Những ngân hàng dẫn đầu về chi trả kiều hối năm 2008
Trong số 8 tỷ USD kiều hối ước tính năm 2008, Vietcombank dẫn đầu về chi trả với khoảng 1,5 tỷ USD, chiếm 18,7%
Bà Nguyễn Thu Hà, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), vừa cho biết trong số 8 tỷ USD kiều hối ước tính năm 2008, ngân hàng này dẫn đầu thị trường về chi trả kiều hối với 1,5 tỷ USD, tăng khoảng 200 triệu USD so với năm 2007.
Nguồn kiều hối qua Vietcombank chủ yếu từ Mỹ, Pháp, Canada, Úc và các thị trường xuất khẩu lao động quen thuộc trong khu vực như Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia…
Đứng thứ hai là Kiều hối Đông Á của Ngân hàng Đông Á (DongA Bank) với khoảng 1,2 tỷ USD, chiếm khoảng 15% tổng lượng kiều hối chuyển về Việt Nam năm 2008.
Đứng thứ ba là Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) với doanh số 900 triệu USD, tăng 27% so với năm 2007 và chiếm 11% tổng lượng kiều hối chuyển về.
Theo Vietinbank, đây là kết quả tốt từ việc mở nhiều hình thức hợp tác với các công ty xuất khẩu lao động tại một số quốc gia, vùng lãnh thổ có nhiều người Việt Nam sinh sống và lao động như Mỹ, Malaysia, Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Đông.
Và từ các con số đã được công bố, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) có doanh số kiều hối ước tính gần 870 triệu USD, chiếm 10,8%.
Tuy nhiên, doanh số kiều hối năm 2008 tại một số đầu mối hiện chưa có thống kê cụ thể, hoặc không thống kê riêng về kiều hối như tại Ngân hàng Á châu (ACB) nên các dữ liệu và thứ tự trên chỉ mang tính tương đối.
Con số 8 tỷ USD kiều hối năm 2008 do Ủy ban Người Việt Nam ở nước ngoài công bố mới đây chỉ là ước tính. Theo ông Nguyễn Quốc Dũng, Phó chủ nhiệm Ủy ban, khoảng giữa năm 2009 mới có thể có tính toán chính xác.
Nguồn kiều hối qua Vietcombank chủ yếu từ Mỹ, Pháp, Canada, Úc và các thị trường xuất khẩu lao động quen thuộc trong khu vực như Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia…
Đứng thứ hai là Kiều hối Đông Á của Ngân hàng Đông Á (DongA Bank) với khoảng 1,2 tỷ USD, chiếm khoảng 15% tổng lượng kiều hối chuyển về Việt Nam năm 2008.
Đứng thứ ba là Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) với doanh số 900 triệu USD, tăng 27% so với năm 2007 và chiếm 11% tổng lượng kiều hối chuyển về.
Theo Vietinbank, đây là kết quả tốt từ việc mở nhiều hình thức hợp tác với các công ty xuất khẩu lao động tại một số quốc gia, vùng lãnh thổ có nhiều người Việt Nam sinh sống và lao động như Mỹ, Malaysia, Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Đông.
Và từ các con số đã được công bố, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) có doanh số kiều hối ước tính gần 870 triệu USD, chiếm 10,8%.
Tuy nhiên, doanh số kiều hối năm 2008 tại một số đầu mối hiện chưa có thống kê cụ thể, hoặc không thống kê riêng về kiều hối như tại Ngân hàng Á châu (ACB) nên các dữ liệu và thứ tự trên chỉ mang tính tương đối.
Con số 8 tỷ USD kiều hối năm 2008 do Ủy ban Người Việt Nam ở nước ngoài công bố mới đây chỉ là ước tính. Theo ông Nguyễn Quốc Dũng, Phó chủ nhiệm Ủy ban, khoảng giữa năm 2009 mới có thể có tính toán chính xác.