Những dự án tỷ đô “biến mất” trong báo cáo
Cục Đầu tư nước ngoài dường như không đủ quyền năng để yêu cầu các tỉnh thành báo cáo kịp thời
Câu chuyện số liệu thống kê vốn đầu tư nước ngoài mà VnEconomy từng nhiều lần đề cập, một lần nữa lại được hâm nóng bởi chuyện cấp phép những dự án tỷ đô không được cập nhật về cơ quan quản lý nhà nước.
Cuối tháng 1/2013, dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn đã hoàn tất các thủ tục quan trọng để chuẩn bị khởi công, bao gồm việc ký hợp đồng tổng thầu (EPC) và tăng vốn đầu tư thêm 2,8 tỷ USD.
Thông tin về lễ ký hợp đồng và tăng vốn được đăng tải rộng rãi, nhưng không hiểu vì lý do gì, đã không được cập nhật kịp thời về Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Báo cáo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài, cho đến hết tháng 2/2012, vẫn chỉ là hơn 630 triệu USD vốn đăng ký, thấp hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm trước.
Mãi đến tháng 3/2013, khi việc tăng vốn của dự án này được cập nhật, khiến cho số liệu thống kê về FDI đăng ký của cả quý 1/2013 tăng vọt. Cùng với việc Thái Nguyên cấp phép cho dự án của Samsung với tổng vốn 2 tỷ USD, vốn FDI trong quý 1/2013 đã tăng vọt lên hơn 6 tỷ USD, qua đó mà tăng đáng kể so với cùng kỳ.
Không biết có phải vì “sự cố Nghi Sơn” này không mà Cục Đầu tư nước ngoài đã không công bố số liệu FDI tháng 3/2012. Nếu công bố mà tính cả dự án Nghi Sơn thì rõ ràng số liệu FDI tăng vọt, trong khi không tính thì khác nào thừa nhận số liệu FDI hai tháng đầu năm 2013 đã công bố trước đó là... chưa chính xác.
Thay vì công bố số liệu tháng 3/2013, Cục Đầu tư nước ngoài đã công bố số liệu chung cả quý. Với cách gộp số liệu, báo cáo về FDI 3 tháng đầu năm cũng đã tăng 63,6% so với cùng kỳ năm 2012, một con số đủ đẹp trước thềm hội nghị tổng kết 25 năm ban hành luật đầu tư nước ngoài, dự kiến tổ chức vào ngày 27/3 tới.
Với việc tăng vốn tại dự án Nghi Sơn, Thanh Hóa trở thành địa phương dẫn đầu trong danh sách tỉnh thành thu hút FDI trong quý 1/2013. Nếu “chịu khó” báo cáo, vị trí này đúng ra đã phải đến ngay từ tháng 1!
Chuyện của Thanh Hóa khiến nhiều người nhớ lại chuyện của Hà Tĩnh. Cuối năm 2012, khi công bố thống kê về FDI, tỉnh Hà Tĩnh chỉ xếp thứ 34 với 31,53 triệu USD vốn đăng ký.
Nhưng mới đây, khi thống kê FDI được cập nhật lại, Hà Tĩnh bỗng nhảy vọt lên vị trí thứ hai, với 2,148 tỷ USD vốn đăng ký. Hơn 2 tỷ USD vốn đăng ký, chủ yếu từ việc tăng vốn của dự án tổ hợp luyện thép của Formosa tại khu kinh tế Vũng Áng, đã không được báo cáo về Cục Đầu tư nước ngoài.
Khi được liên hệ để hỏi về việc tăng vốn này, đại diện của Formosa cho biết ngắn gọn là việc này được thực hiện đã khá lâu. “Tin này cũ rồi mà!”, vị đại diện này cho biết. Thế nhưng, trong nhiều tháng trời, công luận không hề biết gì về chuyện tăng vốn này.
Có lẽ, để có được số liệu chính xác về thống kê FDI, các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách cần một “độ trễ” thời gian mới có được số liệu đáng tin cậy. Cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc thống kê và công bố thông tin là Cục Đầu tư nước ngoài dường như không đủ quyền năng để yêu cầu các tỉnh thành báo cáo một cách kịp thời và chi tiết về số liệu.
Liên tục trong vài năm trở lại đây, cơ quan này vẫn phải gửi công văn đề nghị các tỉnh thành báo cáo, mặc dù về lý thuyết đây là công việc mang tính bắt buộc.
Theo quy định tại điều 80, khoản 5 của Nghị định số 108/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22/9/2006, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ trì, phối hợp với các ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế phải tổng hợp, định kỳ báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn.
Trong một công văn mới đây, ngoài chuyện đốc thúc báo báo như thông lệ, Cục Đầu tư nước ngoài cũng đã lưu ý các tỉnh thành về việc cần nghiêm túc thực hiện việc sao gửi giấy chứng nhận đầu tư được cấp phép về Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo đúng quy định tại Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ.
Giấy chứng nhận đầu tư, với các điều khoản chi tiết liên quan đến ưu đãi và các điều kiện khác của dự án, nhiều khi vượt khung quy định hiện hành của nhà nước, và trong nhiều trường hợp, các tỉnh thành đã “ngại ngần” khi gửi bản sao lên cơ quan đang có chức năng quản lý nhà nước cao nhất về lĩnh vực này.
Cuối tháng 1/2013, dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn đã hoàn tất các thủ tục quan trọng để chuẩn bị khởi công, bao gồm việc ký hợp đồng tổng thầu (EPC) và tăng vốn đầu tư thêm 2,8 tỷ USD.
Thông tin về lễ ký hợp đồng và tăng vốn được đăng tải rộng rãi, nhưng không hiểu vì lý do gì, đã không được cập nhật kịp thời về Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Báo cáo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài, cho đến hết tháng 2/2012, vẫn chỉ là hơn 630 triệu USD vốn đăng ký, thấp hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm trước.
Mãi đến tháng 3/2013, khi việc tăng vốn của dự án này được cập nhật, khiến cho số liệu thống kê về FDI đăng ký của cả quý 1/2013 tăng vọt. Cùng với việc Thái Nguyên cấp phép cho dự án của Samsung với tổng vốn 2 tỷ USD, vốn FDI trong quý 1/2013 đã tăng vọt lên hơn 6 tỷ USD, qua đó mà tăng đáng kể so với cùng kỳ.
Không biết có phải vì “sự cố Nghi Sơn” này không mà Cục Đầu tư nước ngoài đã không công bố số liệu FDI tháng 3/2012. Nếu công bố mà tính cả dự án Nghi Sơn thì rõ ràng số liệu FDI tăng vọt, trong khi không tính thì khác nào thừa nhận số liệu FDI hai tháng đầu năm 2013 đã công bố trước đó là... chưa chính xác.
Thay vì công bố số liệu tháng 3/2013, Cục Đầu tư nước ngoài đã công bố số liệu chung cả quý. Với cách gộp số liệu, báo cáo về FDI 3 tháng đầu năm cũng đã tăng 63,6% so với cùng kỳ năm 2012, một con số đủ đẹp trước thềm hội nghị tổng kết 25 năm ban hành luật đầu tư nước ngoài, dự kiến tổ chức vào ngày 27/3 tới.
Với việc tăng vốn tại dự án Nghi Sơn, Thanh Hóa trở thành địa phương dẫn đầu trong danh sách tỉnh thành thu hút FDI trong quý 1/2013. Nếu “chịu khó” báo cáo, vị trí này đúng ra đã phải đến ngay từ tháng 1!
Chuyện của Thanh Hóa khiến nhiều người nhớ lại chuyện của Hà Tĩnh. Cuối năm 2012, khi công bố thống kê về FDI, tỉnh Hà Tĩnh chỉ xếp thứ 34 với 31,53 triệu USD vốn đăng ký.
Nhưng mới đây, khi thống kê FDI được cập nhật lại, Hà Tĩnh bỗng nhảy vọt lên vị trí thứ hai, với 2,148 tỷ USD vốn đăng ký. Hơn 2 tỷ USD vốn đăng ký, chủ yếu từ việc tăng vốn của dự án tổ hợp luyện thép của Formosa tại khu kinh tế Vũng Áng, đã không được báo cáo về Cục Đầu tư nước ngoài.
Khi được liên hệ để hỏi về việc tăng vốn này, đại diện của Formosa cho biết ngắn gọn là việc này được thực hiện đã khá lâu. “Tin này cũ rồi mà!”, vị đại diện này cho biết. Thế nhưng, trong nhiều tháng trời, công luận không hề biết gì về chuyện tăng vốn này.
Có lẽ, để có được số liệu chính xác về thống kê FDI, các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách cần một “độ trễ” thời gian mới có được số liệu đáng tin cậy. Cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc thống kê và công bố thông tin là Cục Đầu tư nước ngoài dường như không đủ quyền năng để yêu cầu các tỉnh thành báo cáo một cách kịp thời và chi tiết về số liệu.
Liên tục trong vài năm trở lại đây, cơ quan này vẫn phải gửi công văn đề nghị các tỉnh thành báo cáo, mặc dù về lý thuyết đây là công việc mang tính bắt buộc.
Theo quy định tại điều 80, khoản 5 của Nghị định số 108/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22/9/2006, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ trì, phối hợp với các ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế phải tổng hợp, định kỳ báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn.
Trong một công văn mới đây, ngoài chuyện đốc thúc báo báo như thông lệ, Cục Đầu tư nước ngoài cũng đã lưu ý các tỉnh thành về việc cần nghiêm túc thực hiện việc sao gửi giấy chứng nhận đầu tư được cấp phép về Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo đúng quy định tại Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ.
Giấy chứng nhận đầu tư, với các điều khoản chi tiết liên quan đến ưu đãi và các điều kiện khác của dự án, nhiều khi vượt khung quy định hiện hành của nhà nước, và trong nhiều trường hợp, các tỉnh thành đã “ngại ngần” khi gửi bản sao lên cơ quan đang có chức năng quản lý nhà nước cao nhất về lĩnh vực này.