Những vận động viên “mất trắng” hợp đồng tài trợ vì bê bối
Trước Sharapova, đã có nhiều vận động viên nổi tiếng khác bị cắt hợp đồng tài trợ vì bê bối
Sau khi vận động viên tennis nổi tiếng Maria Sharapova bị phát hiện sử dụng chất kích thích (doping), một loạt thương hiệu lớn có hợp đồng tài trợ với ngôi sao này đã đồng loạt cắt hợp đồng.
Hãng tin CNBC cho biết, thời trang thể thao Nike chính là thương hiệu đầu tiên “xa lánh” Sharapova, nữ vận động viên kiếm tiền giỏi nhất thế giới, sau khi cô thừa nhận không vượt qua được cuộc kiểm tra doping tại giải Australia mở rộng.
Tiếp đó, hãng xe sang Porsche và đồng hồ Thụy Sỹ Tag Heuer cũng lần lượt tuyên bố cắt hợp đồng với Sharapova. Nữ vận động viên 28 tuổi người Nga cho kết quả kiểm tra dương tính với chất meldonium, một chất mà cô nói là đã sử dụng từ năm 2006 vì vấn đề sức khỏe.
Theo BBC, hợp đồng tài trợ mà Nike ký với Sharapova vào năm 2010 có trị giá hơn 100 triệu USD.
Hợp đồng giữa Tag Heuer và Sharapova đang được đàm phán để gia hạn sau khi kết thúc vào năm ngoái. Nhưng ngày 8/3, hãng tuyên bố sẽ không ký tiếp hợp đồng với vận động viên này.
Về phần mình, Porsche đã quyết định hoãn “tất cả mọi hoạt động đã được lên kế hoạch” với Sharapova.
Tạp chí Forbes cho biết, Sharapova chính là nữ vận động viên kiếm nhiều tiền nhất thế giới. Từ tháng 6/2014 đến hết năm 2015, cô kiếm được 29,7 triệu USD vừa tiền giải thưởng, vừa tiền hợp đồng với các thương hiệu.
Ngoài hợp đồng với các thương hiệu kể trên, Sharapova còn là gương mặt đại diện của nhiều thương hiệu khác như hãng thẻ American Express và hãng nước uống Evian.
Theo ông Manish Tripathi, một giáo sư về marketing thuộc Đại học Emory, các nhà tài trợ đã cắt hợp đồng nhanh hơn với các vận động viên kể từ khi có một số công ty chịu thiệt hại vì quyết gắn bó với vận động viên đua xe đạp Lance Armstrong trong vụ bê bối của tay đua này. Sự lan tỏa thông tin nhanh chóng trên truyền thông xã hội cũng khiến các công ty phản ứng nhanh chóng hơn.
Ngoài ra, ông Tripathi nhấn mạnh, việc Sharapova bị một loạt chấn thương và thi đấu kém trong thời gian gần đây càng khiến các nhà tài trợ ra quyết định dễ dàng hơn.
“Nike và các thương hiệu khác dễ cắt hợp đồng với Sharapova hơn bởi gần đây, cô ấy hoàn toàn bị lấn át bởi những tay vợt khác như Serena Williams. Sẽ là hợp lý hơn nếu các thương hiệu đặt cược vào những ngôi sao tiềm năng hoặc những ngôi sao đã thành danh như Serena”, ông Tripathi nói.
Trước Sharapova, đã có nhiều vận động viên nổi tiếng khác bị cắt hợp đồng tài trợ vì bê bối:
Lance Armstrong
Ngôi sao đua xe đạp Lance Armstrong đã “quyết đấu” với nhà chức trách để xóa sạch nghi án sử dụng doping. Thậm chí, vận động viên nổi tiếng thế giới này đã khiến một đội điều tra của Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) phải giải tán.
Vào năm 2012, Cơ quan Chống doping Mỹ kết luận Armstrong sử dụng chất kích thích trong sự nghiệp thi đấu. Nhiều nhà tài trợ đã “bỏ chạy” sau đó.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn người dẫn chương trình Oprah Winfrey, Armstrong cho biết anh đã thiệt hại 75 triệu USD trong 1 ngày vì mất hợp đồng trong vụ bê bối.
Tiger Woods
Thế giới của tay golf lừng danh Tiger Woods đã sụp đổ vào năm 2009 sau khi anh bị cáo buộc lừa dối vợ là Elin Nordegren và tới 14 người phụ nữ khác.
Theo tờ Daily Telegraph, những cáo buộc này đã khiến Woods mất hơn 25 triệu USD hợp đồng tài trợ. Vào thời điểm đó, Nike bị phê phán kịch liệt khi đứng về phía Woods.
Oscar Pistorious
Ngay khi những tình tiết về cái chết của Reeva Steenkamp, bạn gái của vận động viên điền kinh khuyết tật người Nam Phi Oscar Pistorious, được tiết lộ, một loạt thương hiệu lập tức chấm dứt hợp đồng với vận động viên này.
Nike một lần nữa bị chỉ trích khi quyết định gắn bó với Pistorious. Tuy nhiên, các thương hiệu lớn như hãng viễn thông BT của Anh, hãng mắt kính Oakley, và nhà thiết kế người Pháp Thierry Mugler đều ngừng hợp đồng với Pistorious.
Barry Bonds
Ngôi sao bóng chày Barry Bonds chứng kiến các hợp đồng tài trợ lần lượt bị cắt đứt vào năm 2007 khi anh là nhân vật chính trong một vụ bê bối chất cấm steroid.
Hãng thẻ Mastercard, chuỗi cửa hiệu gà rán KFC, và công ty tài chính Charles Schwab đồng loạt chấm dứt hợp đồng với Bonds. Theo tờ Sports Illustrated, Bonds thiệt hại khoảng 28 triệu USD mỗi năm vì việc mất hợp đồng này.
Hãng tin CNBC cho biết, thời trang thể thao Nike chính là thương hiệu đầu tiên “xa lánh” Sharapova, nữ vận động viên kiếm tiền giỏi nhất thế giới, sau khi cô thừa nhận không vượt qua được cuộc kiểm tra doping tại giải Australia mở rộng.
Tiếp đó, hãng xe sang Porsche và đồng hồ Thụy Sỹ Tag Heuer cũng lần lượt tuyên bố cắt hợp đồng với Sharapova. Nữ vận động viên 28 tuổi người Nga cho kết quả kiểm tra dương tính với chất meldonium, một chất mà cô nói là đã sử dụng từ năm 2006 vì vấn đề sức khỏe.
Theo BBC, hợp đồng tài trợ mà Nike ký với Sharapova vào năm 2010 có trị giá hơn 100 triệu USD.
Hợp đồng giữa Tag Heuer và Sharapova đang được đàm phán để gia hạn sau khi kết thúc vào năm ngoái. Nhưng ngày 8/3, hãng tuyên bố sẽ không ký tiếp hợp đồng với vận động viên này.
Về phần mình, Porsche đã quyết định hoãn “tất cả mọi hoạt động đã được lên kế hoạch” với Sharapova.
Tạp chí Forbes cho biết, Sharapova chính là nữ vận động viên kiếm nhiều tiền nhất thế giới. Từ tháng 6/2014 đến hết năm 2015, cô kiếm được 29,7 triệu USD vừa tiền giải thưởng, vừa tiền hợp đồng với các thương hiệu.
Ngoài hợp đồng với các thương hiệu kể trên, Sharapova còn là gương mặt đại diện của nhiều thương hiệu khác như hãng thẻ American Express và hãng nước uống Evian.
Theo ông Manish Tripathi, một giáo sư về marketing thuộc Đại học Emory, các nhà tài trợ đã cắt hợp đồng nhanh hơn với các vận động viên kể từ khi có một số công ty chịu thiệt hại vì quyết gắn bó với vận động viên đua xe đạp Lance Armstrong trong vụ bê bối của tay đua này. Sự lan tỏa thông tin nhanh chóng trên truyền thông xã hội cũng khiến các công ty phản ứng nhanh chóng hơn.
Ngoài ra, ông Tripathi nhấn mạnh, việc Sharapova bị một loạt chấn thương và thi đấu kém trong thời gian gần đây càng khiến các nhà tài trợ ra quyết định dễ dàng hơn.
“Nike và các thương hiệu khác dễ cắt hợp đồng với Sharapova hơn bởi gần đây, cô ấy hoàn toàn bị lấn át bởi những tay vợt khác như Serena Williams. Sẽ là hợp lý hơn nếu các thương hiệu đặt cược vào những ngôi sao tiềm năng hoặc những ngôi sao đã thành danh như Serena”, ông Tripathi nói.
Trước Sharapova, đã có nhiều vận động viên nổi tiếng khác bị cắt hợp đồng tài trợ vì bê bối:
Lance Armstrong
Ngôi sao đua xe đạp Lance Armstrong đã “quyết đấu” với nhà chức trách để xóa sạch nghi án sử dụng doping. Thậm chí, vận động viên nổi tiếng thế giới này đã khiến một đội điều tra của Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) phải giải tán.
Vào năm 2012, Cơ quan Chống doping Mỹ kết luận Armstrong sử dụng chất kích thích trong sự nghiệp thi đấu. Nhiều nhà tài trợ đã “bỏ chạy” sau đó.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn người dẫn chương trình Oprah Winfrey, Armstrong cho biết anh đã thiệt hại 75 triệu USD trong 1 ngày vì mất hợp đồng trong vụ bê bối.
Tiger Woods
Thế giới của tay golf lừng danh Tiger Woods đã sụp đổ vào năm 2009 sau khi anh bị cáo buộc lừa dối vợ là Elin Nordegren và tới 14 người phụ nữ khác.
Theo tờ Daily Telegraph, những cáo buộc này đã khiến Woods mất hơn 25 triệu USD hợp đồng tài trợ. Vào thời điểm đó, Nike bị phê phán kịch liệt khi đứng về phía Woods.
Oscar Pistorious
Ngay khi những tình tiết về cái chết của Reeva Steenkamp, bạn gái của vận động viên điền kinh khuyết tật người Nam Phi Oscar Pistorious, được tiết lộ, một loạt thương hiệu lập tức chấm dứt hợp đồng với vận động viên này.
Nike một lần nữa bị chỉ trích khi quyết định gắn bó với Pistorious. Tuy nhiên, các thương hiệu lớn như hãng viễn thông BT của Anh, hãng mắt kính Oakley, và nhà thiết kế người Pháp Thierry Mugler đều ngừng hợp đồng với Pistorious.
Barry Bonds
Ngôi sao bóng chày Barry Bonds chứng kiến các hợp đồng tài trợ lần lượt bị cắt đứt vào năm 2007 khi anh là nhân vật chính trong một vụ bê bối chất cấm steroid.
Hãng thẻ Mastercard, chuỗi cửa hiệu gà rán KFC, và công ty tài chính Charles Schwab đồng loạt chấm dứt hợp đồng với Bonds. Theo tờ Sports Illustrated, Bonds thiệt hại khoảng 28 triệu USD mỗi năm vì việc mất hợp đồng này.