Những xoay chuyển của VPBank năm 2016
Có những xoay chuyển của VPBank trong năm 2016 tưởng như đi ngược với xu hướng chung của nhiều ngân hàng thương mại
Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2016. Thêm một trường hợp cho thấy: hiệu suất hoạt động và tính toán xoay chuyển các trục kinh doanh mang lại kết quả lợi nhuận cao, thay vì dồn ép và dựa vào số lượng tăng trưởng.
Có những xoay chuyển của VPBank trong năm 2016 tưởng như đi ngược với xu hướng chung của nhiều ngân hàng thương mại.
Trở lại sau hoài nghi
Với VPBank, hoài nghi từng gợi lêntrong quý đầu tiên và kéo dài đến hết quý 2/2016. Từ một ngân hàng điển hình về các chỉ tiêu tăng trưởng trong 2015, sự sa sút thể hiện rõ về mặt số liệu báo cáo kinh doanh, từng gây bất ngờ.
Cụ thể, quý 1/2016, cả hai chỉ báo truyền thống và cốt lõi nhất trong hoạt động ngân hàng, huy động và cho vay, tại VPBank đều sụt giảm. Đến quý 2/2016, tốc độ sụt giảm thể hiện mạnh hơn ở huy động vốn, giảm tới 9%; tín dụng có nhích lên, nhưng mức tăng trưởng vỏn vẹn 2,6% sau 6 tháng là quá thấp so với xu hướng chung toàn ngành. Trong khi đó, nợ xấu tăng mạnh từ 2,69% cuối 2015 lên 2,96% cuối quý 2/2016.
Nhiều câu hỏi đã từng được đặt ra về sự sa sút về mặt số liệu đó. Để rồi hẳn cũng có những câu hỏi về sự trở lại nửa sau 2016.
Theo báo cáo tài chính vừa công bố, kết thúc năm 2016, tổng tài sản của VPBank đã đạt gần 226 nghìn tỷ đồng, tăng 16,5% so với cuối 2015; tổng huy động vốn đạt 172 nghìn tỷ đồng, tăng 13,15%, trong đó tỷ trọng cơ cấu huy động dài hạn đã tăng đáng kể so với năm trước, từ 40%lên 50,4%; tỷ lệ an toàn vốn (CAR) đạt 13,03%, tiếp tục duy trì ở mức cao hơn so với quy định tối thiểu 9% của Ngân hàng Nhà nước; tăng trưởng dư nợ tín dụng đạt 17,5%; nợ xấu giảm khá mạnh, xuống còn 2,03%.
Tỷ lệ CAR cao phản ánh mức độ sử dụng vốn của VPBank vừa phải so với nhiều ngân hàng khác. Tương tự, tăng trưởng tín dụng của ngân hàng này cũng thấp hơn đáng kể so với bình quân toàn ngành. Nhưng 2016 lại là năm kỷ lục về lợi nhuận của VPBank.
Cụ thể, năm qua, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của VPBank đạt tới 4.955 tỷ đồng. Đây là con số lớn nhất trong hệ thống các ngân hàng thương mại cổ phần năm 2016, những thành viên không có tỷ lệ sở hữu Nhà nước chi phối.
Chủ động xoay chuyển
Trở lại nửa đầu 2016, vì sao tăng trưởng tín dụng chỉ nhích rất nhẹ và huy động vốn của ngân hàng này lại giảm mạnh, lệch khỏi xu hướng chung của nhiều ngân hàng khác?
Như trên, tỷ lệ CAR cao tạo một tấm đệm an toàn, nhưng hiệu quả sử dụng vốn (về số lượng) bị hạn chế. Tại VPBank, mức độ sử dụng vốn từng ở mức thấp, thể hiện qua tỷ lệ cho vay so với nguồn vốn huy động (LDR) cuối 2015 chỉ vào khoảng 63%.
Để nâng hiệu quả sử dụng vốn, nâng LDR là lựa chọn. Nhưng nâng bằng cách đẩy nhanh tăng trưởng tín dụng không phải là giải pháp duy nhất. Nửa đầu năm 2016, VPBank chủ động giảm mẫu số huy động vốn, bớt chi phí huy động và qua đó giúp nâng đáng kể chỉ số LDR.
Thậm chí tín dụng của VPBank nửa đầu 2016 có chủ động “phanh” lại. Quan điểm mà lãnh đạo ngân hàng này lý giải, họ đã chủ động rút bớt vốn ở các khoản vay lớn tiềm ẩn rủi ro, xoay trục sang phân khúc khách hàng cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa, tín dụng tiểu thương - những phân khúc chiến lược. Việc chủ động giảm bớt tín dụng ở mảng khách hàng lớn cũng do một thực tế: cạnh tranh quyết liệt khiến hiệu quả sử dụng vốn kém đi.
Như ở một chỉ tiêu kết thúc năm 2016, từ việc chủ động dịch chuyển trên, tỷ lệ dư nợ cho vay bất động sản, phân khúc có nhiều khách hàng lớn và dự án lớn, đã giảm từ 19,5% cuối năm 2015 xuống còn 15,8%.
Và sau nửa đầu năm cấu trúc lại khách hàng, tín dụng bắt đầu gia tăng mạnh hơn, VPBank trở lại gia cố nền tảng vốn huy động. Mức giảm tới 9% trước đó nhanh chóng được lấp đầy, để chung cuộc cả năm tăng 13,15%. Đáng chú ý, như trên, cơ cấu cho thanh khoản và thuận lợi cho sử dụng vốn được nâng cao, qua tỷ trọng cơ cấu huy động dài hạn tăng từ 40% lên 50,4%.
Nợ xấu riêng của Ngân hàng cũng được xoay chuyển rõ nét, từ mức 2,59% giữa năm về còn 2,03% cuối 2016. Nợ xấu giảm được thực chất là do Ngân hàng đã thực hiện một loạt các biện pháp xử lý nợ xấu và tăng cường các biện pháp nhằm kiểm soát tỷ lệ nợ xấu. Thu từ nợ đã xử lý rủi ro tăng mạnh, góp tới 715 tỷ đồng vào lợi nhuận năm qua, tăng tới 180% so với năm 2015.
Với những xoay chuyển chủ động trên, tập trung ở các trục kinh doanh trọng yếu với các phân khúc khách hàng chiến lược đã cấu trúc lại, chung cuộc năm 2016 VPBank tiếp tục tạo dấu ấn về kết quả lợi nhuận, một kết quả có từ các giải pháp tối đa hóa hiệu suất hoạt động hơn là dựa vào số lượng tăng trưởng cao.
Có những xoay chuyển của VPBank trong năm 2016 tưởng như đi ngược với xu hướng chung của nhiều ngân hàng thương mại.
Trở lại sau hoài nghi
Với VPBank, hoài nghi từng gợi lêntrong quý đầu tiên và kéo dài đến hết quý 2/2016. Từ một ngân hàng điển hình về các chỉ tiêu tăng trưởng trong 2015, sự sa sút thể hiện rõ về mặt số liệu báo cáo kinh doanh, từng gây bất ngờ.
Cụ thể, quý 1/2016, cả hai chỉ báo truyền thống và cốt lõi nhất trong hoạt động ngân hàng, huy động và cho vay, tại VPBank đều sụt giảm. Đến quý 2/2016, tốc độ sụt giảm thể hiện mạnh hơn ở huy động vốn, giảm tới 9%; tín dụng có nhích lên, nhưng mức tăng trưởng vỏn vẹn 2,6% sau 6 tháng là quá thấp so với xu hướng chung toàn ngành. Trong khi đó, nợ xấu tăng mạnh từ 2,69% cuối 2015 lên 2,96% cuối quý 2/2016.
Nhiều câu hỏi đã từng được đặt ra về sự sa sút về mặt số liệu đó. Để rồi hẳn cũng có những câu hỏi về sự trở lại nửa sau 2016.
Theo báo cáo tài chính vừa công bố, kết thúc năm 2016, tổng tài sản của VPBank đã đạt gần 226 nghìn tỷ đồng, tăng 16,5% so với cuối 2015; tổng huy động vốn đạt 172 nghìn tỷ đồng, tăng 13,15%, trong đó tỷ trọng cơ cấu huy động dài hạn đã tăng đáng kể so với năm trước, từ 40%lên 50,4%; tỷ lệ an toàn vốn (CAR) đạt 13,03%, tiếp tục duy trì ở mức cao hơn so với quy định tối thiểu 9% của Ngân hàng Nhà nước; tăng trưởng dư nợ tín dụng đạt 17,5%; nợ xấu giảm khá mạnh, xuống còn 2,03%.
Tỷ lệ CAR cao phản ánh mức độ sử dụng vốn của VPBank vừa phải so với nhiều ngân hàng khác. Tương tự, tăng trưởng tín dụng của ngân hàng này cũng thấp hơn đáng kể so với bình quân toàn ngành. Nhưng 2016 lại là năm kỷ lục về lợi nhuận của VPBank.
Cụ thể, năm qua, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của VPBank đạt tới 4.955 tỷ đồng. Đây là con số lớn nhất trong hệ thống các ngân hàng thương mại cổ phần năm 2016, những thành viên không có tỷ lệ sở hữu Nhà nước chi phối.
Chủ động xoay chuyển
Trở lại nửa đầu 2016, vì sao tăng trưởng tín dụng chỉ nhích rất nhẹ và huy động vốn của ngân hàng này lại giảm mạnh, lệch khỏi xu hướng chung của nhiều ngân hàng khác?
Như trên, tỷ lệ CAR cao tạo một tấm đệm an toàn, nhưng hiệu quả sử dụng vốn (về số lượng) bị hạn chế. Tại VPBank, mức độ sử dụng vốn từng ở mức thấp, thể hiện qua tỷ lệ cho vay so với nguồn vốn huy động (LDR) cuối 2015 chỉ vào khoảng 63%.
Để nâng hiệu quả sử dụng vốn, nâng LDR là lựa chọn. Nhưng nâng bằng cách đẩy nhanh tăng trưởng tín dụng không phải là giải pháp duy nhất. Nửa đầu năm 2016, VPBank chủ động giảm mẫu số huy động vốn, bớt chi phí huy động và qua đó giúp nâng đáng kể chỉ số LDR.
Thậm chí tín dụng của VPBank nửa đầu 2016 có chủ động “phanh” lại. Quan điểm mà lãnh đạo ngân hàng này lý giải, họ đã chủ động rút bớt vốn ở các khoản vay lớn tiềm ẩn rủi ro, xoay trục sang phân khúc khách hàng cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa, tín dụng tiểu thương - những phân khúc chiến lược. Việc chủ động giảm bớt tín dụng ở mảng khách hàng lớn cũng do một thực tế: cạnh tranh quyết liệt khiến hiệu quả sử dụng vốn kém đi.
Như ở một chỉ tiêu kết thúc năm 2016, từ việc chủ động dịch chuyển trên, tỷ lệ dư nợ cho vay bất động sản, phân khúc có nhiều khách hàng lớn và dự án lớn, đã giảm từ 19,5% cuối năm 2015 xuống còn 15,8%.
Và sau nửa đầu năm cấu trúc lại khách hàng, tín dụng bắt đầu gia tăng mạnh hơn, VPBank trở lại gia cố nền tảng vốn huy động. Mức giảm tới 9% trước đó nhanh chóng được lấp đầy, để chung cuộc cả năm tăng 13,15%. Đáng chú ý, như trên, cơ cấu cho thanh khoản và thuận lợi cho sử dụng vốn được nâng cao, qua tỷ trọng cơ cấu huy động dài hạn tăng từ 40% lên 50,4%.
Nợ xấu riêng của Ngân hàng cũng được xoay chuyển rõ nét, từ mức 2,59% giữa năm về còn 2,03% cuối 2016. Nợ xấu giảm được thực chất là do Ngân hàng đã thực hiện một loạt các biện pháp xử lý nợ xấu và tăng cường các biện pháp nhằm kiểm soát tỷ lệ nợ xấu. Thu từ nợ đã xử lý rủi ro tăng mạnh, góp tới 715 tỷ đồng vào lợi nhuận năm qua, tăng tới 180% so với năm 2015.
Với những xoay chuyển chủ động trên, tập trung ở các trục kinh doanh trọng yếu với các phân khúc khách hàng chiến lược đã cấu trúc lại, chung cuộc năm 2016 VPBank tiếp tục tạo dấu ấn về kết quả lợi nhuận, một kết quả có từ các giải pháp tối đa hóa hiệu suất hoạt động hơn là dựa vào số lượng tăng trưởng cao.