Nhiều tỷ đồng vốn hỗ trợ lãi suất bị lợi dụng để trục lợi
Báo cáo thẩm tra về quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2009 chỉ ra khá nhiều sai phạm trong thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất
Báo cáo thẩm tra sơ bộ về quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2009 của Ủy ban Tài chính - Ngân sách trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 29/6 đã chỉ ra khá nhiều sai phạm trong thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất.
Báo cáo cho biết, dư nợ cho hỗ trợ lãi suất đến 31/12/2009 là 385.681 tỷ đồng, số tiền phải hỗ trợ lãi suất là 11.178 tỷ đồng. Ngân hàng Nhà nước đã chuyển tiền hỗ trợ lãi suất cho các ngân hàng thương mại, công ty tài chính 6.218 tỷ đồng (tương đương 363,8 triệu USD).
Dự kiến đến hết năm 2011, Ngân hàng Nhà nước sẽ sử dụng số tiền khoảng 16.000 tỷ đồng để thực hiện chính sách này, Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển cho biết.
Nhấn mạnh cơ chế hỗ trợ lãi suất là giải pháp kích thích kinh tế quan trọng của nhà nước, tuy nhiên, theo cơ quan thẩm tra, chính sách này mới chỉ tác động trên phạm vi hẹp, chưa bình đẳng và thiếu trọng tâm trọng điểm.
“Trong thực tế đã cho vay cả doanh nghiệp thừa vốn, sử dụng vốn sai mục đích, không ít trường hợp lợi dụng chính sách để trục lợi, vay vốn hỗ trợ lãi suất rồi chuyển sang tiền gửi…”, báo cáo nêu rõ.
Ủy ban Tài chính - Ngân sách cũng dẫn số liệu tại báo cáo ngày 26/5/2011 của Thanh tra Chính phủ cho thấy các sai phạm tại các ngân hàng thương mại.
Theo đó, hỗ trợ lãi suất cho các khoản vay để kinh doanh hàng tiêu dùng có nguồn gốc từ nhập khẩu số tiền 466,04 triệu đồng. Cho vay và hỗ trợ lãi suất với các khoản vay đã được vay và được hỗ trợ lãi suất tại ngân hàng khác với tổng doanh số cho vay 18 tỷ đồng và số tiền hỗ trợ lãi suất kà 174,917 triệu đồng.
Cũng theo số liệu của Thanh tra Chính phủ, doanh nghiệp đã vay 15 tỷ đồng vốn hỗ trợ lãi suất về cho vay lại. 58,5 tỷ đồng là số vốn hỗ trợ lãi suất vượt thời gian sử dụng thực tế và 41,5 tỷ đồng cho vay hỗ trợ lãi suất không phù hợp với nhu cầu.
Vốn hỗ trợ lãi suất còn được cho vay với các khoản vay không xác định được hàng hóa sản phẩm đã tiêu thụ hay chưa hoặc hàng hóa đã được tiêu thụ trước thời điểm giải ngân với số tiền 5,9 tỷ đồng. Cho vay hỗ trợ lãi suất để mua hàng nhưng không có hàng 18,2 tỷ đồng…
Với dự kiến phải kéo dài đến 2012 mới hoàn thành và kết thúc chương trình cho vay hỗ trợ lãi suất, trong khi mục tiêu kích cầu chỉ trong ngắn hạn, cơ quan thẩm tra cho rằng việc mở rộng đối tượng và kéo dài thời gian là chưa hợp lý.
Giám sát không theo kịp việc triển khai chính sách, việc triển khai đồng thời nhiều cơ chế hỗ trợ lãi suất cùng với thực thi chính sách tài khóa nới lỏng trong thời gian dài đã tạo khó khăn cho việc kiểm soát nhập siêu, kiểm soát lạm phát, Chủ nhiệm Hiển nhấn mạnh.
Hiệu quả chưa như mong muốn và những sai phạm nói trên cũng được một số ý kiến tại cuộc họp nêu ra như một trong các biểu hiện yếu kém của việc chấp hành kỷ luật tài chính, vốn đã được mổ xẻ nhiều song chuyển biến chưa được bao nhiêu.
Không nhắc đến những con số sai phạm cụ thể, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh cho biết, kết quả gói kích cầu đã hai lần được báo cáo với Quốc hội. Và nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước năm 2009 đã được thực hiện đúng theo nghị quyết của Quốc hội.
Báo cáo cho biết, dư nợ cho hỗ trợ lãi suất đến 31/12/2009 là 385.681 tỷ đồng, số tiền phải hỗ trợ lãi suất là 11.178 tỷ đồng. Ngân hàng Nhà nước đã chuyển tiền hỗ trợ lãi suất cho các ngân hàng thương mại, công ty tài chính 6.218 tỷ đồng (tương đương 363,8 triệu USD).
Dự kiến đến hết năm 2011, Ngân hàng Nhà nước sẽ sử dụng số tiền khoảng 16.000 tỷ đồng để thực hiện chính sách này, Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển cho biết.
Nhấn mạnh cơ chế hỗ trợ lãi suất là giải pháp kích thích kinh tế quan trọng của nhà nước, tuy nhiên, theo cơ quan thẩm tra, chính sách này mới chỉ tác động trên phạm vi hẹp, chưa bình đẳng và thiếu trọng tâm trọng điểm.
“Trong thực tế đã cho vay cả doanh nghiệp thừa vốn, sử dụng vốn sai mục đích, không ít trường hợp lợi dụng chính sách để trục lợi, vay vốn hỗ trợ lãi suất rồi chuyển sang tiền gửi…”, báo cáo nêu rõ.
Ủy ban Tài chính - Ngân sách cũng dẫn số liệu tại báo cáo ngày 26/5/2011 của Thanh tra Chính phủ cho thấy các sai phạm tại các ngân hàng thương mại.
Theo đó, hỗ trợ lãi suất cho các khoản vay để kinh doanh hàng tiêu dùng có nguồn gốc từ nhập khẩu số tiền 466,04 triệu đồng. Cho vay và hỗ trợ lãi suất với các khoản vay đã được vay và được hỗ trợ lãi suất tại ngân hàng khác với tổng doanh số cho vay 18 tỷ đồng và số tiền hỗ trợ lãi suất kà 174,917 triệu đồng.
Cũng theo số liệu của Thanh tra Chính phủ, doanh nghiệp đã vay 15 tỷ đồng vốn hỗ trợ lãi suất về cho vay lại. 58,5 tỷ đồng là số vốn hỗ trợ lãi suất vượt thời gian sử dụng thực tế và 41,5 tỷ đồng cho vay hỗ trợ lãi suất không phù hợp với nhu cầu.
Vốn hỗ trợ lãi suất còn được cho vay với các khoản vay không xác định được hàng hóa sản phẩm đã tiêu thụ hay chưa hoặc hàng hóa đã được tiêu thụ trước thời điểm giải ngân với số tiền 5,9 tỷ đồng. Cho vay hỗ trợ lãi suất để mua hàng nhưng không có hàng 18,2 tỷ đồng…
Với dự kiến phải kéo dài đến 2012 mới hoàn thành và kết thúc chương trình cho vay hỗ trợ lãi suất, trong khi mục tiêu kích cầu chỉ trong ngắn hạn, cơ quan thẩm tra cho rằng việc mở rộng đối tượng và kéo dài thời gian là chưa hợp lý.
Giám sát không theo kịp việc triển khai chính sách, việc triển khai đồng thời nhiều cơ chế hỗ trợ lãi suất cùng với thực thi chính sách tài khóa nới lỏng trong thời gian dài đã tạo khó khăn cho việc kiểm soát nhập siêu, kiểm soát lạm phát, Chủ nhiệm Hiển nhấn mạnh.
Hiệu quả chưa như mong muốn và những sai phạm nói trên cũng được một số ý kiến tại cuộc họp nêu ra như một trong các biểu hiện yếu kém của việc chấp hành kỷ luật tài chính, vốn đã được mổ xẻ nhiều song chuyển biến chưa được bao nhiêu.
Không nhắc đến những con số sai phạm cụ thể, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh cho biết, kết quả gói kích cầu đã hai lần được báo cáo với Quốc hội. Và nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước năm 2009 đã được thực hiện đúng theo nghị quyết của Quốc hội.