Những lời hứa cũ mà mới của ông Obama với dân Mỹ
Tổng thống Obama tiếp tục phát đi thông điệp về sự “hy vọng và thay đổi” mà ông đã sử dụng trong chiến dịch tranh cử hồi năm 2008
Trong bài phát biểu ngày 6/9, Tổng thống Mỹ Barack Obama kêu gọi ở người dân Mỹ lòng kiên nhẫn khi xây dựng lại nền kinh tế suy yếu. Ông cũng đánh giá rằng, những kế hoạch chính sách mà đối thủ đảng Cộng hòa Mitt Romney đưa ra là nhẫn tâm đối với đại đa số người Mỹ.
Theo hãng tin Reuters, nhân dịp chính thức chấp nhận lời đề cử của đảng Dân chủ trở thành ứng cử viên của đảng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2012 tại Đại hội toàn quốc của đảng này vào ngày 6/9, Tổng thống Obama tiếp tục phát đi thông điệp về sự “hy vọng và thay đổi” mà ông đã sử dụng trong chiến dịch tranh cử hồi năm 2008. Tuy nhiên, những lời hứa mà ông đưa ra lần này có phần thực tế hơn trước, đồng thời ngôn ngữ và ông sử dụng cũng trầm hơn, bớt độ hồ hởi hơn, có lẽ bởi sau nhiệm kỳ 4 năm của ông, nước Mỹ đang tiếp tục chịu sức ép từ các cuộc chiến tranh, tỷ lệ thất nghiệp cao và thế bế tắc chính trị trong nhiều vấn đề lớn.
Trong bài phát biểu này, ông Obama nói với người Mỹ rằng, họ đang đối mặt với hai đường lối chính sách hoàn toàn khác biệt khi lựa chọn giữa ông và ứng cử viên Romney của đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử diễn ra vào ngày 6/11 tới đây. Ông nói rằng, con đường mà ông chọn có thể sẽ gian khó, nhưng sẽ đem tới sự đổi mới về kinh tế, đồng thời cảnh báo rằng, có thể sẽ mất thời gian nhiều hơn vài năm mà ông ở trong Nhà Trắng để giải quyết những thách thức mà nước Mỹ đã tích tụ trong suốt nhiều thập kỷ.
“Nước Mỹ, tôi chưa từng nói rằng đây sẽ là một hành trình dễ dàng, và tôi cũng không hứa hẹn điều đó vào lúc này. Vâng, lối đi của chúng tôi khó khăn hơn, nhưng lối đi đó sẽ dẫn tới một nơi tốt đẹp hơn. Đúng, con đường của chúng tôi dài hơn, nhưng chúng ta sẽ cùng nhau chinh phục hành trình đó”, ông Obama nói.
Với thời gian còn lại đúng hai tháng trước cuộc bầu cử được xem là trận chiến chính trị quan trọng nhất trong đời, ông Obama đang đứng trước những thách thức phải tạo ra được sự kỳ diệu như trong chiến dịch bầu cử lịch sử của ông 4 năm trước, đồng thời thúc đẩy được sự hứng khởi của cử tri, những người đang lo ngại những khó khăn kinh tế.
Bài phát biểu được truyền hình toàn quốc này của ông Obama là cơ hội tốt nhất của ông trong chiến dịch tranh cử năm nay để ông kết nối với hàng triệu người dân Mỹ trước khi các cuộc tranh luận giữa hai ứng cử viên tổng thống diễn ra vào tháng 10 năm nay.
Trong bài phát biểu, ông Obama lập luận rằng, những việc mà ông đã làm như giải cứu ngành công nghiệp ôtô đang phát huy hiệu quả, và kêu gọi người Mỹ đoàn kết xung quanh một bộ mục tiêu bao gồm phát triển việc làm trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp và năng lượng, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Mỹ, cải thiện hệ thống giáo dục, đồng thời cắt giảm 4 tỷ USD trong tổng số 16.000 tỷ USD nợ công của nước này. Tuy nhiên, ông Obama chưa vạch ra được kế hoạch cụ thể cho những mục tiêu này.
“Đó là những gì chúng ta có thể làm được trong 4 năm tới, và đó là lý do vì sao mà tôi đứng ra tranh cử nhiệm kỳ tổng thống Mỹ thứ hai”, ông Obama phát biểu từ Charlotte, bang Bắc Carolina.
Trong bài phát biểu này, ông Obama cũng liên tục so sách để cho thấy sự đối lập giữa các ưu tiên của ông với các ưu tiên của ông Romney. Ông muốn các cử tri hình dung ra một ứng cử viên Cộng hòa không quan tâm tới tầng lớp người dân trung lưu ở Mỹ và chỉ biết quan tâm giúp đỡ những người giàu có như mình. Theo ông Obama, tất cả những gì mà ông Romney muốn làm là làm lợi cho người giàu bằng cách cắt giảm thế, nới lỏng giám sát các ngân hàng và cho phép các công ty năng lượng khoan tìm dầu nhiều hơn.
“Tôi không cho là việc nới lỏng quy tắc trở lại đối với Phố Wall sẽ giúp cho các doanh nghiệp nhỏ phát triển hay người công nhân xây dựng mất việc có thể giữ được nhà. Chúng ta đã ở đó, đã trải qua việc đó, và chúng ta sẽ không quay trở lại đó”, ông Obama nói.
Trước đó, ông Romney đã cam kết cắt giảm thuế 20% cho người Mỹ, trong đó có những người giàu, và xóa bỏ một số chính sách khấu trừ thuế phổ thông để bù đắp thất thu thuế. Ông Romney cũng tuyên bố sẽ thúc đẩy hoạt động khai thác dầu lửa và đưa ra mục tiêu tạo 12 triệu việc làm trong 4 năm.
Trong bài phát biểu của mình, ông Obama tìm cách phê phán mọi đề xuất của ông Romney. “Tôi sẽ không bắt các gia đình trung lưu phải từ bỏ các khoản khấu trừ thuế … chỉ để bù đắp cho các khoản cắt giảm thuế cho một triệu phú nào đó”, ông Obama nói.
Về phần mình, ông Romney đã phủ nhận bài phát biểu của ông Obama, cho rằng, đối thủ đến từ đảng Dân chủ đang mở đường cho những chính sách cũ đã không phát huy hiệu quả suốt 4 năm qua.
“Người dân Mỹ sẽ buộc Tổng thống Obama phải có trách nhiệm đối với thành tích của ông. Họ biết rằng họ không hề sung sướng hơn sau nhiệm kỳ của Tổng thống Obama và đã đến lúc phải thay đổi hướng đi”, trưởng ban vận động tranh cử Matt Rhoades của ông Romney lên tiếng.
Ông Obama thì cho rằng, ông Romney và ứng viên phó tổng thống Paul Ryan là thiếu kinh nghiệm trong vấn đề chính sách đối ngoại và chỉ trích một phát biểu mà ông Romney đưa ra năm ngoái rằng, nước Nga là kẻ thù địa chính trị lớn nhất của Mỹ. Ông cũng phê phán ông Romney về việc chỉ trích cách tổ chức Thế vận hội của London khi ứng viên đảng Cộng hòa này tới thăm thủ đô Anh quốc hồi tháng 7 vừa qua.
“Đừng gọi nước Nga là kẻ thù số 1, không al Qaeda mà cũng chẳng Nga, trừ phi bạn bị mắc kẹt với tâm lý thời Chiến tranh lạnh”, ông Obama nói.
Ông Obama đã cố gắng tạo ra một hình ảnh giống như vị Tổng thống thời hậu Đại suy thoái Franklin D. Roosevelt khi kêu gọi người dân Mỹ “chia sẻ trách nhiệm” để đưa nền kinh tế Mỹ tiếp tục vượt ra khỏi trận suy thoái tệ nhất kể từ Đại suy thoái.
Reuters đánh giá, có vẻ như giới truyền thông không thực sự ấn tượng trước bài phát biểu của ông Obama như bài phát biểu trước đó của cựu Tổng thống Bill Clinton vào ngày thứ Tư, cũng tại Đại hội đảng Dân chủ. Trong bài phát biểu này, ông Clinton đã kêu gọi người Mỹ bỏ phiếu cho ông Obama, và có những đoạn khiến cử tri rơi nước mắt.
“Chưa có tổng thống nào, dù là tôi hay bất cứ người tiền nhiệm nào, không ai có thể sửa chữa được những sai lầm với nền kinh tế Mỹ chỉ trong 4 năm”, ông Clinton nói về ông Obama.
“Mọi người, chuyện người Mỹ có tin vào những gì tôi nói hay không có lẽ không quyết định được cuộc bầu cử, tôi chỉ muốn các bạn biết rằng tôi tin tưởng ở ông ấy… Chúng ta đã ở chỗ mà chúng ta muốn chưa? Chưa. Tổng thống đã hài lòng chưa? Chưa. Chúng ta có tốt đẹp hơn so với ngày ông ấy nhậm chức hay không? Câu trả lời là có”, ông Clinton nói. Giọng ông đã run lên khi thấy nước mắt rơi trên khuôn mặt của nhiều cử tri trong đám đông 15.000 người bên dưới.
Theo hãng tin Reuters, nhân dịp chính thức chấp nhận lời đề cử của đảng Dân chủ trở thành ứng cử viên của đảng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2012 tại Đại hội toàn quốc của đảng này vào ngày 6/9, Tổng thống Obama tiếp tục phát đi thông điệp về sự “hy vọng và thay đổi” mà ông đã sử dụng trong chiến dịch tranh cử hồi năm 2008. Tuy nhiên, những lời hứa mà ông đưa ra lần này có phần thực tế hơn trước, đồng thời ngôn ngữ và ông sử dụng cũng trầm hơn, bớt độ hồ hởi hơn, có lẽ bởi sau nhiệm kỳ 4 năm của ông, nước Mỹ đang tiếp tục chịu sức ép từ các cuộc chiến tranh, tỷ lệ thất nghiệp cao và thế bế tắc chính trị trong nhiều vấn đề lớn.
Trong bài phát biểu này, ông Obama nói với người Mỹ rằng, họ đang đối mặt với hai đường lối chính sách hoàn toàn khác biệt khi lựa chọn giữa ông và ứng cử viên Romney của đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử diễn ra vào ngày 6/11 tới đây. Ông nói rằng, con đường mà ông chọn có thể sẽ gian khó, nhưng sẽ đem tới sự đổi mới về kinh tế, đồng thời cảnh báo rằng, có thể sẽ mất thời gian nhiều hơn vài năm mà ông ở trong Nhà Trắng để giải quyết những thách thức mà nước Mỹ đã tích tụ trong suốt nhiều thập kỷ.
“Nước Mỹ, tôi chưa từng nói rằng đây sẽ là một hành trình dễ dàng, và tôi cũng không hứa hẹn điều đó vào lúc này. Vâng, lối đi của chúng tôi khó khăn hơn, nhưng lối đi đó sẽ dẫn tới một nơi tốt đẹp hơn. Đúng, con đường của chúng tôi dài hơn, nhưng chúng ta sẽ cùng nhau chinh phục hành trình đó”, ông Obama nói.
Với thời gian còn lại đúng hai tháng trước cuộc bầu cử được xem là trận chiến chính trị quan trọng nhất trong đời, ông Obama đang đứng trước những thách thức phải tạo ra được sự kỳ diệu như trong chiến dịch bầu cử lịch sử của ông 4 năm trước, đồng thời thúc đẩy được sự hứng khởi của cử tri, những người đang lo ngại những khó khăn kinh tế.
Bài phát biểu được truyền hình toàn quốc này của ông Obama là cơ hội tốt nhất của ông trong chiến dịch tranh cử năm nay để ông kết nối với hàng triệu người dân Mỹ trước khi các cuộc tranh luận giữa hai ứng cử viên tổng thống diễn ra vào tháng 10 năm nay.
Trong bài phát biểu, ông Obama lập luận rằng, những việc mà ông đã làm như giải cứu ngành công nghiệp ôtô đang phát huy hiệu quả, và kêu gọi người Mỹ đoàn kết xung quanh một bộ mục tiêu bao gồm phát triển việc làm trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp và năng lượng, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Mỹ, cải thiện hệ thống giáo dục, đồng thời cắt giảm 4 tỷ USD trong tổng số 16.000 tỷ USD nợ công của nước này. Tuy nhiên, ông Obama chưa vạch ra được kế hoạch cụ thể cho những mục tiêu này.
“Đó là những gì chúng ta có thể làm được trong 4 năm tới, và đó là lý do vì sao mà tôi đứng ra tranh cử nhiệm kỳ tổng thống Mỹ thứ hai”, ông Obama phát biểu từ Charlotte, bang Bắc Carolina.
Trong bài phát biểu này, ông Obama cũng liên tục so sách để cho thấy sự đối lập giữa các ưu tiên của ông với các ưu tiên của ông Romney. Ông muốn các cử tri hình dung ra một ứng cử viên Cộng hòa không quan tâm tới tầng lớp người dân trung lưu ở Mỹ và chỉ biết quan tâm giúp đỡ những người giàu có như mình. Theo ông Obama, tất cả những gì mà ông Romney muốn làm là làm lợi cho người giàu bằng cách cắt giảm thế, nới lỏng giám sát các ngân hàng và cho phép các công ty năng lượng khoan tìm dầu nhiều hơn.
“Tôi không cho là việc nới lỏng quy tắc trở lại đối với Phố Wall sẽ giúp cho các doanh nghiệp nhỏ phát triển hay người công nhân xây dựng mất việc có thể giữ được nhà. Chúng ta đã ở đó, đã trải qua việc đó, và chúng ta sẽ không quay trở lại đó”, ông Obama nói.
Trước đó, ông Romney đã cam kết cắt giảm thuế 20% cho người Mỹ, trong đó có những người giàu, và xóa bỏ một số chính sách khấu trừ thuế phổ thông để bù đắp thất thu thuế. Ông Romney cũng tuyên bố sẽ thúc đẩy hoạt động khai thác dầu lửa và đưa ra mục tiêu tạo 12 triệu việc làm trong 4 năm.
Trong bài phát biểu của mình, ông Obama tìm cách phê phán mọi đề xuất của ông Romney. “Tôi sẽ không bắt các gia đình trung lưu phải từ bỏ các khoản khấu trừ thuế … chỉ để bù đắp cho các khoản cắt giảm thuế cho một triệu phú nào đó”, ông Obama nói.
Về phần mình, ông Romney đã phủ nhận bài phát biểu của ông Obama, cho rằng, đối thủ đến từ đảng Dân chủ đang mở đường cho những chính sách cũ đã không phát huy hiệu quả suốt 4 năm qua.
“Người dân Mỹ sẽ buộc Tổng thống Obama phải có trách nhiệm đối với thành tích của ông. Họ biết rằng họ không hề sung sướng hơn sau nhiệm kỳ của Tổng thống Obama và đã đến lúc phải thay đổi hướng đi”, trưởng ban vận động tranh cử Matt Rhoades của ông Romney lên tiếng.
Ông Obama thì cho rằng, ông Romney và ứng viên phó tổng thống Paul Ryan là thiếu kinh nghiệm trong vấn đề chính sách đối ngoại và chỉ trích một phát biểu mà ông Romney đưa ra năm ngoái rằng, nước Nga là kẻ thù địa chính trị lớn nhất của Mỹ. Ông cũng phê phán ông Romney về việc chỉ trích cách tổ chức Thế vận hội của London khi ứng viên đảng Cộng hòa này tới thăm thủ đô Anh quốc hồi tháng 7 vừa qua.
“Đừng gọi nước Nga là kẻ thù số 1, không al Qaeda mà cũng chẳng Nga, trừ phi bạn bị mắc kẹt với tâm lý thời Chiến tranh lạnh”, ông Obama nói.
Ông Obama đã cố gắng tạo ra một hình ảnh giống như vị Tổng thống thời hậu Đại suy thoái Franklin D. Roosevelt khi kêu gọi người dân Mỹ “chia sẻ trách nhiệm” để đưa nền kinh tế Mỹ tiếp tục vượt ra khỏi trận suy thoái tệ nhất kể từ Đại suy thoái.
Reuters đánh giá, có vẻ như giới truyền thông không thực sự ấn tượng trước bài phát biểu của ông Obama như bài phát biểu trước đó của cựu Tổng thống Bill Clinton vào ngày thứ Tư, cũng tại Đại hội đảng Dân chủ. Trong bài phát biểu này, ông Clinton đã kêu gọi người Mỹ bỏ phiếu cho ông Obama, và có những đoạn khiến cử tri rơi nước mắt.
“Chưa có tổng thống nào, dù là tôi hay bất cứ người tiền nhiệm nào, không ai có thể sửa chữa được những sai lầm với nền kinh tế Mỹ chỉ trong 4 năm”, ông Clinton nói về ông Obama.
“Mọi người, chuyện người Mỹ có tin vào những gì tôi nói hay không có lẽ không quyết định được cuộc bầu cử, tôi chỉ muốn các bạn biết rằng tôi tin tưởng ở ông ấy… Chúng ta đã ở chỗ mà chúng ta muốn chưa? Chưa. Tổng thống đã hài lòng chưa? Chưa. Chúng ta có tốt đẹp hơn so với ngày ông ấy nhậm chức hay không? Câu trả lời là có”, ông Clinton nói. Giọng ông đã run lên khi thấy nước mắt rơi trên khuôn mặt của nhiều cử tri trong đám đông 15.000 người bên dưới.