Nhiều tập đoàn “than” khó vì đuối vốn
Nhiều doanh nghiệp ngành Công Thương cho rằng khó khăn sẽ dồn về nửa cuối của năm 2011
Tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm của Bộ Công Thương vừa được tổ chức, đại diện các ngành dầu khí, dệt may, da giày, điện lực, than khoáng sản... đều cho biết tình hình sản xuất, kinh doanh 6 tháng đầu năm đạt kết quả khả quan. Đồng thời cũng khẳng định, nhiều khó khăn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp nửa cuối năm 2011.
Ông Lê Tiến Trường, Phó tổng giám đốc Tập đoàn dệt may cho biết, kim ngạch xuất khẩu dệt may toàn ngành 6 tháng qua đạt 6,46 tỷ USD, mức cao nhất trong những năm trở lại đây. Riêng với Tập đoàn dệt may, doanh thu đã tăng 30%, lợi nhuận tăng trên 50%.
“Mặc dù hiệu quả chung của ngành tốt hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước, nhưng do nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất xuất khẩu của 6 tháng đầu năm được nhập khẩu từ cuối năm 2010 nên khó khăn sẽ bắt đầu từ nay cho đến cuối năm khi giá của nhiều nguyên liệu đầu vào tăng cao”.
Đại diện Hiệp hội Lương thực nhận định, việc xuất khẩu 3,9 triệu tấn gạo là mức cao nhất từ trước đến nay, với giá xuất khẩu bình quân tăng 27 USD/tấn. Theo dự báo, cả năm 2011, Việt Nam sẽ xuất khẩu 7 triệu tấn gạo, tăng khoảng 300 nghìn tấn so với năm 2010. Kết quả này sẽ khả thi với số lượng tồn kho hiện nay và thu hoạch vụ mùa tới, cộng với tác động chính trị khiến giá gạo Thái Lan tăng dẫn tới nhu cầu chuyển sang gạo Việt Nam nên giá gạo xuất khẩu sẽ ổn định ở mức cao trong những tháng tới. Vấn đề mấu chốt chính là phải làm tốt công tác thị trường.
Theo Tập đoàn than, khoáng sản Việt Nam (TKV), năm 2011 sẽ sản xuất khoảng 44 triệu tấn than sạch, trong nước sẽ dùng 27,5 triệu tấn, còn lại sẽ xuất khẩu 17 triệu tấn. Một vấn đề tiếp tục được dư luận quan tâm, đó là tại sao TKV vừa xuất khẩu lại vừa nhập khẩu than. Giải đáp thắc mắc này, đại diện của TKV cho rằng, với năng lực sản xuất như trên, nếu giữ than lại thì không có kho lưu trữ, còn nếu giảm sản xuất sẽ đặt ra bài toán xã hội lớn đối với ngành về vấn đề giải quyết lao động.
Vừa qua, TKV đã giao cho một đơn vị trong ngành thực hiện kế hoạch nhập khẩu than. Theo đó, doanh nghiệp này đã ký hợp đồng với đối tác Indonesia để nhập khẩu 9.755 tấn than. Tính giá nhập FOB là 73,6 USD/tấn cộng với cước về cảng Cát Lái (Đồng Nai) là 30,6 USD/tấn, TKV đã bán ra với giá 108,6 USD/tấn. Nhưng nếu thực hiện vận chuyển than sản xuất trong nước từ Cẩm Phả vào cảng Cát Lái thì giá sẽ chênh lệch khoảng 14 USD/tấn.
Do đó, TKV chủ trương sẽ cung cấp than nhập khẩu cho khu vực miền Trung và miền Nam, còn than sản xuất trong nước sẽ cung cấp cho các hộ tiêu thụ tại khu vực miền Bắc. Cũng tại đây, đại diện TKV cho rằng tình hình hoạt động của TKV sẽ thực sự khó khăn trong nửa cuối năm 2011. Với doanh thu trong 6 tháng đầu năm đạt trên 2.000 tỷ đồng nhưng Tập đoàn điện lực hiện đã nợ TKV trên 1.000 tỷ đồng tiền mua điện, đồng thời, đơn vị này cũng còn nợ TKV tiền mua than phục vụ cho hoạt động của các nhà máy nhiệt điện.
Mặc dù các ngành, các doanh nghiệp đều đã và đang thực hiện cắt giảm mạnh mẽ các dự án đầu tư trong năm 2011, nhưng các đại diện của Tập đoàn Điện lực, Tập đoàn hóa chất, Tập đoàn dệt may... đều kiến nghị cần có cơ chế vốn hợp lý để hỗ trợ các doanh nghiệp trong ngành tiếp tục hoạt động đầu tư cần thiết nhằm tạo đà phát triển cho giai đoạn tiếp theo.
Ông Lê Tiến Trường chỉ rõ, từ năm 2010 đến nay, do lãi suất cho vay cao nên các dự án đầu tư cần thiết hầu hết đều chậm tiến độ, tăng trưởng của ngành dệt may chủ yếu là dựa trên tăng năng suất. Cho nên mục tiêu đạt tỷ lệ nội địa hóa 60% vào năm 2015 sẽ khó khăn, nếu không kịp thời tăng tốc đầu tư phát triển các cây nguyên liệu, vùng nguyên liệu ngay từ thời điểm này.
Với năm 2011, mục tiêu xuất khẩu trong 6 tháng còn lại là 7,5 tỷ USD, trong khi lúc này, sức lực của các doanh nghiệp dệt may đã khó khăn hơn rất nhiều, mục tiêu chính của ngành hiện tại chỉ là đảm bảo thị trường, đảm bảo việc làm, đảm bảo thị phần tại các thị trường xuất khẩu chủ lực.
Ông Nguyễn Tôn Quyền, Hiệp hội Gỗ cho rằng kế hoạch xuất khẩu 4 tỷ USD với ngành gỗ năm 2011 là tương đối khó. Trong khi tốc độ tăng trưởng bình quân những tháng đầu năm mới đạt trên 15%, vậy tốc độ tăng trưởng bình quân từ nay đến cuối năm phải đạt trên 20%/tháng thì mới có khả năng đạt kim ngạch trên, muốn vậy cần phải có những giải pháp tích cực. Giá nguyên liệu đầu vào tăng đồng loạt, tăng rất cao, trong khi đầu ra lại hạn chế.
Từ đầu năm tới nay, ngành gỗ đã nhập khẩu nguyên liệu trên 600 triệu USD, tính từ nay đến tháng 9/2011 phải nhập 400 triệu USD nữa, nhưng nguồn vốn để thực hiện sẽ tương đối khó khăn.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Danh Vĩnh, trong 6 tháng cuối năm, tình hình kinh tế còn chịu nhiều tác động mới của kinh tế thế giới, nhiệm vụ trọng tâm của ngành công thương là tiếp tục triển khai Nghị quyết 02/NQ-CP và Nghị quyết 11/NQ-CP. Đồng thời thực hiện những giải pháp từng bước tháo gỡ khó khăn, ưu tiên nguồn lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư chiều sâu, nâng cao hiệu quả sản xuất, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, mở rộng thị trường, ngành công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến.
Tuy nhiên, các tập đoàn, tổng công ty trong ngành cần tăng cường xuất khẩu, giảm nhập khẩu, ưu tiên sử dụng hàng hóa trong nước, đẩy mạnh sản xuất những mặt hàng thiết yếu phục vụ tiêu dùng trong nước. Về đề nghị tháo gỡ khó khăn về vốn, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan hữu quan để giải quyết.
Ông Lê Tiến Trường, Phó tổng giám đốc Tập đoàn dệt may cho biết, kim ngạch xuất khẩu dệt may toàn ngành 6 tháng qua đạt 6,46 tỷ USD, mức cao nhất trong những năm trở lại đây. Riêng với Tập đoàn dệt may, doanh thu đã tăng 30%, lợi nhuận tăng trên 50%.
“Mặc dù hiệu quả chung của ngành tốt hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước, nhưng do nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất xuất khẩu của 6 tháng đầu năm được nhập khẩu từ cuối năm 2010 nên khó khăn sẽ bắt đầu từ nay cho đến cuối năm khi giá của nhiều nguyên liệu đầu vào tăng cao”.
Đại diện Hiệp hội Lương thực nhận định, việc xuất khẩu 3,9 triệu tấn gạo là mức cao nhất từ trước đến nay, với giá xuất khẩu bình quân tăng 27 USD/tấn. Theo dự báo, cả năm 2011, Việt Nam sẽ xuất khẩu 7 triệu tấn gạo, tăng khoảng 300 nghìn tấn so với năm 2010. Kết quả này sẽ khả thi với số lượng tồn kho hiện nay và thu hoạch vụ mùa tới, cộng với tác động chính trị khiến giá gạo Thái Lan tăng dẫn tới nhu cầu chuyển sang gạo Việt Nam nên giá gạo xuất khẩu sẽ ổn định ở mức cao trong những tháng tới. Vấn đề mấu chốt chính là phải làm tốt công tác thị trường.
Theo Tập đoàn than, khoáng sản Việt Nam (TKV), năm 2011 sẽ sản xuất khoảng 44 triệu tấn than sạch, trong nước sẽ dùng 27,5 triệu tấn, còn lại sẽ xuất khẩu 17 triệu tấn. Một vấn đề tiếp tục được dư luận quan tâm, đó là tại sao TKV vừa xuất khẩu lại vừa nhập khẩu than. Giải đáp thắc mắc này, đại diện của TKV cho rằng, với năng lực sản xuất như trên, nếu giữ than lại thì không có kho lưu trữ, còn nếu giảm sản xuất sẽ đặt ra bài toán xã hội lớn đối với ngành về vấn đề giải quyết lao động.
Vừa qua, TKV đã giao cho một đơn vị trong ngành thực hiện kế hoạch nhập khẩu than. Theo đó, doanh nghiệp này đã ký hợp đồng với đối tác Indonesia để nhập khẩu 9.755 tấn than. Tính giá nhập FOB là 73,6 USD/tấn cộng với cước về cảng Cát Lái (Đồng Nai) là 30,6 USD/tấn, TKV đã bán ra với giá 108,6 USD/tấn. Nhưng nếu thực hiện vận chuyển than sản xuất trong nước từ Cẩm Phả vào cảng Cát Lái thì giá sẽ chênh lệch khoảng 14 USD/tấn.
Do đó, TKV chủ trương sẽ cung cấp than nhập khẩu cho khu vực miền Trung và miền Nam, còn than sản xuất trong nước sẽ cung cấp cho các hộ tiêu thụ tại khu vực miền Bắc. Cũng tại đây, đại diện TKV cho rằng tình hình hoạt động của TKV sẽ thực sự khó khăn trong nửa cuối năm 2011. Với doanh thu trong 6 tháng đầu năm đạt trên 2.000 tỷ đồng nhưng Tập đoàn điện lực hiện đã nợ TKV trên 1.000 tỷ đồng tiền mua điện, đồng thời, đơn vị này cũng còn nợ TKV tiền mua than phục vụ cho hoạt động của các nhà máy nhiệt điện.
Mặc dù các ngành, các doanh nghiệp đều đã và đang thực hiện cắt giảm mạnh mẽ các dự án đầu tư trong năm 2011, nhưng các đại diện của Tập đoàn Điện lực, Tập đoàn hóa chất, Tập đoàn dệt may... đều kiến nghị cần có cơ chế vốn hợp lý để hỗ trợ các doanh nghiệp trong ngành tiếp tục hoạt động đầu tư cần thiết nhằm tạo đà phát triển cho giai đoạn tiếp theo.
Ông Lê Tiến Trường chỉ rõ, từ năm 2010 đến nay, do lãi suất cho vay cao nên các dự án đầu tư cần thiết hầu hết đều chậm tiến độ, tăng trưởng của ngành dệt may chủ yếu là dựa trên tăng năng suất. Cho nên mục tiêu đạt tỷ lệ nội địa hóa 60% vào năm 2015 sẽ khó khăn, nếu không kịp thời tăng tốc đầu tư phát triển các cây nguyên liệu, vùng nguyên liệu ngay từ thời điểm này.
Với năm 2011, mục tiêu xuất khẩu trong 6 tháng còn lại là 7,5 tỷ USD, trong khi lúc này, sức lực của các doanh nghiệp dệt may đã khó khăn hơn rất nhiều, mục tiêu chính của ngành hiện tại chỉ là đảm bảo thị trường, đảm bảo việc làm, đảm bảo thị phần tại các thị trường xuất khẩu chủ lực.
Ông Nguyễn Tôn Quyền, Hiệp hội Gỗ cho rằng kế hoạch xuất khẩu 4 tỷ USD với ngành gỗ năm 2011 là tương đối khó. Trong khi tốc độ tăng trưởng bình quân những tháng đầu năm mới đạt trên 15%, vậy tốc độ tăng trưởng bình quân từ nay đến cuối năm phải đạt trên 20%/tháng thì mới có khả năng đạt kim ngạch trên, muốn vậy cần phải có những giải pháp tích cực. Giá nguyên liệu đầu vào tăng đồng loạt, tăng rất cao, trong khi đầu ra lại hạn chế.
Từ đầu năm tới nay, ngành gỗ đã nhập khẩu nguyên liệu trên 600 triệu USD, tính từ nay đến tháng 9/2011 phải nhập 400 triệu USD nữa, nhưng nguồn vốn để thực hiện sẽ tương đối khó khăn.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Danh Vĩnh, trong 6 tháng cuối năm, tình hình kinh tế còn chịu nhiều tác động mới của kinh tế thế giới, nhiệm vụ trọng tâm của ngành công thương là tiếp tục triển khai Nghị quyết 02/NQ-CP và Nghị quyết 11/NQ-CP. Đồng thời thực hiện những giải pháp từng bước tháo gỡ khó khăn, ưu tiên nguồn lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư chiều sâu, nâng cao hiệu quả sản xuất, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, mở rộng thị trường, ngành công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến.
Tuy nhiên, các tập đoàn, tổng công ty trong ngành cần tăng cường xuất khẩu, giảm nhập khẩu, ưu tiên sử dụng hàng hóa trong nước, đẩy mạnh sản xuất những mặt hàng thiết yếu phục vụ tiêu dùng trong nước. Về đề nghị tháo gỡ khó khăn về vốn, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan hữu quan để giải quyết.