Nhiễu thông tin về lãi suất điều hành
Tăng lãi suất tái cấp vốn, nâng trần lãi suất huy động VND lên 15%/năm… là những thông tin khiến giới đầu tư băn khoăn
Tiếp tục tăng lãi suất tái cấp vốn, nâng trần lãi suất huy động VND lên 15%/năm… là những thông tin khiến giới đầu tư băn khoăn những ngày qua.
Trong hai ngày 17 và 18/5, từ các diễn đàn chứng khoán cho đến một số trang tin kinh tế và cả báo chính thống đăng tải những thông tin đề cập đến việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định tăng lãi suất tái cấp vốn lên 15%/năm, nâng trần lãi suất huy động lên 15%/năm.
Những thông tin này có dẫn nguồn, hoặc đăng tải ở tờ báo chính thống khiến giới đầu tư bán tín bán nghi, trong khi Ngân hàng Nhà nước không có bất cứ một thông tin mới nào liên quan.
Cụ thể, ngày 17/5, một trang thông tin kinh tế phản ánh, một hãng tin nước ngoài “trích dẫn nguồn tin từ một quan chức Ngân hàng Nhà nước cho biết, Ngân hàng Nhà nước vừa quyết định tăng lãi suất tái cấp vốn từ 14% lên 15%. Như vậy, kể từ đầu tháng 5 đến nay Ngân hàng Nhà nước đã hai lần nâng lãi suất tái cấp vốn (tổng cộng 2%) lên bằng mức kỷ lục trong năm 2008”.
Bản tin này cũng dự phòng rằng, kênh công bố chính thức của Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa công bố thông tin chứng thực. Và đến cuối ngày 18/5, mức lãi suất tái cấp vốn vẫn là 14%/năm, theo Quyết định số 929/QĐ-NHNN ngày 29/4/2011 của Ngân hàng Nhà nước, áp dụng từ 1/5/2011.
Như vậy có thể khẳng định hiện chưa có bất cứ một quyết định nào điều chỉnh lãi suất tái cấp vốn được công bố chính thức.
Ở một trường hợp khác, một tờ báo đăng tin và được giới đầu tư chuyền tay trên các diễn đàn, cho biết: “Chiều 17/5, Ngân hàng Nhà nước công bố nâng trần lãi suất huy động VND từ 14% lên 15%”. Tuy nhiên, cho đến cuối ngày 18/5, kiểm chứng các kênh thông tin khác nhau cho thấy chưa có quyết định nào của Ngân hàng Nhà nước ban hành liên quan đến trần lãi suất huy động VND. Mức hiện hành vẫn là 14%/năm.
Chỉ riêng trong ngày 17/5, Ngân hàng Nhà nước đã tăng lãi suất nghiệp vụ thị trường mở (OMO) từ 14%/năm lên 15%/năm, và đã có nhiều thông tin chính thức cũng như bình luận liên quan.
Khả năng tăng lãi suất tái cấp vốn, điều chỉnh trần lãi suất huy động VND có thể là một phương án nhà điều hành tính đến trong thời gian tới. Nhưng ở thời điểm các thông tin trên đưa ra, chưa có bất cứ một văn bản chứng thực nào. Ngân hàng Nhà nước cũng không có thông tin phản hồi liên quan.
Trong bối cảnh lãi suất biến động phức tạp, cơ chế trần lãi suất huy động VND “đang nóng” trong các dòng chảy thời sự hiện nay, thông tin “nhiễu” trên có thể khiến nhiều nhà đầu tư lúng túng.
Còn trên thị trường ngoại hối, các ngày 17/5 và 18/5, tỷ giá USD/VND liên tục biến động mạnh và trái chiều; nhiều thời điểm các ngân hàng thương mại niêm yết giá USD bán ra kịch trần biên độ. Tính đến hết ngày 18/5, giá USD bán ra đã tăng rất mạnh so với cuối tuần qua (tăng khoảng 230 VND, tùy mỗi ngân hàng).
Có thể có những nguyên nhân khác nhau, do tác động của cung - cầu trên thị trường, nhưng một phần biến động đó có từ phản ứng của tỷ giá trước quyết định tăng lãi suất trên OMO lên 15%/năm của Ngân hàng Nhà nước. Và không loại trừ khả năng thông tin “nhiễu” về một lãi suất quan trọng và cả trần lãi suất huy động cũng có tác động nhất định đối với giá trị của VND so với USD (?).
Trong hai ngày 17 và 18/5, từ các diễn đàn chứng khoán cho đến một số trang tin kinh tế và cả báo chính thống đăng tải những thông tin đề cập đến việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định tăng lãi suất tái cấp vốn lên 15%/năm, nâng trần lãi suất huy động lên 15%/năm.
Những thông tin này có dẫn nguồn, hoặc đăng tải ở tờ báo chính thống khiến giới đầu tư bán tín bán nghi, trong khi Ngân hàng Nhà nước không có bất cứ một thông tin mới nào liên quan.
Cụ thể, ngày 17/5, một trang thông tin kinh tế phản ánh, một hãng tin nước ngoài “trích dẫn nguồn tin từ một quan chức Ngân hàng Nhà nước cho biết, Ngân hàng Nhà nước vừa quyết định tăng lãi suất tái cấp vốn từ 14% lên 15%. Như vậy, kể từ đầu tháng 5 đến nay Ngân hàng Nhà nước đã hai lần nâng lãi suất tái cấp vốn (tổng cộng 2%) lên bằng mức kỷ lục trong năm 2008”.
Bản tin này cũng dự phòng rằng, kênh công bố chính thức của Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa công bố thông tin chứng thực. Và đến cuối ngày 18/5, mức lãi suất tái cấp vốn vẫn là 14%/năm, theo Quyết định số 929/QĐ-NHNN ngày 29/4/2011 của Ngân hàng Nhà nước, áp dụng từ 1/5/2011.
Như vậy có thể khẳng định hiện chưa có bất cứ một quyết định nào điều chỉnh lãi suất tái cấp vốn được công bố chính thức.
Ở một trường hợp khác, một tờ báo đăng tin và được giới đầu tư chuyền tay trên các diễn đàn, cho biết: “Chiều 17/5, Ngân hàng Nhà nước công bố nâng trần lãi suất huy động VND từ 14% lên 15%”. Tuy nhiên, cho đến cuối ngày 18/5, kiểm chứng các kênh thông tin khác nhau cho thấy chưa có quyết định nào của Ngân hàng Nhà nước ban hành liên quan đến trần lãi suất huy động VND. Mức hiện hành vẫn là 14%/năm.
Chỉ riêng trong ngày 17/5, Ngân hàng Nhà nước đã tăng lãi suất nghiệp vụ thị trường mở (OMO) từ 14%/năm lên 15%/năm, và đã có nhiều thông tin chính thức cũng như bình luận liên quan.
Khả năng tăng lãi suất tái cấp vốn, điều chỉnh trần lãi suất huy động VND có thể là một phương án nhà điều hành tính đến trong thời gian tới. Nhưng ở thời điểm các thông tin trên đưa ra, chưa có bất cứ một văn bản chứng thực nào. Ngân hàng Nhà nước cũng không có thông tin phản hồi liên quan.
Trong bối cảnh lãi suất biến động phức tạp, cơ chế trần lãi suất huy động VND “đang nóng” trong các dòng chảy thời sự hiện nay, thông tin “nhiễu” trên có thể khiến nhiều nhà đầu tư lúng túng.
Còn trên thị trường ngoại hối, các ngày 17/5 và 18/5, tỷ giá USD/VND liên tục biến động mạnh và trái chiều; nhiều thời điểm các ngân hàng thương mại niêm yết giá USD bán ra kịch trần biên độ. Tính đến hết ngày 18/5, giá USD bán ra đã tăng rất mạnh so với cuối tuần qua (tăng khoảng 230 VND, tùy mỗi ngân hàng).
Có thể có những nguyên nhân khác nhau, do tác động của cung - cầu trên thị trường, nhưng một phần biến động đó có từ phản ứng của tỷ giá trước quyết định tăng lãi suất trên OMO lên 15%/năm của Ngân hàng Nhà nước. Và không loại trừ khả năng thông tin “nhiễu” về một lãi suất quan trọng và cả trần lãi suất huy động cũng có tác động nhất định đối với giá trị của VND so với USD (?).