"Nội bộ Triều Tiên rất đáng lo ngại"
Tổng thống Hàn Quốc hôm 24/12 nói, tình hình an ninh trên bán đảo Triều Tiên hiện nay rất xấu
Hôm 24/12, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye đã đưa ra nhận định rằng, tình hình bên trong của Triều Tiên "hiện rất đáng lo ngại, làm dấy lên nguy cơ khiêu khích", hãng thông tấn Kyodo cho biết.
Phát biểu trong chuyến thị sát đơn vị quân sự tiền tiêu, bà Park cho biết tình hình an ninh trên bán đảo Triều Tiên hiện nay rất xấu và kêu gọi thắt chặt "các biện pháp an ninh" trước những hành động khiêu khích tiềm tàng của Triều Tiên sau khi ông Jang Song Thaek, chú dượng của nhà lãnh đạo Kim Jong Un, bị tử hình hồi đầu tháng 12.
Theo bà Park, "cách tốt nhất để ngăn chặn các hành động khiêu khích của Triều Tiên là xây dựng tinh thần sẵn sàng bảo đảm an ninh, để Bình Nhưỡng không dám nghĩ tới việc đưa ra hành động khiêu khích". Bà khẳng định, "chúng ta sẽ phản ứng một cách mạnh mẽ và không thương tiếc trước bất kỳ hành vi gây hấn nào của Triều Tiên".
Cảnh báo trên của nữ Tổng thống Hàn Quốc được đưa ra sau khi Triều Tiên hôm 12/12 tiến hành xử tử hình ông Jang Song Thaek, người từng được xem là nhân vật quyền lực số 2 ở quốc gia này. Vụ thanh trừng Jang đã khiến cả Seoul và Washington lo ngại và tăng cường cảnh giác về những hành động khiêu khích có khả năng gia tăng.
Cũng liên quan tới tình hình Triều Tiên, theo nội dung một báo cáo công bố ngày 23/12, Viện Nghiên cứu Mỹ - Hàn Quốc thuộc Đại học Johns Hopkins của Mỹ nói rằng, hình ảnh vệ tinh cho thấy, phía Triều Tiên đang có những nỗ lực "trên diện rộng" nhằm vận hành toàn diện trở lại Trung tâm Nghiên cứu khoa học hạt nhân tại Yongbyon.
"Hình ảnh thu được từ vệ tinh thương mại xác định được việc Triều Tiên đang tiến hành các hoạt động chuẩn bị để có thể tái khởi động toàn diện lò phản ứng plutonium công suất 5 MW ở Trung tâm Nghiên cứu khoa học hạt nhân Yonbyon", hãng tin Yonhap của Hàn Quốc dẫn nội dung trong báo cáo của viện nghiên cứu trên cho hay.
Trước đó, vào đầu năm nay, Triều Tiên từng đưa ra tuyên bố sẽ tái khởi động lò phản ứng hạt nhân tại cơ sở Yongbyon, vốn đã bị đóng cửa từ năm 2007. Tuy nhiên, theo đánh giá của Viện Nghiên cứu Mỹ - Hàn Quốc, thì việc có sẵn những nhiên liệu là một yếu tố quan trọng khiến Triều Tiên quyết định tái khởi động các cơ sở hạt nhân.
Phát biểu trong chuyến thị sát đơn vị quân sự tiền tiêu, bà Park cho biết tình hình an ninh trên bán đảo Triều Tiên hiện nay rất xấu và kêu gọi thắt chặt "các biện pháp an ninh" trước những hành động khiêu khích tiềm tàng của Triều Tiên sau khi ông Jang Song Thaek, chú dượng của nhà lãnh đạo Kim Jong Un, bị tử hình hồi đầu tháng 12.
Theo bà Park, "cách tốt nhất để ngăn chặn các hành động khiêu khích của Triều Tiên là xây dựng tinh thần sẵn sàng bảo đảm an ninh, để Bình Nhưỡng không dám nghĩ tới việc đưa ra hành động khiêu khích". Bà khẳng định, "chúng ta sẽ phản ứng một cách mạnh mẽ và không thương tiếc trước bất kỳ hành vi gây hấn nào của Triều Tiên".
Cảnh báo trên của nữ Tổng thống Hàn Quốc được đưa ra sau khi Triều Tiên hôm 12/12 tiến hành xử tử hình ông Jang Song Thaek, người từng được xem là nhân vật quyền lực số 2 ở quốc gia này. Vụ thanh trừng Jang đã khiến cả Seoul và Washington lo ngại và tăng cường cảnh giác về những hành động khiêu khích có khả năng gia tăng.
Cũng liên quan tới tình hình Triều Tiên, theo nội dung một báo cáo công bố ngày 23/12, Viện Nghiên cứu Mỹ - Hàn Quốc thuộc Đại học Johns Hopkins của Mỹ nói rằng, hình ảnh vệ tinh cho thấy, phía Triều Tiên đang có những nỗ lực "trên diện rộng" nhằm vận hành toàn diện trở lại Trung tâm Nghiên cứu khoa học hạt nhân tại Yongbyon.
"Hình ảnh thu được từ vệ tinh thương mại xác định được việc Triều Tiên đang tiến hành các hoạt động chuẩn bị để có thể tái khởi động toàn diện lò phản ứng plutonium công suất 5 MW ở Trung tâm Nghiên cứu khoa học hạt nhân Yonbyon", hãng tin Yonhap của Hàn Quốc dẫn nội dung trong báo cáo của viện nghiên cứu trên cho hay.
Trước đó, vào đầu năm nay, Triều Tiên từng đưa ra tuyên bố sẽ tái khởi động lò phản ứng hạt nhân tại cơ sở Yongbyon, vốn đã bị đóng cửa từ năm 2007. Tuy nhiên, theo đánh giá của Viện Nghiên cứu Mỹ - Hàn Quốc, thì việc có sẵn những nhiên liệu là một yếu tố quan trọng khiến Triều Tiên quyết định tái khởi động các cơ sở hạt nhân.