Những sở thích lạ của “vua” thương mại điện tử Trung Quốc
Tỷ phú Jack Ma, người sáng lập kiêm Chủ tịch của Alibaba Group, không hứng thú với công nghệ mà lại ham Thái cực quyền
Tỷ phú Jack Ma, người sáng lập kiêm Chủ tịch của Alibaba Group, không hứng thú với công nghệ mà lại ham Thái cực quyền.
Quãng thời gian 18 tháng kém may mắn của “đại gia” thương mại điện tử Trung Quốc Jack Ma có vẻ như đã kết thúc.
Đầu năm 2011, một vụ bê bối gian lận đã xảy đến với trang thương mại điện tử B2B Alibaba.com của công ty này. Cùng khoảng thời gian đó, Chính phủ Mỹ công khai chỉ trích Taobao, một trang bán lẻ của Alibaba Group, vì cho phép bán hàng giả. Mùa thu năm ngoái, hàng ngàn người bán hàng nhỏ lẻ đã biểu tình trực tuyến và bên ngoài trụ sở của Alibaba ở Hàng Châu nhằm phải đối việc Taobao tăng phí niêm yết sản phẩm.
“Khi đó, tôi cảm thấy mình thật đơn độc vì chẳng ai tin tôi cả”, Jack Ma phát biểu với hãng tin Bloomberg.
Nhưng đến nay, tất cả những sự cố đó đã khép lại. Hôm 21/5 vừa qua, Jack Ma đã đạt được một thỏa thuận mà ông mong muốn từ lâu với Yahoo nhằm mua lại một nửa số cổ phần 40% mà Yahoo đang nắm giữ trong Alibaba Group. Phía Alibaba Group sẽ trả cho Yahoo 7,1 tỷ USD để mua lại số cổ phần này. Thương vụ này định giá Alibaba Group ở mức khoảng 35 tỷ USD.
Yahoo và một cổ đông lớn khác của Alibaba Group là Softbank đã nhất trí sẽ giảm quyền bỏ phiếu xuống mức 49,9%, mặc dù số cổ phần của họ gộp lại chiếm quá nửa. Các cổ đông cũng thông qua một kế hoạch chi 2,5 tỷ USD đưa Alibaba.com, thương hiệu đầu bảng của Alibaba Group hiện đang được niêm yết trên thị trường chứng khoán Hồng Kông, trở lại thành một công ty tư nhân.
Các thỏa thuận trên được đánh giá là một bước tiến lớn của Jack Ma tới mục tiêu thực hiện phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) đối với Alibaba Group. Jack Ma cho biết, kế hoạch IPO có thể diễn ra trong vài năm tới này sẽ là vụ IPO Internet lớn nhất từ trước tới nay ở Trung Quốc. Đây được xem là cách đáp trả hiệu của Jack Ma đối với những người có quan điểm chỉ trích mô hình kinh doanh của ông là thiếu bền vững.
Nguyên là một giáo viên tiếng Anh, Jack Ma thành lập Alibaba vào năm 1999. Một thời, mạng Taobao và Alibaba.com của Alibaba Group chỉ được xem là “chiếu dưới” của các đối thủ ngoại như eBay hay Amazon.com.
Tuy nhiên, đến nay, Alibaba.com đã có văn phòng ở Mỹ, Anh, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc. Trong khi đó, Taobao và Tmall.com - một trang mới mở vào năm 2008 của Alibaba Group, đã đạt tới vị trí thống trị hoạt động thương mại điện tử ở Trung Quốc, chiếm 71% số giao dịch mua hàng trực tuyến của người tiêu dùng nước này. Chưa kể, hầu hết người tiêu dùng mua hàng trên các mạng này đều sử dụng dịch vụ thanh toán trực tuyến Alipay của Jack Ma.
Theo báo cáo thường niên của Yahoo, trong năm tài khóa kết thúc vào ngày 30/9 năm ngoái, Alibaba Group đạt lợi nhuận 268 triệu USD trên doanh thu 2,3 tỷ USD.
“Chúng tôi có ảnh hưởng lớn hơn là mình nghĩ”, ông Zeng Ming, chiến lược gia trưởng của Alibaba Group, nhận xét.
Tuy nhiên, giữa lúc Alibaba cần một vị “thuyền trưởng” chuyên tâm vào việc thúc đẩy công ty phát triển, thì Jack Ma lại tỏ ra xao nhãng. “Tôi sẽ dành thời gian cho thứ gì đó khác ngoài kinh doanh”, Jack Ma nói.
Hiện đã là một trong những người giàu nhất ở Trung Quốc, với số cổ phần trị giá 2,6 tỷ USD trong Alibaba, Jack Ma tỏ ra không có mấy hứng thú với công nghệ. Ông không dành nhiều thời gian trên mạng và thậm chí phải nhờ nhân viên tải các chương trình truyền hình của Mỹ vào máy tính bảng iPad của ông.
Thay vào đó, Jack Ma rất thích chơi bài poker, y học cổ truyền và những thú giải trí khác không liên quan tới công nghệ. Ông đã hợp tác với minh tinh màn bạc Lý Liên Kiệt để tuyên truyền về bộ môn Thái cực quyền và ông cũng gắn bó với bộ môn này đến nỗi thường xuyên đưa huấn luyện viên cá nhân đi cùng. Jack Ma còn là một nhà hoạt động môi trường tích cực, có tên trong Ban lãnh đạo của Tổ chức Bảo tồn tự nhiên.
Jack Ma cũng muốn chứng tỏ với thế giới rằng ông đang nỗ lực thực sự trong hoạt động bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Alibaba đã thuê luật sư James Mendenhall, một luật sư hàng đầu dưới thời Tổng thống Bush, giữ vai trò nhà vận động hành lang ở Washington. Mạng Taobao cho biết, đã loại bỏ 63 triệu sản phẩm vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong năm ngoái. Tháng 12/2011, Đại diện thương mại Mỹ công nhận Taobao đã có những nỗ lực lớn trong việc loại trừ hàng giả, “nhái”. Trang Tmall thì chỉ chuyên về các mặt hàng có thương hiệu.
Thách thức lớn nhất đối với Jack Ma và Alibaba trong thời gian tới chính là cạnh tranh. Thị trường thương mại điện tử của Trung Quốc được dự báo tăng trưởng 42% trong năm nay lên mức 173 tỷ USD. Xu hướng này khiến các hãng bán lẻ lớn của thế giới muốn giành cho mình một chỗ đứng trên thị trường thương mại điện tử Trung Quốc.
Tháng 2 vừa qua, hãng Wal-Mart đã thâu tóm trang thương mại điện tử Yihaodian có trụ sở ở Thượng Hải. Năm ngoái, một nhóm nhà đầu tư, bao gồm công ty Digital Sky Technologies của Nga, chi 1,5 tỷ USD đầu tư vào hãng bán lẻ trực tuyến 360buy Jingdong Mall. Hôm 24/5 vừa rồi, hãng Tencent, đối thủ chính của Alibaba, công bố kế hoạch đầu tư 1 tỷ USD vào mảng thương mại điện tử.
Tuy nhiên, theo giới quan sát, các đối thủ này sẽ cạnh tranh không lại với các mạng của Alibaba Group. Các hãng bán lẻ khác phải lưu kho hàng hóa và chịu chi phí tốn kém cho hoạt động giao hàng. Trong khi đó, Taobao và Tmall giao phó tất cả những công việc có tỷ suất lợi nhuận thấp trên cho người bán hàng và chỉ thu phí cửa hàng, quảng cáo, hỗ trợ hạ tầng…
“Ông ấy là người chiến thắng cuối cùng. Trong thương mại điện tử, Jack Ma là ‘nhà cái’, mà ‘nhà cái’ thì luôn thắng”, một nhà phân tích nhận xét.
Quãng thời gian 18 tháng kém may mắn của “đại gia” thương mại điện tử Trung Quốc Jack Ma có vẻ như đã kết thúc.
Đầu năm 2011, một vụ bê bối gian lận đã xảy đến với trang thương mại điện tử B2B Alibaba.com của công ty này. Cùng khoảng thời gian đó, Chính phủ Mỹ công khai chỉ trích Taobao, một trang bán lẻ của Alibaba Group, vì cho phép bán hàng giả. Mùa thu năm ngoái, hàng ngàn người bán hàng nhỏ lẻ đã biểu tình trực tuyến và bên ngoài trụ sở của Alibaba ở Hàng Châu nhằm phải đối việc Taobao tăng phí niêm yết sản phẩm.
“Khi đó, tôi cảm thấy mình thật đơn độc vì chẳng ai tin tôi cả”, Jack Ma phát biểu với hãng tin Bloomberg.
Nhưng đến nay, tất cả những sự cố đó đã khép lại. Hôm 21/5 vừa qua, Jack Ma đã đạt được một thỏa thuận mà ông mong muốn từ lâu với Yahoo nhằm mua lại một nửa số cổ phần 40% mà Yahoo đang nắm giữ trong Alibaba Group. Phía Alibaba Group sẽ trả cho Yahoo 7,1 tỷ USD để mua lại số cổ phần này. Thương vụ này định giá Alibaba Group ở mức khoảng 35 tỷ USD.
Yahoo và một cổ đông lớn khác của Alibaba Group là Softbank đã nhất trí sẽ giảm quyền bỏ phiếu xuống mức 49,9%, mặc dù số cổ phần của họ gộp lại chiếm quá nửa. Các cổ đông cũng thông qua một kế hoạch chi 2,5 tỷ USD đưa Alibaba.com, thương hiệu đầu bảng của Alibaba Group hiện đang được niêm yết trên thị trường chứng khoán Hồng Kông, trở lại thành một công ty tư nhân.
Các thỏa thuận trên được đánh giá là một bước tiến lớn của Jack Ma tới mục tiêu thực hiện phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) đối với Alibaba Group. Jack Ma cho biết, kế hoạch IPO có thể diễn ra trong vài năm tới này sẽ là vụ IPO Internet lớn nhất từ trước tới nay ở Trung Quốc. Đây được xem là cách đáp trả hiệu của Jack Ma đối với những người có quan điểm chỉ trích mô hình kinh doanh của ông là thiếu bền vững.
Nguyên là một giáo viên tiếng Anh, Jack Ma thành lập Alibaba vào năm 1999. Một thời, mạng Taobao và Alibaba.com của Alibaba Group chỉ được xem là “chiếu dưới” của các đối thủ ngoại như eBay hay Amazon.com.
Tuy nhiên, đến nay, Alibaba.com đã có văn phòng ở Mỹ, Anh, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc. Trong khi đó, Taobao và Tmall.com - một trang mới mở vào năm 2008 của Alibaba Group, đã đạt tới vị trí thống trị hoạt động thương mại điện tử ở Trung Quốc, chiếm 71% số giao dịch mua hàng trực tuyến của người tiêu dùng nước này. Chưa kể, hầu hết người tiêu dùng mua hàng trên các mạng này đều sử dụng dịch vụ thanh toán trực tuyến Alipay của Jack Ma.
Theo báo cáo thường niên của Yahoo, trong năm tài khóa kết thúc vào ngày 30/9 năm ngoái, Alibaba Group đạt lợi nhuận 268 triệu USD trên doanh thu 2,3 tỷ USD.
“Chúng tôi có ảnh hưởng lớn hơn là mình nghĩ”, ông Zeng Ming, chiến lược gia trưởng của Alibaba Group, nhận xét.
Tuy nhiên, giữa lúc Alibaba cần một vị “thuyền trưởng” chuyên tâm vào việc thúc đẩy công ty phát triển, thì Jack Ma lại tỏ ra xao nhãng. “Tôi sẽ dành thời gian cho thứ gì đó khác ngoài kinh doanh”, Jack Ma nói.
Hiện đã là một trong những người giàu nhất ở Trung Quốc, với số cổ phần trị giá 2,6 tỷ USD trong Alibaba, Jack Ma tỏ ra không có mấy hứng thú với công nghệ. Ông không dành nhiều thời gian trên mạng và thậm chí phải nhờ nhân viên tải các chương trình truyền hình của Mỹ vào máy tính bảng iPad của ông.
Thay vào đó, Jack Ma rất thích chơi bài poker, y học cổ truyền và những thú giải trí khác không liên quan tới công nghệ. Ông đã hợp tác với minh tinh màn bạc Lý Liên Kiệt để tuyên truyền về bộ môn Thái cực quyền và ông cũng gắn bó với bộ môn này đến nỗi thường xuyên đưa huấn luyện viên cá nhân đi cùng. Jack Ma còn là một nhà hoạt động môi trường tích cực, có tên trong Ban lãnh đạo của Tổ chức Bảo tồn tự nhiên.
Jack Ma cũng muốn chứng tỏ với thế giới rằng ông đang nỗ lực thực sự trong hoạt động bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Alibaba đã thuê luật sư James Mendenhall, một luật sư hàng đầu dưới thời Tổng thống Bush, giữ vai trò nhà vận động hành lang ở Washington. Mạng Taobao cho biết, đã loại bỏ 63 triệu sản phẩm vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong năm ngoái. Tháng 12/2011, Đại diện thương mại Mỹ công nhận Taobao đã có những nỗ lực lớn trong việc loại trừ hàng giả, “nhái”. Trang Tmall thì chỉ chuyên về các mặt hàng có thương hiệu.
Thách thức lớn nhất đối với Jack Ma và Alibaba trong thời gian tới chính là cạnh tranh. Thị trường thương mại điện tử của Trung Quốc được dự báo tăng trưởng 42% trong năm nay lên mức 173 tỷ USD. Xu hướng này khiến các hãng bán lẻ lớn của thế giới muốn giành cho mình một chỗ đứng trên thị trường thương mại điện tử Trung Quốc.
Tháng 2 vừa qua, hãng Wal-Mart đã thâu tóm trang thương mại điện tử Yihaodian có trụ sở ở Thượng Hải. Năm ngoái, một nhóm nhà đầu tư, bao gồm công ty Digital Sky Technologies của Nga, chi 1,5 tỷ USD đầu tư vào hãng bán lẻ trực tuyến 360buy Jingdong Mall. Hôm 24/5 vừa rồi, hãng Tencent, đối thủ chính của Alibaba, công bố kế hoạch đầu tư 1 tỷ USD vào mảng thương mại điện tử.
Tuy nhiên, theo giới quan sát, các đối thủ này sẽ cạnh tranh không lại với các mạng của Alibaba Group. Các hãng bán lẻ khác phải lưu kho hàng hóa và chịu chi phí tốn kém cho hoạt động giao hàng. Trong khi đó, Taobao và Tmall giao phó tất cả những công việc có tỷ suất lợi nhuận thấp trên cho người bán hàng và chỉ thu phí cửa hàng, quảng cáo, hỗ trợ hạ tầng…
“Ông ấy là người chiến thắng cuối cùng. Trong thương mại điện tử, Jack Ma là ‘nhà cái’, mà ‘nhà cái’ thì luôn thắng”, một nhà phân tích nhận xét.