Nhiều nước Đông Nam Á dè chừng taxi kiểu mới Uber
Các hãng taxi phải xin phép và nộp phí cho chính phủ, còn Uber hoạt động mà chẳng cần phải giấy phép hay bất kỳ một khoản phí nào
Từ năm ngoái tới nay, dịch vụ gọi taxi bằng ứng dụng trên điện thoại Uber đã âm thầm phát triển tại khu vực Đông Nam Á. Theo tờ The Diplomat, dịch vụ này đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của người dùng, nhưng lại vấp phải sự dè chừng của các cơ quan quản lý.
Lo ngại chính của các nhà chức trách đối với Uber là dịch vụ này không có giấy phép nhượng quyền (franchise) để hoạt động trong lĩnh vực vận tải hành khách. Nếu như các hãng taxi phải xin phép và nộp phí cho các chính phủ, Uber hiện đang hoạt động mà chẳng cần phải giấy phép hay bất kỳ một khoản phí nào.
Ông Bon Suntay, một quan chức thuộc Hiệp hội Quốc gia Các nhà vận hành taxi Philippines, giải thích về lập trường của tổ chức này về việc nên hay không nên cho phép Uber hoạt động: “Điều mà chúng tôi đang muốn hỏi Chính phủ là mức độ công bằng của sân chơi. Các hãng taxi và cho thuê xe phải có xe riêng của mình và phải thuê rất nhiều nhân sự như thợ cơ khí, thu ngân, nhân viên điều hành, chưa kể lái xe. Hoạt động của chúng tôi bị giới hạn, mức cước chúng tôi áp dụng cũng bị điều tiết”.
Cơ quan Vận tải Jakarta của Indonesia thì nghi ngờ về việc Uber nộp thuế đầy đủ bởi dịch vụ này không hề xin phép. Trong khi đó, Cục Giao thông đường bộ Malaysia đã lên tiếng cảnh báo công chúng nước này về việc Uber không có bảo hiểm trong trường hợp tai nạn xảy ra. Cả Indonesia và Malaysia đều đe dọa sẽ bắt giữ lái xe taxi Uber nếu công ty này tiếp tục hoạt động trong tình trạng không có giấy phép.
Không hạn chế hoạt động của Uber, Cơ quan Vận tải đường bộ Singapore (LTA) mới đây tuyên bố sẽ áp dụng các quy định mới đối với các ứng dụng đặt xe taxi bên thứ ba kể từ năm tới. Quy định mới sẽ yêu cầu các dịch vụ như Uber phải đăng ký với LTA, các lái xe của công ty phải có giấy phép lái taxi, ứng dụng phải nêu rõ các thông tin về cước phí, hành khách phải có quyền không cung cấp thông tin về điểm đến trước khi đặt xe, và công ty phải có dịch vụ hỗ trợ khách hàng.
Ông Tomas Forgac, một doanh nhân Singapore, cho rằng, các quy định mới như trên sẽ ảnh hưởng cách Uber vận hành hoạt động kinh doanh và có thể sẽ hạn chế năng lực sáng tạo trong ngành vận tải. Ông Forgac đánh giá, việc yêu cầu các tài xế Uber phải có giấy phép lái taxi sẽ là một trở ngại vì giấy phép này chỉ cấp cho công dân Singapore trên 30 tuổi.
Về phần mình, Uber đã bày tỏ thái độ sẵn sàng hợp tác với các nhà chức trách và khẳng định đã tuân thủ các quy định hiện có.
Tuy vậy, Uber phản ứng mạnh trước lời đe dọa của nhà chức trách Malaysia về bắt giữ lái xe của dịch vụ này. “Đây rõ ràng là một nỗ lực nhằm bảo hộ ngành taxi khiến người tiêu dùng thất vọng của Kuala Lumpur. Ngăn không cho các tài xế của chúng tôi kiếm sống và vận chuyển hành khách an toàn sẽ gây thiệt hại cho người dân và du khách, thiệt hại cho thành phố”, Giám đốc khu vực của Uber, ông Mike Brown, nói trên tờ Malay Mail Online.
Tuy vậy, cũng có một số quan chức cấp cao lên tiếng thể hiện sự ủng hộ đối với Uber.
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Philippines Joseph Abaya kêu gọi các nhà điều hành taxi nâng cấp dịch vụ thay vì chỉ chăm chăm chỉ trích Uber. “Mọi người thích sử dụng các dịch vụ dựa trên công nghệ vì thuận tiện hơn. Điều đó thật đơn giản. Bởi vậy lời khuyên của tôi cho các hãng taxi là hãy hiện đại hóa, sáng tạo, cải thiện hệ thống và dịch vụ của mình”.
Ông Francis Tolentino, chủ tịch Cơ quan Phát triển Vùng thủ đô Manila của Philippines, thì cho rằng, cấm Uber cũng giống như hạn chế quyền tự do đi lại của người dân.
Uber là một ứng dụng taxi được cài đặt trên điện thoại thông minh (smartphone). Những xe tham gia sử dụng Uber thường là xe hạng sang như Mercedes Benz, BMW, Camry… Khi một người có nhu cầu đi xe, họ dùng ứng dụng Uber để đăng ký hành trình. Hệ thống của Uber sẽ kết nối thông báo với một chủ xe gần đó. Uber sẽ phản hồi cho khách biết trước cước phí cả đoạn đường đi, cũng như đặc điểm, thông tin chiếc xe sắp đón khách, thậm chí có cả thông tin tài xế lái xe. Khi đến nơi, người dùng trả phí thông qua hệ thống thanh toán bằng thẻ quốc tế như Visa hay MasterCard.
Doanh thu của Uber là khoản tiền hoa hồng thông qua việc kết nối giữa chủ xe và người cần di chuyển. Với Uber, người tiêu dùng sẽ có lợi về độ an toàn và trải nghiệm di chuyển bằng các xe hạng sang với chi phí thấp. Ngược lại, các công ty vận tải tư nhân hoặc các cá nhân có xe nhưng không sử dụng nhiều tránh được tình trạng lãng phí xe.
Uber xuất hiện ở Mỹ vào năm 2009 và đã lan rộng nhanh chóng sau đó. Hiện tại, ứng dụng này được định giá khoảng 17 tỷ USD và có mặt trên 130 quốc gia.
Tại Việt Nam, đại diện Bộ Giao thông Vận tải đã khẳng định, dịch vụ Uber là loại hình vận tải bất hợp pháp, trá hình và ẩn chứa nhiều nguy cơ, nên không thể được phép hoạt động.
Trả lời về việc liệu dịch vụ Uber có bị cấm hay không tại buổi họp báo chiều 1/12 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Giao thông Nguyễn Hồng Trường nói: "Tính hợp pháp của Uber tại Việt Nam là chưa có mà nếu chưa có quy định tức là vi phạm".
Lo ngại chính của các nhà chức trách đối với Uber là dịch vụ này không có giấy phép nhượng quyền (franchise) để hoạt động trong lĩnh vực vận tải hành khách. Nếu như các hãng taxi phải xin phép và nộp phí cho các chính phủ, Uber hiện đang hoạt động mà chẳng cần phải giấy phép hay bất kỳ một khoản phí nào.
Ông Bon Suntay, một quan chức thuộc Hiệp hội Quốc gia Các nhà vận hành taxi Philippines, giải thích về lập trường của tổ chức này về việc nên hay không nên cho phép Uber hoạt động: “Điều mà chúng tôi đang muốn hỏi Chính phủ là mức độ công bằng của sân chơi. Các hãng taxi và cho thuê xe phải có xe riêng của mình và phải thuê rất nhiều nhân sự như thợ cơ khí, thu ngân, nhân viên điều hành, chưa kể lái xe. Hoạt động của chúng tôi bị giới hạn, mức cước chúng tôi áp dụng cũng bị điều tiết”.
Cơ quan Vận tải Jakarta của Indonesia thì nghi ngờ về việc Uber nộp thuế đầy đủ bởi dịch vụ này không hề xin phép. Trong khi đó, Cục Giao thông đường bộ Malaysia đã lên tiếng cảnh báo công chúng nước này về việc Uber không có bảo hiểm trong trường hợp tai nạn xảy ra. Cả Indonesia và Malaysia đều đe dọa sẽ bắt giữ lái xe taxi Uber nếu công ty này tiếp tục hoạt động trong tình trạng không có giấy phép.
Không hạn chế hoạt động của Uber, Cơ quan Vận tải đường bộ Singapore (LTA) mới đây tuyên bố sẽ áp dụng các quy định mới đối với các ứng dụng đặt xe taxi bên thứ ba kể từ năm tới. Quy định mới sẽ yêu cầu các dịch vụ như Uber phải đăng ký với LTA, các lái xe của công ty phải có giấy phép lái taxi, ứng dụng phải nêu rõ các thông tin về cước phí, hành khách phải có quyền không cung cấp thông tin về điểm đến trước khi đặt xe, và công ty phải có dịch vụ hỗ trợ khách hàng.
Ông Tomas Forgac, một doanh nhân Singapore, cho rằng, các quy định mới như trên sẽ ảnh hưởng cách Uber vận hành hoạt động kinh doanh và có thể sẽ hạn chế năng lực sáng tạo trong ngành vận tải. Ông Forgac đánh giá, việc yêu cầu các tài xế Uber phải có giấy phép lái taxi sẽ là một trở ngại vì giấy phép này chỉ cấp cho công dân Singapore trên 30 tuổi.
Về phần mình, Uber đã bày tỏ thái độ sẵn sàng hợp tác với các nhà chức trách và khẳng định đã tuân thủ các quy định hiện có.
Tuy vậy, Uber phản ứng mạnh trước lời đe dọa của nhà chức trách Malaysia về bắt giữ lái xe của dịch vụ này. “Đây rõ ràng là một nỗ lực nhằm bảo hộ ngành taxi khiến người tiêu dùng thất vọng của Kuala Lumpur. Ngăn không cho các tài xế của chúng tôi kiếm sống và vận chuyển hành khách an toàn sẽ gây thiệt hại cho người dân và du khách, thiệt hại cho thành phố”, Giám đốc khu vực của Uber, ông Mike Brown, nói trên tờ Malay Mail Online.
Tuy vậy, cũng có một số quan chức cấp cao lên tiếng thể hiện sự ủng hộ đối với Uber.
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Philippines Joseph Abaya kêu gọi các nhà điều hành taxi nâng cấp dịch vụ thay vì chỉ chăm chăm chỉ trích Uber. “Mọi người thích sử dụng các dịch vụ dựa trên công nghệ vì thuận tiện hơn. Điều đó thật đơn giản. Bởi vậy lời khuyên của tôi cho các hãng taxi là hãy hiện đại hóa, sáng tạo, cải thiện hệ thống và dịch vụ của mình”.
Ông Francis Tolentino, chủ tịch Cơ quan Phát triển Vùng thủ đô Manila của Philippines, thì cho rằng, cấm Uber cũng giống như hạn chế quyền tự do đi lại của người dân.
Uber là một ứng dụng taxi được cài đặt trên điện thoại thông minh (smartphone). Những xe tham gia sử dụng Uber thường là xe hạng sang như Mercedes Benz, BMW, Camry… Khi một người có nhu cầu đi xe, họ dùng ứng dụng Uber để đăng ký hành trình. Hệ thống của Uber sẽ kết nối thông báo với một chủ xe gần đó. Uber sẽ phản hồi cho khách biết trước cước phí cả đoạn đường đi, cũng như đặc điểm, thông tin chiếc xe sắp đón khách, thậm chí có cả thông tin tài xế lái xe. Khi đến nơi, người dùng trả phí thông qua hệ thống thanh toán bằng thẻ quốc tế như Visa hay MasterCard.
Doanh thu của Uber là khoản tiền hoa hồng thông qua việc kết nối giữa chủ xe và người cần di chuyển. Với Uber, người tiêu dùng sẽ có lợi về độ an toàn và trải nghiệm di chuyển bằng các xe hạng sang với chi phí thấp. Ngược lại, các công ty vận tải tư nhân hoặc các cá nhân có xe nhưng không sử dụng nhiều tránh được tình trạng lãng phí xe.
Uber xuất hiện ở Mỹ vào năm 2009 và đã lan rộng nhanh chóng sau đó. Hiện tại, ứng dụng này được định giá khoảng 17 tỷ USD và có mặt trên 130 quốc gia.
Tại Việt Nam, đại diện Bộ Giao thông Vận tải đã khẳng định, dịch vụ Uber là loại hình vận tải bất hợp pháp, trá hình và ẩn chứa nhiều nguy cơ, nên không thể được phép hoạt động.
Trả lời về việc liệu dịch vụ Uber có bị cấm hay không tại buổi họp báo chiều 1/12 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Giao thông Nguyễn Hồng Trường nói: "Tính hợp pháp của Uber tại Việt Nam là chưa có mà nếu chưa có quy định tức là vi phạm".