Những góp ý “thắt lưng buộc bụng” được tiếp thu thế nào?
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ nghiên cứu ý kiến “đóng băng” bội chi, ngân sách trong 3 năm
Như VnEconomy đã lần lượt phản ánh, từ đầu kỳ họp thứ 10 của Quốc hội đến nay, cả trong và ngoài phòng họp Diên Hồng những lo lắng về tình trạng hụt hơi của ngân sách đã trở nên đậm đặc hơn nhiều các kỳ họp trước.
Tại phiên thảo luận toàn thể vào chiều 3/11, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, đại biểu Trần Văn đã đề nghị Quốc hội có thể xem xét, tạm “đóng băng” mức bội chi ngân sách và biên chế bộ máy quản lý Nhà nước trong 3 năm.
Đại biểu Văn cũng cho rằng đã đến lúc phải tự giác “thắt lưng buộc bụng” trước khi bị buộc phải “thắt lưng buộc bụng” theo yêu cầu của các định chế tài chính nước ngoài.
Tại báo cáo tiếp thu giải trình về dự toán ngân sách nhà nước năm 2016 vừa được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đề nghị Chính phủ nghiên cứu các vấn đề nói trên, xây dựng kế hoạch vay nợ 5 năm, kế hoạch tài chính 5 năm, kế hoạch đầu tư trung hạn, trình Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp sau.
Nhiếu ý kiến khác cũng đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu và thể hiện tại nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2016, được trình Quốc hội thông qua vào sáng 11/11.
Trong các phiên thảo luận, một số ý kiến đại biểu đề nghị báo cáo rõ về tình trạng nợ công và đảo nợ tăng lên hàng năm, đề nghị tăng cường hơn nữa kỷ cương đầu tư, kỷ luật tài chính, giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay.
Theo giải trình, việc tăng chi đầu tư từ ngân sách để thúc đẩy kinh tế vượt qua khó khăn, do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới đã dẫn tới mức dư nợ công có xu hướng tăng (năm 2011 mức dư nợ công là 50% GDP, dự kiến cuối năm 2015 ở mức 61,3% GDP), nguyên nhân chủ yếu do bội chi và phát hành trái phiếu Chính phủ ở mức cao.
Việc bố trí trong cân đối ngân sách không đủ để trả nợ đến hạn, nên dẫn tới phải vay để trả các khoản nợ đến hạn (năm 2013 là 40.000 tỷ đồng; năm 2014 là 72.000 tỷ đồng; dự kiến năm 2015 là 125.000 tỷ đồng).
Mặc dù số vay đảo nợ không làm tăng thêm mức dư nợ công và dư nợ Chính phủ, nhưng việc phải vay đảo nợ nhiều sẽ ảnh hưởng đến khả năng huy động thực tế và làm tăng chi phí do phải thanh toán lãi vay tính trên số vay đảo nợ.
Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ trong thời gian tới cần xác định lộ trình và kiên trì giảm bội chi ngân sách Nhà nước hàng năm, ưu tiên đảm bảo thanh toán đầy đủ các khoản nợ (cả gốc và lãi) đến hạn của ngân sách, giảm mức vay đảo nợ.
Với chủ trương phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường vốn quốc tế, có ý kiến đề nghị cân nhắc thận trọng, vì làm tăng nợ nước ngoài của quốc gia và có thể gặp rủi ro về tỷ giá.
Thừa nhận có thể xảy ra khả năng này, song Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng xét về yêu cầu cấp bách trong thời điểm hiện nay là cần thiết, nếu huy động được vốn dài hạn hơn, chi phí vay vốn bằng hoặc rẻ hơn, đồng thời sẽ góp phần tăng cung ngoại tệ, đáp ứng nhu cầu ngoại tệ khi nền kinh tế đang có xu hướng nhập siêu, giảm áp lực đối với tỷ giá, ổn định kinh tế vĩ mô.
Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vẫn xin Quốc hội cho phép Chính phủ phát hành trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế để cơ cấu lại nợ trong nước, song phải bảo đảm có lợi cho quốc gia và chỉ thực hiện trong năm 2015 và năm 2016, đồng thời, giới hạn số lượng phát hành tối đa là 3 tỷ USD.
Bên cạnh những nội dung nêu trên, có những ý kiến của đại biểu đề nghị rất cụ thể nhưng giải trình chưa cụ thể.
Chẳng hạn, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm đề nghị Quốc hội dành một phiên họp chuyên đề để nghe Chính phủ báo cáo quá trình kiểm tra, đánh giá của mình về vấn đề lãng phí, thực hành tiết kiệm trong thực tế. Từ đó Quốc hội phải xem lại xem các quyết sách của mình có chỗ nào sơ hở hay cần ban hành chính sách mới gì để có thể chống lãng phí.
Báo cáo tiếp thu giải trình cũng đề cập một số ý kiến đại biểu cho rằng lãng phí trong sử dụng ngân sách nhà nước còn lớn, chi dàn trải và còn cơ chế xin - cho. Hiệu quả sử dụng ngân sách còn thấp, nhiều tiêu cực, thất thoát.
Thừa nhận thực tế này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết đã đề nghị Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện các biện pháp cần thiết để khắc phục triệt để các tồn tại, yếu kém như ý kiến các vị đại biểu đã nêu. Nhưng, không đề cập có tổ chức phiên họp như đại biểu Tâm đã đề nghị hay không.
Tại phiên thảo luận toàn thể vào chiều 3/11, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, đại biểu Trần Văn đã đề nghị Quốc hội có thể xem xét, tạm “đóng băng” mức bội chi ngân sách và biên chế bộ máy quản lý Nhà nước trong 3 năm.
Đại biểu Văn cũng cho rằng đã đến lúc phải tự giác “thắt lưng buộc bụng” trước khi bị buộc phải “thắt lưng buộc bụng” theo yêu cầu của các định chế tài chính nước ngoài.
Tại báo cáo tiếp thu giải trình về dự toán ngân sách nhà nước năm 2016 vừa được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đề nghị Chính phủ nghiên cứu các vấn đề nói trên, xây dựng kế hoạch vay nợ 5 năm, kế hoạch tài chính 5 năm, kế hoạch đầu tư trung hạn, trình Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp sau.
Nhiếu ý kiến khác cũng đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu và thể hiện tại nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2016, được trình Quốc hội thông qua vào sáng 11/11.
Trong các phiên thảo luận, một số ý kiến đại biểu đề nghị báo cáo rõ về tình trạng nợ công và đảo nợ tăng lên hàng năm, đề nghị tăng cường hơn nữa kỷ cương đầu tư, kỷ luật tài chính, giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay.
Theo giải trình, việc tăng chi đầu tư từ ngân sách để thúc đẩy kinh tế vượt qua khó khăn, do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới đã dẫn tới mức dư nợ công có xu hướng tăng (năm 2011 mức dư nợ công là 50% GDP, dự kiến cuối năm 2015 ở mức 61,3% GDP), nguyên nhân chủ yếu do bội chi và phát hành trái phiếu Chính phủ ở mức cao.
Việc bố trí trong cân đối ngân sách không đủ để trả nợ đến hạn, nên dẫn tới phải vay để trả các khoản nợ đến hạn (năm 2013 là 40.000 tỷ đồng; năm 2014 là 72.000 tỷ đồng; dự kiến năm 2015 là 125.000 tỷ đồng).
Mặc dù số vay đảo nợ không làm tăng thêm mức dư nợ công và dư nợ Chính phủ, nhưng việc phải vay đảo nợ nhiều sẽ ảnh hưởng đến khả năng huy động thực tế và làm tăng chi phí do phải thanh toán lãi vay tính trên số vay đảo nợ.
Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ trong thời gian tới cần xác định lộ trình và kiên trì giảm bội chi ngân sách Nhà nước hàng năm, ưu tiên đảm bảo thanh toán đầy đủ các khoản nợ (cả gốc và lãi) đến hạn của ngân sách, giảm mức vay đảo nợ.
Với chủ trương phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường vốn quốc tế, có ý kiến đề nghị cân nhắc thận trọng, vì làm tăng nợ nước ngoài của quốc gia và có thể gặp rủi ro về tỷ giá.
Thừa nhận có thể xảy ra khả năng này, song Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng xét về yêu cầu cấp bách trong thời điểm hiện nay là cần thiết, nếu huy động được vốn dài hạn hơn, chi phí vay vốn bằng hoặc rẻ hơn, đồng thời sẽ góp phần tăng cung ngoại tệ, đáp ứng nhu cầu ngoại tệ khi nền kinh tế đang có xu hướng nhập siêu, giảm áp lực đối với tỷ giá, ổn định kinh tế vĩ mô.
Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vẫn xin Quốc hội cho phép Chính phủ phát hành trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế để cơ cấu lại nợ trong nước, song phải bảo đảm có lợi cho quốc gia và chỉ thực hiện trong năm 2015 và năm 2016, đồng thời, giới hạn số lượng phát hành tối đa là 3 tỷ USD.
Bên cạnh những nội dung nêu trên, có những ý kiến của đại biểu đề nghị rất cụ thể nhưng giải trình chưa cụ thể.
Chẳng hạn, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm đề nghị Quốc hội dành một phiên họp chuyên đề để nghe Chính phủ báo cáo quá trình kiểm tra, đánh giá của mình về vấn đề lãng phí, thực hành tiết kiệm trong thực tế. Từ đó Quốc hội phải xem lại xem các quyết sách của mình có chỗ nào sơ hở hay cần ban hành chính sách mới gì để có thể chống lãng phí.
Báo cáo tiếp thu giải trình cũng đề cập một số ý kiến đại biểu cho rằng lãng phí trong sử dụng ngân sách nhà nước còn lớn, chi dàn trải và còn cơ chế xin - cho. Hiệu quả sử dụng ngân sách còn thấp, nhiều tiêu cực, thất thoát.
Thừa nhận thực tế này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết đã đề nghị Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện các biện pháp cần thiết để khắc phục triệt để các tồn tại, yếu kém như ý kiến các vị đại biểu đã nêu. Nhưng, không đề cập có tổ chức phiên họp như đại biểu Tâm đã đề nghị hay không.