Nhìn lại 30 năm hợp tác Việt Nam - Liên hiệp quốc
Ngày 20/9 năm nay đánh dấu kỷ niệm 30 năm ngày Việt Nam chính thức là thành viên của Liên hiệp quốc
Ngày 20/9 năm nay đánh dấu kỷ niệm 30 năm ngày Việt Nam chính thức là thành viên của Liên hiệp quốc.
Chủ động, tích cực tham gia các hoạt động của Liên hiệp quốc, cũng như hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu nổi bật về thực hiện Mục tiêu Thiên niên kỷ, xây dựng mô hình “Một Liên hiệp quốc”... được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
Dịp kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập Liên hiệp quốc lần này diễn ra vào đúng đợt Đại hội đồng Liên hiệp quốc tiến hành khóa họp thường niên lần thứ 62, chuẩn bị cho phiên thảo luận chung cấp cao của Đại hội đồng vào ngày 25/9 tới... Đây cũng là dịp để cộng đồng quốc tế hiểu biết hơn về những cố gắng, thành tựu của Việt Nam trong quá trình hợp tác với Liên hiệp quốc.
Đi đầu thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ
Cho đến nay, tại Việt Nam đã có 12 cơ quan của Liên hiệp quốc mở văn phòng đại diện. Tổng trị giá các dự án hợp tác của Liên hiệp quốc dành cho Việt Nam lên tới gần 2 tỷ USD. Giám đốc quốc gia UNDP tại Việt Nam S.Yamazaki cho biết: dự thảo Một ngân sách chung của Liên hiệp quốc dành cho Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010 lên tới gần 218 triệu USD, tập trung vào 5 lĩnh vực chính là hỗ trợ các chính sách phát triển kinh tế-xã hội, các dịch vụ xã hội và bảo trợ, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, quản lý nhà nước.
Kể từ khi cùng 188 quốc gia khác ký cam kết thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) năm 2000, Việt Nam đã sáng tạo lồng ghép MDGs vào các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ngắn hạn và dài hạn của quốc gia, đạt kết quả tốt về tăng trưởng kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao chất lượng y tế, giáo dục, phòng, chống HIV/AIDS, hợp tác phát triển và bảo vệ môi trường.
Phó tổng thư ký Liên hiệp quốc, Chủ tịch Uỷ ban Kinh tế - Xã hội châu Á - Thái Bình Dương của Liên hiệp quốc (UNESCAP) Kim Hác Xu khi đến thăm Việt Nam tháng 3/2007 đã khẳng định: mỗi lần đến Việt Nam ông đều cảm nhận rõ sự phát triển mạnh mẽ của đất nước này. Trở lại Việt Nam sau 3 năm, ông rất ngạc nhiên vì thấy Hà Nội thay đổi rõ rệt.
Ông đánh giá cao việc Việt Nam đạt mục tiêu xoá đói giảm nghèo trong thời gian ngắn và đặc biệt thành công trong mô hình hợp tác ba bên với Liên hiệp quốc thông qua sự hỗ trợ của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB). Theo ông, những năm qua, Việt Nam đạt thành tích tốt về tăng thu nhập cho người dân, có dịch vụ y tế, giáo dục tốt, tăng độ che phủ rừng, bảo đảm phát triển bền vững. Ông cho rằng Việt Nam đang đi đúng hướng và sẽ đạt mục tiêu đúng hạn về nỗ lực giảm số người sống với dưới 1 USD/ngày vào năm 2015.
Theo số liệu của UNESCAP, cùng với Indonesia, Malaysia và Thái lan, Việt Nam sẽ là một trong những nước đầu tiên trong khu vực hoàn thành mục tiêu giảm một nửa số người nghèo từ năm 1990 đến 2015 và cũng nằm trong số những nước sớm nhất hoàn thành chỉ tiêu giảm một nửa số trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng, giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh trong giai đoạn này.
Về bình đẳng giới, Việt Nam được đánh giá là thực hiện khá tốt so với các nước trong khu vực và có tỷ lệ nữ cao nhất tham gia Quốc hội với 27,3% đại biểu nữ năm 2006. Tỷ lệ người dân Việt Nam được tiếp cận nguồn nước sạch tăng nhanh trong giai đoạn 1990-2004 với 80% số hộ dân nông thôn và 99% người dân khu vực thành thị.
Trong buổi làm việc với ông Huỳnh Đảm, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cuối tháng 8 vừa qua, ông Minar Pimple, Phó giám đốc Chương trình MDGs châu Á cũng đã đánh giá cao những kết quả Việt Nam đã thực hiện được trong việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và các cam kết quốc tế.
Ông Minar Pimle nhấn mạnh, Việt Nam là nước có vai trò quan trọng và là tấm gương điển hình trong việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ. Đó là Việt Nam đã thực hiện tất cả các mục tiêu thiên niên kỷ đề ra, đặc biệt là trong công tác xoá đói, giảm nghèo, xây dựng xã hội công bằng. Việt Nam đã phát động việc thực hiện các mục tiêu này sâu rộng trong tất cả các tầng lớp xã hội, từ trong cộng đồng dân cư. Đặc biệt, theo báo cáo của các nước mới đây, Việt Nam là nước đứng đầu về cung cấp các dịch vụ y tế, giáo dục.
Ông Minar Pimple khẳng định, chương trình Mục tiêu Thiên niên kỷ châu Á sẽ tiếp tục có những phối hợp tốt hơn nữa với Việt Nam trong việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ.
Mô hình mẫu về “Một Liên hợp quốc”
Một điểm nhấn quan trọng trong quan hệ hợp tác Việt Nam-Liên hiệp quốc là việc Việt Nam đi đầu trong tiến trình cải tổ Liên hiệp quốc. Liên hiệp quốc cũng đã tin tưởng chọn Việt Nam là một trong những nước thí điểm mô hình “Một Liên hiệp quốc”-nghĩa là dồn tất cả các cơ quan của Liên hiệp quốc tại Việt Nam vào một đầu mối.
Trong cuộc gặp Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon tại trụ sở Liên hiệp quốc tháng 6/2007, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết khẳng định sự ủng hộ và hưởng ứng của Việt Nam đối với công cuộc cải tổ Liên hiệp quốc nói chung và cụ thể là Việt Nam sẽ phối hợp với Liên hiệp quốc thực hiện thành công việc cải tổ hoạt động của các cơ quan Liên hiệp quốc tại Việt Nam.
Tổng thư ký Ban Ki-moon đánh giá Việt Nam luôn đi đầu trong việc thực hiện Tuyên bố Thiên niên kỷ, trở thành tấm gương cho nhiều nước noi theo. Ông bày tỏ tin tưởng rằng, Việt Nam sẽ trở thành hình mẫu thành công trong việc thực hiện sáng kiến “Một Liên hiệp quốc”, một mô hình cải cách mà Liên hiệp quốc đang kỳ vọng nhân ra nhiều nước trên thế giới.
Điều phối viên thường trú Liên hiệp quốc tại Việt Nam cho biết, với việc lựa chọn Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới thực hiện thí điểm cải cách Liên hiệp quốc ở cấp quốc gia, Liên hiệp quốc không chỉ khẳng định Việt Nam đã và đang đi đầu trong nỗ lực nâng cao hiệu quả viện trợ, mà còn cho thấy mối quan hệ lâu dài và tin cậy lẫn nhau giữa Việt Nam với Liên hiệp quốc.
Quan hệ hợp tác song phương giữa Việt Nam và Liên hiệp quốc được công nhận là mô hình mẫu mực trong việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn và sự trợ giúp của Liên hiệp quốc cho một nước đang phát triển. Trong chuyến thăm chính thức Việt Nam tháng 5/2006, cựu Tổng thư ký Liên hiệp quốc K. Annan có ấn tượng sâu sắc về mối quan hệ đặc biệt giữa Việt Nam và Liên hiệp quốc được thể hiện ở tất cả những nơi mà ông đặt chân tới và hy vọng Việt Nam sẽ đóng vai trò lớn hơn nữa trong mọi lĩnh vực hoạt động của Liên hiệp quốc.
Đến Hà Nội với cương vị Giám đốc quốc gia Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) tại Việt Nam, trong cuộc gặp gỡ báo chí sáng 26/6 tại Hà Nội, bà X. Yamazdaki cũng đã bày tỏ ấn tượng về những thành tựu của Việt Nam sau 30 năm trở thành thành viên Liên hiệp quốc.
Bà cho rằng Việt Nam là một trong số ít những nước đầu tiên trên thế giới Liên hiệp quốc lựa chọn thí điểm chương trình cải cách mang tên “Một Liên hiệp quốc” nhằm tìm kiếm sự thống nhất trong hoạt động điều phối và hỗ trợ phát triển. Một trong những ưu tiên hoạt động của UNDP tại Việt Nam trong thời gian tới là đẩy mạnh sáng kiến “Một Liên hiệp quốc” tại Việt Nam.
Theo đó, các cơ quan của Liên hiệp quốc tại Việt Nam sẽ thống nhất với một ngân sách chung, một quỹ hỗ trợ chung, một kế hoạch chung, một khuôn khổ theo dõi và đánh giá chung, một đơn vị truyền thông chung, một bộ quy chế quản lý chung, các dịch vụ chung và một văn phòng làm việc chung của Liên hiệp quốc. Ý tưởng cải cách này sẽ giúp Liên hiệp quốc hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ hỗ trợ phát triển cho Việt Nam.
Có thể nói, sau 30 năm trở thành thành viên Liên hiệp quốc, Việt Nam đã tham gia ngày càng tích cực và chủ động vào các hoạt động của Liên hiệp quốc trong các lĩnh vực hòa bình, an ninh quốc tế, giải trừ quân bị, phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, bảo vệ môi trường. Vị thế và vai trò của Việt Nam tại Liên hiệp quốc đã và đang được nâng cao trên mọi phương diện.
Việt Nam đã được các quốc gia thành viên tín nhiệm bầu là Phó chủ tịch Đại hội đồng Liên hiệp quốc các năm 1997, 2000 và 2003. Đó là kết quả của việc thực hiện chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước.
Việc Việt Nam được chọn là ứng cử viên duy nhất của khu vực châu Á vào ghế ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc khóa 2008-2009 cũng đang mở ra nhiều hy vọng cho những đóng góp của Việt Nam vào tiến trình cải tổ Liên hiệp quốc thời gian tới.
Chủ động, tích cực tham gia các hoạt động của Liên hiệp quốc, cũng như hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu nổi bật về thực hiện Mục tiêu Thiên niên kỷ, xây dựng mô hình “Một Liên hiệp quốc”... được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
Dịp kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập Liên hiệp quốc lần này diễn ra vào đúng đợt Đại hội đồng Liên hiệp quốc tiến hành khóa họp thường niên lần thứ 62, chuẩn bị cho phiên thảo luận chung cấp cao của Đại hội đồng vào ngày 25/9 tới... Đây cũng là dịp để cộng đồng quốc tế hiểu biết hơn về những cố gắng, thành tựu của Việt Nam trong quá trình hợp tác với Liên hiệp quốc.
Đi đầu thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ
Cho đến nay, tại Việt Nam đã có 12 cơ quan của Liên hiệp quốc mở văn phòng đại diện. Tổng trị giá các dự án hợp tác của Liên hiệp quốc dành cho Việt Nam lên tới gần 2 tỷ USD. Giám đốc quốc gia UNDP tại Việt Nam S.Yamazaki cho biết: dự thảo Một ngân sách chung của Liên hiệp quốc dành cho Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010 lên tới gần 218 triệu USD, tập trung vào 5 lĩnh vực chính là hỗ trợ các chính sách phát triển kinh tế-xã hội, các dịch vụ xã hội và bảo trợ, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, quản lý nhà nước.
Kể từ khi cùng 188 quốc gia khác ký cam kết thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) năm 2000, Việt Nam đã sáng tạo lồng ghép MDGs vào các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ngắn hạn và dài hạn của quốc gia, đạt kết quả tốt về tăng trưởng kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao chất lượng y tế, giáo dục, phòng, chống HIV/AIDS, hợp tác phát triển và bảo vệ môi trường.
Phó tổng thư ký Liên hiệp quốc, Chủ tịch Uỷ ban Kinh tế - Xã hội châu Á - Thái Bình Dương của Liên hiệp quốc (UNESCAP) Kim Hác Xu khi đến thăm Việt Nam tháng 3/2007 đã khẳng định: mỗi lần đến Việt Nam ông đều cảm nhận rõ sự phát triển mạnh mẽ của đất nước này. Trở lại Việt Nam sau 3 năm, ông rất ngạc nhiên vì thấy Hà Nội thay đổi rõ rệt.
Ông đánh giá cao việc Việt Nam đạt mục tiêu xoá đói giảm nghèo trong thời gian ngắn và đặc biệt thành công trong mô hình hợp tác ba bên với Liên hiệp quốc thông qua sự hỗ trợ của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB). Theo ông, những năm qua, Việt Nam đạt thành tích tốt về tăng thu nhập cho người dân, có dịch vụ y tế, giáo dục tốt, tăng độ che phủ rừng, bảo đảm phát triển bền vững. Ông cho rằng Việt Nam đang đi đúng hướng và sẽ đạt mục tiêu đúng hạn về nỗ lực giảm số người sống với dưới 1 USD/ngày vào năm 2015.
Theo số liệu của UNESCAP, cùng với Indonesia, Malaysia và Thái lan, Việt Nam sẽ là một trong những nước đầu tiên trong khu vực hoàn thành mục tiêu giảm một nửa số người nghèo từ năm 1990 đến 2015 và cũng nằm trong số những nước sớm nhất hoàn thành chỉ tiêu giảm một nửa số trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng, giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh trong giai đoạn này.
Về bình đẳng giới, Việt Nam được đánh giá là thực hiện khá tốt so với các nước trong khu vực và có tỷ lệ nữ cao nhất tham gia Quốc hội với 27,3% đại biểu nữ năm 2006. Tỷ lệ người dân Việt Nam được tiếp cận nguồn nước sạch tăng nhanh trong giai đoạn 1990-2004 với 80% số hộ dân nông thôn và 99% người dân khu vực thành thị.
Trong buổi làm việc với ông Huỳnh Đảm, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cuối tháng 8 vừa qua, ông Minar Pimple, Phó giám đốc Chương trình MDGs châu Á cũng đã đánh giá cao những kết quả Việt Nam đã thực hiện được trong việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và các cam kết quốc tế.
Ông Minar Pimle nhấn mạnh, Việt Nam là nước có vai trò quan trọng và là tấm gương điển hình trong việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ. Đó là Việt Nam đã thực hiện tất cả các mục tiêu thiên niên kỷ đề ra, đặc biệt là trong công tác xoá đói, giảm nghèo, xây dựng xã hội công bằng. Việt Nam đã phát động việc thực hiện các mục tiêu này sâu rộng trong tất cả các tầng lớp xã hội, từ trong cộng đồng dân cư. Đặc biệt, theo báo cáo của các nước mới đây, Việt Nam là nước đứng đầu về cung cấp các dịch vụ y tế, giáo dục.
Ông Minar Pimple khẳng định, chương trình Mục tiêu Thiên niên kỷ châu Á sẽ tiếp tục có những phối hợp tốt hơn nữa với Việt Nam trong việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ.
Mô hình mẫu về “Một Liên hợp quốc”
Một điểm nhấn quan trọng trong quan hệ hợp tác Việt Nam-Liên hiệp quốc là việc Việt Nam đi đầu trong tiến trình cải tổ Liên hiệp quốc. Liên hiệp quốc cũng đã tin tưởng chọn Việt Nam là một trong những nước thí điểm mô hình “Một Liên hiệp quốc”-nghĩa là dồn tất cả các cơ quan của Liên hiệp quốc tại Việt Nam vào một đầu mối.
Trong cuộc gặp Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon tại trụ sở Liên hiệp quốc tháng 6/2007, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết khẳng định sự ủng hộ và hưởng ứng của Việt Nam đối với công cuộc cải tổ Liên hiệp quốc nói chung và cụ thể là Việt Nam sẽ phối hợp với Liên hiệp quốc thực hiện thành công việc cải tổ hoạt động của các cơ quan Liên hiệp quốc tại Việt Nam.
Tổng thư ký Ban Ki-moon đánh giá Việt Nam luôn đi đầu trong việc thực hiện Tuyên bố Thiên niên kỷ, trở thành tấm gương cho nhiều nước noi theo. Ông bày tỏ tin tưởng rằng, Việt Nam sẽ trở thành hình mẫu thành công trong việc thực hiện sáng kiến “Một Liên hiệp quốc”, một mô hình cải cách mà Liên hiệp quốc đang kỳ vọng nhân ra nhiều nước trên thế giới.
Điều phối viên thường trú Liên hiệp quốc tại Việt Nam cho biết, với việc lựa chọn Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới thực hiện thí điểm cải cách Liên hiệp quốc ở cấp quốc gia, Liên hiệp quốc không chỉ khẳng định Việt Nam đã và đang đi đầu trong nỗ lực nâng cao hiệu quả viện trợ, mà còn cho thấy mối quan hệ lâu dài và tin cậy lẫn nhau giữa Việt Nam với Liên hiệp quốc.
Quan hệ hợp tác song phương giữa Việt Nam và Liên hiệp quốc được công nhận là mô hình mẫu mực trong việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn và sự trợ giúp của Liên hiệp quốc cho một nước đang phát triển. Trong chuyến thăm chính thức Việt Nam tháng 5/2006, cựu Tổng thư ký Liên hiệp quốc K. Annan có ấn tượng sâu sắc về mối quan hệ đặc biệt giữa Việt Nam và Liên hiệp quốc được thể hiện ở tất cả những nơi mà ông đặt chân tới và hy vọng Việt Nam sẽ đóng vai trò lớn hơn nữa trong mọi lĩnh vực hoạt động của Liên hiệp quốc.
Đến Hà Nội với cương vị Giám đốc quốc gia Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) tại Việt Nam, trong cuộc gặp gỡ báo chí sáng 26/6 tại Hà Nội, bà X. Yamazdaki cũng đã bày tỏ ấn tượng về những thành tựu của Việt Nam sau 30 năm trở thành thành viên Liên hiệp quốc.
Bà cho rằng Việt Nam là một trong số ít những nước đầu tiên trên thế giới Liên hiệp quốc lựa chọn thí điểm chương trình cải cách mang tên “Một Liên hiệp quốc” nhằm tìm kiếm sự thống nhất trong hoạt động điều phối và hỗ trợ phát triển. Một trong những ưu tiên hoạt động của UNDP tại Việt Nam trong thời gian tới là đẩy mạnh sáng kiến “Một Liên hiệp quốc” tại Việt Nam.
Theo đó, các cơ quan của Liên hiệp quốc tại Việt Nam sẽ thống nhất với một ngân sách chung, một quỹ hỗ trợ chung, một kế hoạch chung, một khuôn khổ theo dõi và đánh giá chung, một đơn vị truyền thông chung, một bộ quy chế quản lý chung, các dịch vụ chung và một văn phòng làm việc chung của Liên hiệp quốc. Ý tưởng cải cách này sẽ giúp Liên hiệp quốc hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ hỗ trợ phát triển cho Việt Nam.
Có thể nói, sau 30 năm trở thành thành viên Liên hiệp quốc, Việt Nam đã tham gia ngày càng tích cực và chủ động vào các hoạt động của Liên hiệp quốc trong các lĩnh vực hòa bình, an ninh quốc tế, giải trừ quân bị, phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, bảo vệ môi trường. Vị thế và vai trò của Việt Nam tại Liên hiệp quốc đã và đang được nâng cao trên mọi phương diện.
Việt Nam đã được các quốc gia thành viên tín nhiệm bầu là Phó chủ tịch Đại hội đồng Liên hiệp quốc các năm 1997, 2000 và 2003. Đó là kết quả của việc thực hiện chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước.
Việc Việt Nam được chọn là ứng cử viên duy nhất của khu vực châu Á vào ghế ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc khóa 2008-2009 cũng đang mở ra nhiều hy vọng cho những đóng góp của Việt Nam vào tiến trình cải tổ Liên hiệp quốc thời gian tới.