Những quốc gia khó thở nhất thế giới
Các nền kinh tế mới nổi thường được nhắc tới nhiều về tốc độ tăng trưởng, nhưng những mặt trái của sự phát triển đó thì ít người biết
Các nền kinh tế mới nổi trên khắp thế giới thường được nhắc tới nhiều về tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, nhưng những mặt trái của sự phát triển nhanh chóng đó thì ít người biết đến.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới đây đã công bố một báo cáo về chất lượng không khí ở các quốc gia trên toàn cầu, nhờ đó chúng ta có thể thấy được tình trạng ô nhiễm như thế nào ở các nền kinh tế mới nổi đang tăng trưởng như vũ bão.
Nghiên cứu của WHO được thực hiện thông qua việc lấy mẫu không khí của gần 1.100 thành phố ở 91 quốc gia trên thế giới. Theo ước tính của WHO, mỗi năm có hơn 2 triệu người tử vong vì hít phải bụi PM10.
Theo các nhà nghiên cứu, PM10 là hạt bụi có kích thước nhỏ hơn 10mm là những chất dễ bị hít thở sâu vào cơ thể, thường phát sinh trực tiếp từ các nhà máy điện và khí thải tự động.
Loại bụi này có thể xâm nhập vào phổi gây ra các loại bệnh như ung thư, hen suyễn, nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính. Và chúng cũng có thể đi vào máu gây ra các bệnh về tim.
Ngưỡng chuẩn của WHO về không khí là mật độ bụi PM10 trung bình hàng năm đạt 20 micrograme trong mỗi m3 (ug/m3). 10 quốc gia có mức độ ô nhiễm không khí nặng nhất thế giới dưới đây có mức PM10 cao hơn chuẩn của WHO từ 6 tới 14 lần.
10. Kuwait
Mức độ ô nhiễm: 123 ug/m3
Kuwait là một trong bốn quốc gia sở hữu nhiều dầu lửa ở khu vực Trung Đông. Đây cũng là nước xuất khẩu dầu lớn thứ 4 trong số các thành viên Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Ngành công nghiệp dầu khí đóng góp tới 1 nửa giá trị GDP của Kuwait.
Ô nhiễm không khí ở Kuwait chủ yếu xuất phát từ các cơ sở lọc dầu và nhà máy công nghiệp của nước này. Theo điều tra toàn cầu năm 2010 của hãng tư vấn Gallup, 57% người dân Kuwait không thấy hài lòng với chất lượng không khí ở nơi họ sinh sống. Nhiều cư dân địa phương đã mắc phải các chứng bệnh về hô hấp như hen suyễn, ung thư, bệnh về da.
9. Nigeria
Mức độ ô nhiễm: 124 ug/m3
Với hơn 155 triệu người, Nigeria là một trong những quốc gia đông dân nhất ở châu Phi và đứng thứ 8 thế giới về dân số. Tốc độ đô thị hóa và phát triển kinh tế nhanh chóng đã khiến nhiều thành phố ở nước này đang phải đánh vật với nan đề quản lý rác thải và mức độ ô nhiễm cao.
Lagos là thành phố thương mại lớn nhất tại Nigeria. Những mảng khói đen luôn thường trực tại thành phố này. Hơn 12 triệu cư dân của thành phố lớn nhất Nigeria đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí trầm trọng.
8. Iran
Mức độ ô nhiễm: 124 ug/m3
Iran là "nhà" của Ahvaz, thành phố khó thở nhất thế giới, với mức độ ô nhiễm không khí cao gấp 3 lần mức trung bình của cả nước. Ahvaz nổi tiếng với những giếng dầu, là một thành phố công nghiệp nặng với khoảng 1,3 triệu dân. Thành phố này có hàm lượng bụi 372 microgram/m3, cao gấp gần 20 lần mức cho phép của WHO.
Là quốc gia có trữ lượng dầu lớn thứ 3 thế giới và trữ lượng khí đốt nhiều thứ hai thế giới, việc sản xuất và điều chế xăng chất lượng thấp đã khiến bầu không khí của Iran bị ô nhiễm nghiêm trọng. Tháng 12 năm ngoái, thủ đô Tehran đã ngập chìm trong khói mù khiến Chính phủ Iran phải cho phép người dân nghỉ vài ngày.
7. Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE)
Mức độ ô nhiễm: 132 ug/m3
UAE là quốc gia xuất khẩu dầu lớn thứ 4 trên thế giới và là một trong những nền kinh tế năng động nhất ở khu vực Trung Đông. Quốc gia này đã giữ được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong hơn 30 năm qua, song bù lại các ngành công nghiệp dầu khí và vận tải đã khiến bầu không khí ở UAE ô nhiễm nặng.
Dubai, thành phố đông dân nhất UAE, nằm trong số những đô thị đang phải đối mặt với vấn nạn ô nhiễm khí thải từ các phương tiện giao thông thuộc vào hàng bậc nhất thế giới. Đầu năm nay, chính quyền thành phố cho biết, 42% nguồn khí ô nhiễm ở Dubai là do các phương tiện giao thông thải ra.
6. Ai Cập
Mức độ ô nhiễm: 138 ug/m3
Ai Cập là một trong bốn quốc gia châu Phi lọt vào bản danh sách này. Nguồn gây ô nhiễm chính cho bầu không khí của Ai Cập là các nhà máy công nghiệp. Ngoài ra, khí thải từ các phương tiện giao thông cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến nhiều thành phố lớn của Ai Cập, như thủ đô Cairo bị ô nhiễm không khí nặng nề.
Theo một tính toán, khoảng 95% số xe máy ở Ai Cập dùng động cơ 2 kỳ, nên lượng hydrocarbon thải ra rất lớn. Chỉ tính riêng tại Cairo, khoảng 300.000 chiếc xe máy đã thả ra 150.000 tấn không khí ô nhiễm mỗi năm. Tuy nhiên, một quan chức ở Cairo từng cho rằng, những nông dân ở vùng châu thổ sông Nile thường đốt vỏ trấu, rơm sau mỗi mùa thu hoạch, nên đã gây ra những đám mây đen chứa hơi cay phủ kín thành phố này.
5. Saudi Arabia
Mức độ ô nhiễm: 143 ug/m3
Trong nhiều thập niên qua, ngành công nghiệp dầu khí ở Saudi Arabia đã tăng trưởng bùng nổ và theo đó mức độ ô nhiễm không khí ở nước này cũng tăng vọt. Ngoài những lượng khí thải từ các nhà máy dầu, điện..., quốc gia này còn phải hứng chịu sự ô nhiễm từ khí thải của các phương tiện giao thông.
Chính phủ Saudi Arabia đã rất nỗ lực làm sạch bầu không khí quốc gia. Đầu tháng này, tổ chức Alstom của Pháp công bố một hợp đồng trị giá hàng triệu USD để cung cấp máy móc làm giảm khí thải carbon từ các nhà máy điện ở thành phố Ras Tanura, phía đông của Saudi Arabia.
4. Senegal
Mức độ ô nhiễm: 145 ug/m3
Vấn nạn ô nhiễm không khí ở quốc gia Tây Phi này chủ yếu tới từ các mỏ khai khoáng, phương tiện giao thông và viêc đốt cháy nhiên liệu cho nhu cầu năng lượng nội địa.
Tại thủ đô Dakar, xe cộ là nguồn gây ô nhiễm chính. Hiện có hơn 100.000 xe cộ lưu thông trên đường phố mỗi ngày, trong đó 84.000 xe cũ. Hơn 40% đều là xe chạy bằng dầu diesel thải khói độc vào không khí, hơn thế còn có cấu tạo cổ chứa nhiều bùn đất. Do giá xăng cao, người dân đã mua xe cũ hoặc biến đổi chúng chỉ chạy dầu diesel khiến độ ô nhiễm càng nặng hơn.
3. Pakistan
Mức độ ô nhiễm: 198 ug/m3
Ô nhiễm không khí ở Pakistan cao gấp gần 10 lần so với mức được xem là nguy hiểm của WHO. Sự thiếu hụt các biện pháp quy mô lớn trong việc cắt giảm lượng khí thải carbon đã khiến bầu trời ở nhiều thành phố của Pakistan như Karachi, Lahore, Islamabad thường có những đám khói dày che phủ.
Chỉ tính riêng tại Lahore, hàm lượng bụi trong không khí đã lên tới là 200 microgram/m3. Đây là thành phố lớn thứ 2 ở Pakistan và là trung tâm kinh tế của nước này. Nơi đây nổi tiếng với hệ thống giao thông cả công cộng và tư nhân chạy suốt 24giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần. Chính lưu lượng giao thông lớn là một phần nguyên nhân gây nên ô nhiễm môi trường.
2. Botswana
Mức độ ô nhiễm: 216 ug/m3
Mặc dù dân số chỉ có 2 triệu người, nhưng Botswana lại là quốc gia ô nhiễm thứ hai trên thế giới. Botswana từng là một trong những nước nghèo nhất châu Phi vào thời điểm nước này giành độc lập từ tay Anh năm 1966, nhưng hiện tại đây là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Khai thác kim cương là ngành chính của quốc gia này.
Botswana hiện đã nằm trong danh sách các quốc gia thu nhập trung bình với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm vào khoảng 9%, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới. Thu nhập từ khai thác mỏ chiểm khoảng 40% nguồn thu của Chính phủ Botswana.
1. Mông Cổ
Mức độ ô nhiễm: 279 ug/m3
Mông Cổ là nước ô nhiễm nhất thế giới và cũng là "quê hương" của một trong những thành phố ô nhiễm hàng đầu, Ulaanbaatar. Thành phố này có 1,2 triệu dân, chiếm khoảng 45% tổng dân số của Mông Cổ. Trong những tháng lạnh nhất trong năm, từ tháng 12 năm này đến tháng 2 năm sau, bầu trời thành phố thường bị một đám khói màu nâu xám bao phủ.
Nguồn gây ô nhiễm chính ở Mông Cổ là các lò đốt than truyền thống dùng để sưởi và đun nấu, phương tiện giao thông và xe hơi cũ. Sưởi ấm là nhu cầu cấp thiết của người dân nước này trong những ngày tiết trời lạnh giá. Người Mông Cổ dùng tất cả mọi thứ từ than, gỗ cho tới những đồ bỏ đi để đốt lò.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới đây đã công bố một báo cáo về chất lượng không khí ở các quốc gia trên toàn cầu, nhờ đó chúng ta có thể thấy được tình trạng ô nhiễm như thế nào ở các nền kinh tế mới nổi đang tăng trưởng như vũ bão.
Nghiên cứu của WHO được thực hiện thông qua việc lấy mẫu không khí của gần 1.100 thành phố ở 91 quốc gia trên thế giới. Theo ước tính của WHO, mỗi năm có hơn 2 triệu người tử vong vì hít phải bụi PM10.
Theo các nhà nghiên cứu, PM10 là hạt bụi có kích thước nhỏ hơn 10mm là những chất dễ bị hít thở sâu vào cơ thể, thường phát sinh trực tiếp từ các nhà máy điện và khí thải tự động.
Loại bụi này có thể xâm nhập vào phổi gây ra các loại bệnh như ung thư, hen suyễn, nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính. Và chúng cũng có thể đi vào máu gây ra các bệnh về tim.
Ngưỡng chuẩn của WHO về không khí là mật độ bụi PM10 trung bình hàng năm đạt 20 micrograme trong mỗi m3 (ug/m3). 10 quốc gia có mức độ ô nhiễm không khí nặng nhất thế giới dưới đây có mức PM10 cao hơn chuẩn của WHO từ 6 tới 14 lần.
10. Kuwait
Mức độ ô nhiễm: 123 ug/m3
Kuwait là một trong bốn quốc gia sở hữu nhiều dầu lửa ở khu vực Trung Đông. Đây cũng là nước xuất khẩu dầu lớn thứ 4 trong số các thành viên Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Ngành công nghiệp dầu khí đóng góp tới 1 nửa giá trị GDP của Kuwait.
Ô nhiễm không khí ở Kuwait chủ yếu xuất phát từ các cơ sở lọc dầu và nhà máy công nghiệp của nước này. Theo điều tra toàn cầu năm 2010 của hãng tư vấn Gallup, 57% người dân Kuwait không thấy hài lòng với chất lượng không khí ở nơi họ sinh sống. Nhiều cư dân địa phương đã mắc phải các chứng bệnh về hô hấp như hen suyễn, ung thư, bệnh về da.
9. Nigeria
Mức độ ô nhiễm: 124 ug/m3
Với hơn 155 triệu người, Nigeria là một trong những quốc gia đông dân nhất ở châu Phi và đứng thứ 8 thế giới về dân số. Tốc độ đô thị hóa và phát triển kinh tế nhanh chóng đã khiến nhiều thành phố ở nước này đang phải đánh vật với nan đề quản lý rác thải và mức độ ô nhiễm cao.
Lagos là thành phố thương mại lớn nhất tại Nigeria. Những mảng khói đen luôn thường trực tại thành phố này. Hơn 12 triệu cư dân của thành phố lớn nhất Nigeria đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí trầm trọng.
8. Iran
Mức độ ô nhiễm: 124 ug/m3
Iran là "nhà" của Ahvaz, thành phố khó thở nhất thế giới, với mức độ ô nhiễm không khí cao gấp 3 lần mức trung bình của cả nước. Ahvaz nổi tiếng với những giếng dầu, là một thành phố công nghiệp nặng với khoảng 1,3 triệu dân. Thành phố này có hàm lượng bụi 372 microgram/m3, cao gấp gần 20 lần mức cho phép của WHO.
Là quốc gia có trữ lượng dầu lớn thứ 3 thế giới và trữ lượng khí đốt nhiều thứ hai thế giới, việc sản xuất và điều chế xăng chất lượng thấp đã khiến bầu không khí của Iran bị ô nhiễm nghiêm trọng. Tháng 12 năm ngoái, thủ đô Tehran đã ngập chìm trong khói mù khiến Chính phủ Iran phải cho phép người dân nghỉ vài ngày.
7. Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE)
Mức độ ô nhiễm: 132 ug/m3
UAE là quốc gia xuất khẩu dầu lớn thứ 4 trên thế giới và là một trong những nền kinh tế năng động nhất ở khu vực Trung Đông. Quốc gia này đã giữ được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong hơn 30 năm qua, song bù lại các ngành công nghiệp dầu khí và vận tải đã khiến bầu không khí ở UAE ô nhiễm nặng.
Dubai, thành phố đông dân nhất UAE, nằm trong số những đô thị đang phải đối mặt với vấn nạn ô nhiễm khí thải từ các phương tiện giao thông thuộc vào hàng bậc nhất thế giới. Đầu năm nay, chính quyền thành phố cho biết, 42% nguồn khí ô nhiễm ở Dubai là do các phương tiện giao thông thải ra.
6. Ai Cập
Mức độ ô nhiễm: 138 ug/m3
Ai Cập là một trong bốn quốc gia châu Phi lọt vào bản danh sách này. Nguồn gây ô nhiễm chính cho bầu không khí của Ai Cập là các nhà máy công nghiệp. Ngoài ra, khí thải từ các phương tiện giao thông cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến nhiều thành phố lớn của Ai Cập, như thủ đô Cairo bị ô nhiễm không khí nặng nề.
Theo một tính toán, khoảng 95% số xe máy ở Ai Cập dùng động cơ 2 kỳ, nên lượng hydrocarbon thải ra rất lớn. Chỉ tính riêng tại Cairo, khoảng 300.000 chiếc xe máy đã thả ra 150.000 tấn không khí ô nhiễm mỗi năm. Tuy nhiên, một quan chức ở Cairo từng cho rằng, những nông dân ở vùng châu thổ sông Nile thường đốt vỏ trấu, rơm sau mỗi mùa thu hoạch, nên đã gây ra những đám mây đen chứa hơi cay phủ kín thành phố này.
5. Saudi Arabia
Mức độ ô nhiễm: 143 ug/m3
Trong nhiều thập niên qua, ngành công nghiệp dầu khí ở Saudi Arabia đã tăng trưởng bùng nổ và theo đó mức độ ô nhiễm không khí ở nước này cũng tăng vọt. Ngoài những lượng khí thải từ các nhà máy dầu, điện..., quốc gia này còn phải hứng chịu sự ô nhiễm từ khí thải của các phương tiện giao thông.
Chính phủ Saudi Arabia đã rất nỗ lực làm sạch bầu không khí quốc gia. Đầu tháng này, tổ chức Alstom của Pháp công bố một hợp đồng trị giá hàng triệu USD để cung cấp máy móc làm giảm khí thải carbon từ các nhà máy điện ở thành phố Ras Tanura, phía đông của Saudi Arabia.
4. Senegal
Mức độ ô nhiễm: 145 ug/m3
Vấn nạn ô nhiễm không khí ở quốc gia Tây Phi này chủ yếu tới từ các mỏ khai khoáng, phương tiện giao thông và viêc đốt cháy nhiên liệu cho nhu cầu năng lượng nội địa.
Tại thủ đô Dakar, xe cộ là nguồn gây ô nhiễm chính. Hiện có hơn 100.000 xe cộ lưu thông trên đường phố mỗi ngày, trong đó 84.000 xe cũ. Hơn 40% đều là xe chạy bằng dầu diesel thải khói độc vào không khí, hơn thế còn có cấu tạo cổ chứa nhiều bùn đất. Do giá xăng cao, người dân đã mua xe cũ hoặc biến đổi chúng chỉ chạy dầu diesel khiến độ ô nhiễm càng nặng hơn.
3. Pakistan
Mức độ ô nhiễm: 198 ug/m3
Ô nhiễm không khí ở Pakistan cao gấp gần 10 lần so với mức được xem là nguy hiểm của WHO. Sự thiếu hụt các biện pháp quy mô lớn trong việc cắt giảm lượng khí thải carbon đã khiến bầu trời ở nhiều thành phố của Pakistan như Karachi, Lahore, Islamabad thường có những đám khói dày che phủ.
Chỉ tính riêng tại Lahore, hàm lượng bụi trong không khí đã lên tới là 200 microgram/m3. Đây là thành phố lớn thứ 2 ở Pakistan và là trung tâm kinh tế của nước này. Nơi đây nổi tiếng với hệ thống giao thông cả công cộng và tư nhân chạy suốt 24giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần. Chính lưu lượng giao thông lớn là một phần nguyên nhân gây nên ô nhiễm môi trường.
2. Botswana
Mức độ ô nhiễm: 216 ug/m3
Mặc dù dân số chỉ có 2 triệu người, nhưng Botswana lại là quốc gia ô nhiễm thứ hai trên thế giới. Botswana từng là một trong những nước nghèo nhất châu Phi vào thời điểm nước này giành độc lập từ tay Anh năm 1966, nhưng hiện tại đây là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Khai thác kim cương là ngành chính của quốc gia này.
Botswana hiện đã nằm trong danh sách các quốc gia thu nhập trung bình với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm vào khoảng 9%, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới. Thu nhập từ khai thác mỏ chiểm khoảng 40% nguồn thu của Chính phủ Botswana.
1. Mông Cổ
Mức độ ô nhiễm: 279 ug/m3
Mông Cổ là nước ô nhiễm nhất thế giới và cũng là "quê hương" của một trong những thành phố ô nhiễm hàng đầu, Ulaanbaatar. Thành phố này có 1,2 triệu dân, chiếm khoảng 45% tổng dân số của Mông Cổ. Trong những tháng lạnh nhất trong năm, từ tháng 12 năm này đến tháng 2 năm sau, bầu trời thành phố thường bị một đám khói màu nâu xám bao phủ.
Nguồn gây ô nhiễm chính ở Mông Cổ là các lò đốt than truyền thống dùng để sưởi và đun nấu, phương tiện giao thông và xe hơi cũ. Sưởi ấm là nhu cầu cấp thiết của người dân nước này trong những ngày tiết trời lạnh giá. Người Mông Cổ dùng tất cả mọi thứ từ than, gỗ cho tới những đồ bỏ đi để đốt lò.