễn Lương Trào, Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu lao động, nguyên nhân phổ biến của người nông dân trong việc chuyển nghề và tìm kiếm việc làm mới là do không đáp ứng được yêu cầu về tay nghề, nhiều địa bàn có tới hàng ngàn lao động mất việc làm nhưng chỉ có 10 - 20 người đã qua đào tạo nghề.
Hơn nữa, như đã nêu trên, số người lao động quá tuổi tuyển dụng (trên 35 tuổi - độ tuổi khó thích nghi với môi trường lao động mới) chiếm tỷ lệ cao. Một nguyên nhân thường gặp ở các vùng chuyển đổi đất là nhận thức của người lao động còn ỷ lại vào chính sách hỗ trợ Nhà nước, vào tiền đền bù mà chưa tự mình tìm kiếm việc làm. Ông Trào còn cho biết, một nguyên nhân khác là việc tổ chức, chỉ đạo, tuyên truyền hướng dẫn cho người lao động ở các địa phương còn hạn chế.
Những năm qua, Chính phủ đã dành nhiều ưu tiên giải quyết việc làm cho người dân có đất bị thu hồi, nhưng chưa đáp ứng nhu cầu (ước tính tạo việc làm cho khoảng 55.000 người/năm). Trong hai năm 2006 và 2007, Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm cũng đã dành 22 tỷ đồng bổ sung vốn vay giải quyết việc làm cho gần 10 nghìn lao động bị thu hồi đất. Bên cạnh đó, xuất khẩu lao động cũng là một kênh quan trọng cho người dân có đất bị thu hồi.
Tuy nhiên, hiệu quả thực tế của những biện pháp nêu trên vẫn còn cách xa nhu cầu. Một trong những nguyên nhân chủ yếu của hạn chế đó là khu quy hoạch đất nông nghiệp thu hồi ở nhiều địa phương chưa gắn với quy hoạch tái định cư, thiếu kế hoạch cụ thể về hỗ trợ dạy nghề và việc làm cho người lao động. Hầu hết nông dân trong hoàn cảnh này đều bị động khi phải chuyển đổi mục đích đất sản xuất.
Trong khi đó khả năng thu hút lao động vào các khu công nghiệp còn thấp, chưa đến 35% tổng số lao động đang làm việc. Đó là chưa kể một lượng lớn lao động không đáp ứng yêu cầu về tay nghề (chỉ có 27,23% lao động bị thu hồi đất tốt nghiệp trung học phổ thông và 14% lao động được đào tạo chuyên môn kỹ thuật từ sơ cấp hoặc học nghề trở lên). Nhiều địa phương có tới hàng nghìn lao động bị mất việc làm nhưng chỉ có 12 đến 20 người đã qua đào tạo.
Một trong những biện pháp mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra nhằm giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất là hỗ trợ chuyển đổi lao động nông nghiệp sang các ngành nghề khác, phát triển khu đô thị - dịch vụ liền kề gắn với khu công nghiệp, tăng cường công tác đào tạo nghề, ban hành chính sách khuyến khích khu công nghiệp, doanh nghiệp lớn xây dựng cơ sở đào tạo nghề tại chỗ. Bên cạnh đó, Bộ sẽ sớm cho nghiên cứu thành lập Quỹ hỗ trợ giải quyết việc làm.
Quỹ này được hình thành từ một phần của khoản tiền sử dụng đất, tiền thuê đất nộp ngân sách Nhà nước của doanh nghiệp khi sử dụng đất, tiền chênh lệch giữa giá đất đền bù đối với đất nông nghiệp trước khi bị thu hồi và giá đất chuyên dụng đã được chuyển đổi sau khi thu hồi.
Tuy nhiên, để thực hiện có hiệu quả việc thu hồi đất đồng thời vẫn đảm bảo được việc làm cho nông dân, các tỉnh phải hình thành và quản lý quỹ hỗ trợ đào tạo nghề, phát triển các mô hình đào tạo, liên kết chặt chẽ với các cơ sở đào tạo nghề, xây dựng và đổi mới chương trình đào tạo phù hợp với lao động nông thôn vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Có như vậy, nông dân bị thu hồi đất sẽ không phải rơi vào cảnh thất nghiệp.
Trong 6 năm thực hiện thu hồi đất, có khoảng 2,5 triệu nông dân bị ảnh hưởng đến đời sống.
Theo số liệu tại một vài địa phương, có tỉnh có 25-30% số lao động sau thu hồi đất không có việc làm hoặc việc làm không ổn định. Có tỉnh hàng chục nghìn lao động mất việc làm.Tại một số vùng ven đô đồng bằng sông Hồng, trước khi thu hồi đất chỉ có 10% lao động đi làm thuê, sau khi thu hồi đất tỷ lệ này là 17%. Tình trạng này cũng đang có xu hướng tăng lên ở miền Đông Nam Bộ và vùng ĐBSCL.
Hiện nay các vùng kinh tế trọng điểm là khu vực có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi lớn nhất (khoảng 50% diện tích đất thu hồi trên cả nước). Mặc dù diện tích đất đó chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng diện tích đất tự nhiên của mỗi địa phương (khoảng 1 đến 2%), nhưng lại tập trung phần lớn vào đất canh tác nông nghiệp và khu đông dân cư. Việc thu hồi đất thời gian qua đã góp phần rất lớn vào việc phát triển nền kinh tế - xã hội của đất nước.
Các khu công nghiệp, đã thu hút được hàng chục ngàn dự án đầu tư của các nhà đầu tư ở trong và ngoài nước với số vốn vài chục tỷ USD và hàng trăm ngàn tỷ đồng. Hàng triệu lao động được giải quyết việc làm với thu nhập cao hơn, ổn định hơn. Việc thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp chính là điều kiện và thời cơ tốt nhất để chuyển một bộ phận quan trọng lực lượng lao động nông nghiệp, là khu vực có năng suất lao động thấp, sang công nghiệp và dịch vụ.
Tuy nhiên, theo bà Phan Lệ Xiêm, Phó ban Kinh tế (Hội Nông dân Việt Nam), nhiều nông dân thiếu việc làm là do sự thất hứa của các chủ sử dụng lao động trước và sau khi đầu tư tại địa phương, khiến tỷ lệ sử dụng lao động rất thấp.
Theo ông Nguyễn Lương Trào, Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu lao động, nguyên nhân phổ biến của người nông dân trong việc chuyển nghề và tìm kiếm việc làm mới là do không đáp ứng được yêu cầu về tay nghề, nhiều địa bàn có tới hàng ngàn lao động mất việc làm nhưng chỉ có 10 - 20 người đã qua đào tạo nghề.
Hơn nữa, như đã nêu trên, số người lao động quá tuổi tuyển dụng (trên 35 tuổi - độ tuổi khó thích nghi với môi trường lao động mới) chiếm tỷ lệ cao. Một nguyên nhân thường gặp ở các vùng chuyển đổi đất là nhận thức của người lao động còn ỷ lại vào chính sách hỗ trợ Nhà nước, vào tiền đền bù mà chưa tự mình tìm kiếm việc làm. Ông Trào còn cho biết, một nguyên nhân khác là việc tổ chức, chỉ đạo, tuyên truyền hướng dẫn cho người lao động ở các địa phương còn hạn chế.
Những năm qua, Chính phủ đã dành nhiều ưu tiên giải quyết việc làm cho người dân có đất bị thu hồi, nhưng chưa đáp ứng nhu cầu (ước tính tạo việc làm cho khoảng 55.000 người/năm). Trong hai năm 2006 và 2007, Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm cũng đã dành 22 tỷ đồng bổ sung vốn vay giải quyết việc làm cho gần 10 nghìn lao động bị thu hồi đất. Bên cạnh đó, xuất khẩu lao động cũng là một kênh quan trọng cho người dân có đất bị thu hồi.
Tuy nhiên, hiệu quả thực tế của những biện pháp nêu trên vẫn còn cách xa nhu cầu. Một trong những nguyên nhân chủ yếu của hạn chế đó là khu quy hoạch đất nông nghiệp thu hồi ở nhiều địa phương chưa gắn với quy hoạch tái định cư, thiếu kế hoạch cụ thể về hỗ trợ dạy nghề và việc làm cho người lao động. Hầu hết nông dân trong hoàn cảnh này đều bị động khi phải chuyển đổi mục đích đất sản xuất.
Trong khi đó khả năng thu hút lao động vào các khu công nghiệp còn thấp, chưa đến 35% tổng số lao động đang làm việc. Đó là chưa kể một lượng lớn lao động không đáp ứng yêu cầu về tay nghề (chỉ có 27,23% lao động bị thu hồi đất tốt nghiệp trung học phổ thông và 14% lao động được đào tạo chuyên môn kỹ thuật từ sơ cấp hoặc học nghề trở lên). Nhiều địa phương có tới hàng nghìn lao động bị mất việc làm nhưng chỉ có 12 đến 20 người đã qua đào tạo.
Một trong những biện pháp mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra nhằm giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất là hỗ trợ chuyển đổi lao động nông nghiệp sang các ngành nghề khác, phát triển khu đô thị - dịch vụ liền kề gắn với khu công nghiệp, tăng cường công tác đào tạo nghề, ban hành chính sách khuyến khích khu công nghiệp, doanh nghiệp lớn xây dựng cơ sở đào tạo nghề tại chỗ. Bên cạnh đó, Bộ sẽ sớm cho nghiên cứu thành lập Quỹ hỗ trợ giải quyết việc làm.
Quỹ này được hình thành từ một phần của khoản tiền sử dụng đất, tiền thuê đất nộp ngân sách Nhà nước của doanh nghiệp khi sử dụng đất, tiền chênh lệch giữa giá đất đền bù đối với đất nông nghiệp trước khi bị thu hồi và giá đất chuyên dụng đã được chuyển đổi sau khi thu hồi.
Tuy nhiên, để thực hiện có hiệu quả việc thu hồi đất đồng thời vẫn đảm bảo được việc làm cho nông dân, các tỉnh phải hình thành và quản lý quỹ hỗ trợ đào tạo nghề, phát triển các mô hình đào tạo, liên kết chặt chẽ với các cơ sở đào tạo nghề, xây dựng và đổi mới chương trình đào tạo phù hợp với lao động nông thôn vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Có như vậy, nông dân bị thu hồi đất sẽ không phải rơi vào cảnh thất nghiệp.