11:02 18/12/2022

Những phát biểu đáng chú ý tại Diễn dàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 5

Tiến Dũng

Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 5 với chủ đề “Kinh tế Việt Nam 2023: Ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn, vững vàng vượt qua thách thức" ngày 17/12 ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp, hiến kế giải pháp giúp ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn, giải quyết các tồn tại trên thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp...

Ông Andrew Jeffries, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam: "Năm 2023, những cơn gió ngược đang xuất hiện, bao gồm việc thắt chặt tiền tệ, nhu cầu toàn cầu suy yếu với hàng xuất khẩu của Việt Nam và những bất thường trên thị trường trái phiếu. Do đó, các phản ứng chính sách của Việt Nam cần hướng tới sự cân băng giữa kiềm chế lạm phát và duy trì tăng trưởng kinh tế, đồng thời đảm bảo sự vận hành của hệ thống tài chính".
Ông Andrew Jeffries, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam: "Năm 2023, những cơn gió ngược đang xuất hiện, bao gồm việc thắt chặt tiền tệ, nhu cầu toàn cầu suy yếu với hàng xuất khẩu của Việt Nam và những bất thường trên thị trường trái phiếu. Do đó, các phản ứng chính sách của Việt Nam cần hướng tới sự cân băng giữa kiềm chế lạm phát và duy trì tăng trưởng kinh tế, đồng thời đảm bảo sự vận hành của hệ thống tài chính".
Ông Andrea Coppola - chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng thế giới tại Việt Nam: "Thời gian tới, các biến động trên thế giới diễn ra tương đối mạnh. Trung Quốc, châu Âu, Mỹ đang trải qua thời kỳ suy yếu. Đặc biệt, việc thắt chặt chính sách tiền tệ làm trầm trọng thêm những cơn gió ngược đối với các thị trường mới nổi và nền kinh tế đang phát triển. Do đó, Việt Nam cần điều chỉnh tỷ giá linh hoạt, phối hợp hài hòa c hính sách tiền tệ và tài khóa , giải quyết vấn đề thanh khoản của thị trường tài chính và bất động sản. Đặc biệt, Việt Nam cần tăng cường các khung chính sách giám sát và xử lý nợ để giảm thiểu rủi ro và khôi phục lòng tin của nhà đầu tư".
Ông Andrea Coppola - chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng thế giới tại Việt Nam: "Thời gian tới, các biến động trên thế giới diễn ra tương đối mạnh. Trung Quốc, châu Âu, Mỹ đang trải qua thời kỳ suy yếu. Đặc biệt, việc thắt chặt chính sách tiền tệ làm trầm trọng thêm những cơn gió ngược đối với các thị trường mới nổi và nền kinh tế đang phát triển. Do đó, Việt Nam cần điều chỉnh tỷ giá linh hoạt, phối hợp hài hòa c hính sách tiền tệ và tài khóa , giải quyết vấn đề thanh khoản của thị trường tài chính và bất động sản. Đặc biệt, Việt Nam cần tăng cường các khung chính sách giám sát và xử lý nợ để giảm thiểu rủi ro và khôi phục lòng tin của nhà đầu tư".
Ông Don Lam - Tổng Giám đốc Tập đoàn VinaCapital: "Thị trường tài chính và bất động sản Việt Nam đang chứng kiến sự biến động mạnh với nhiều vấn đề đáng lo ngại. Những vấn đề này đã phủ mây đen lên câu chuyện tăng trưởng kinh tế tích cực của Việt Nam, đồng thời ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế năm 2023 và vị thế của đất nước trong mắt các nhà đầu tư nếu không được giải quyết nhanh chóng. Việt Nam cần phục hồi thị trường trái phiếu doanh nghiệp thông qua một số hình thức bảo lãnh một phần trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản. Hiện tại đồng VNĐ đã mạnh lên đáng kể và lạm phát dần được kiểm soát, tạo dư địa cho Ngân hàng Nhà nước nới lỏng chính sách tiền tệ. Nếu giải quyết được vấn đề thanh khoản cho doanh nghiệp bất động sản sẽ lập tức ổn định được thị trường chứng khoán".
Ông Don Lam - Tổng Giám đốc Tập đoàn VinaCapital: "Thị trường tài chính và bất động sản Việt Nam đang chứng kiến sự biến động mạnh với nhiều vấn đề đáng lo ngại. Những vấn đề này đã phủ mây đen lên câu chuyện tăng trưởng kinh tế tích cực của Việt Nam, đồng thời ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế năm 2023 và vị thế của đất nước trong mắt các nhà đầu tư nếu không được giải quyết nhanh chóng. Việt Nam cần phục hồi thị trường trái phiếu doanh nghiệp thông qua một số hình thức bảo lãnh một phần trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản. Hiện tại đồng VNĐ đã mạnh lên đáng kể và lạm phát dần được kiểm soát, tạo dư địa cho Ngân hàng Nhà nước nới lỏng chính sách tiền tệ. Nếu giải quyết được vấn đề thanh khoản cho doanh nghiệp bất động sản sẽ lập tức ổn định được thị trường chứng khoán".
Tiến sĩ Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV và Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia: "Theo quan điểm của tôi là không dùng ngân sách để giải cứu thị trường bất động sản. Vì đây là câu chuyện của thị trường, Nhà nước chỉ tạo cơ chế, còn nhà đầu tư chia sẻ, doanh nghiệp cũng phải chịu rủi ro".
Tiến sĩ Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV và Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia: "Theo quan điểm của tôi là không dùng ngân sách để giải cứu thị trường bất động sản. Vì đây là câu chuyện của thị trường, Nhà nước chỉ tạo cơ chế, còn nhà đầu tư chia sẻ, doanh nghiệp cũng phải chịu rủi ro".
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM: "4 công điện của Thủ tướng đã giúp tăng thêm niềm tin và kỳ vọng vào sự thay đổi tích cực của các doanh nghiệp. Bên cạnh những chính sách của Nhà nước, các doanh nghiệp phải thấy trách nhiệm của mình trước những khó khăn của thị trường và thời gian qua, các doanh nghiệp đã có nhiều nỗ lực. Các doanh nghiệp phải có giải pháp để giảm giá nhà ở một cách thực chất và chuyển hướng, cơ cấu lại sản phẩm để hướng về nhu cầu thật, bên cạnh nhà cho những người giàu thì cũng phải phát triển nhà ở xã hội, nhà cho người có thu nhập thấp".
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM: "4 công điện của Thủ tướng đã giúp tăng thêm niềm tin và kỳ vọng vào sự thay đổi tích cực của các doanh nghiệp. Bên cạnh những chính sách của Nhà nước, các doanh nghiệp phải thấy trách nhiệm của mình trước những khó khăn của thị trường và thời gian qua, các doanh nghiệp đã có nhiều nỗ lực. Các doanh nghiệp phải có giải pháp để giảm giá nhà ở một cách thực chất và chuyển hướng, cơ cấu lại sản phẩm để hướng về nhu cầu thật, bên cạnh nhà cho những người giàu thì cũng phải phát triển nhà ở xã hội, nhà cho người có thu nhập thấp".

Ảnh: Việt Tuấn