Nokia chi gần 17 tỷ USD thâu tóm Alcatel-Lucent
Kết quả của thương vụ này sẽ là sự hình thành của nhà cung cấp thiết bị mạng di động lớn nhất thế giới
Tập đoàn thiết bị viễn thông Nokia của Phần Lan đã nhất trí mua lại đối thủ Pháp Alcatel-Lucent với giá 15,6 tỷ Euro, tương đương 16,6 tỷ USD. Kết quả của thương vụ được thanh toán hoàn toàn bằng cổ phiếu này sẽ là sự hình thành của nhà cung cấp thiết bị mạng di động lớn nhất thế giới.
Theo tin từ Bloomberg, cổ đông của Alcatel-Lucent sẽ nhận được 0,55 cổ phiếu Nokia cho mỗi cổ phiếu Alcatel-Lucent. Thông báo về vụ sáp nhập đã được Nokia đưa ra trong một tuyên bố phát đi hôm nay (15/4).
Đây là vụ mua lại lớn nhất mà Nokia từng thực hiện. Theo hãng nghiên cứu IDC, khi “về chung một nhà” Nokia và Acatel-Lucent sẽ hợp thành một công ty vượt qua các đối thủ Ericsson của Thụy Điển và Huawei của Trung Quốc về doanh thu từ mảng hạ tầng không dây.
Gộp chung, Nokia và Alcatel-Lucent có hơn 110.000 nhân viên. Trong vòng 3 năm trở lại đây, Nokia đã cắt giảm 25.000 nhân viên nhằm tiết kiệm chi phí.
Chính phủ Pháp đang lo ngại về 7.000 việc làm trong Alcatel-Lucent tại Pháp. Hôm qua, Bộ trưởng Bộ Kinh tế Pháp Emmanuel Macron nói Chính phủ nước này sẽ theo dõi chặt chẽ bất kỳ ảnh hưởng nào có thể có từ thỏa thuận đối với việc làm.
Theo dự kiến, trong tuần này, Giám đốc điều hành (CEO) Rajeev Suri của Nokia sẽ tới Paris để đàm phán về vấn đề này và có một cuộc gặp với Tổng thống Pháp Francois Hollande.
Alcatel đã thua lỗ hàng tỷ USD kể từ khi sáp nhập với Lucent vào năm 2006. Theo Bộ trưởng Bộ Kinh tế Pháp Macron, cách đây 2 năm, tập đoàn này thiếu chút nữa thì phá sản.
Tuy vậy, giá cổ phiếu của Alcatel-Lucent đã tăng gấp hơn 3 lần kể từ khi Michel Combes trở thành CEO của tập đoàn vào năm 2013. Trên cương vị CEO, ông Combes đã cắt giảm mạnh chi phí và ký kết thành công hợp đồng với nhiều khách hàng mới.
Tương tự, giá cổ phiếu của Nokia đã tăng gấp hơn 2 lần kể từ khi hãng này bán lại mảng điện thoại di động cho hãng phần mềm Microsoft với giá 7,5 tỷ USD vào năm 2013. Với thỏa thuận này, Nokia còn trong tay mức tiền mặt ròng khoảng 5 tỷ Euro vào cuối năm ngoái.
Theo số liệu của IDC, hãng Ericsson đang là nhà sản xuất thiết bị mạng di động lớn nhất thế giới, với thị phần 25,7% trong năm 2014, tiếp theo là Huawei với thị phần 23,2%. Nokia và Alcatel-Lucent lần lượt chiếm thị phần 15,8% và 11,4%.
Mức giá của thương vụ thâu tóm tương đương 4,12 USD cho mỗi cổ phiếu Alcatel-Lucent nếu dựa trên giá đóng cửa của cổ phiếu Nokia trong phiên giao dịch hôm qua, thấp hơn 8% so với giá đóng cửa của cổ phiếu Alcatel-Lucent tại thị trường Paris. Hôm qua, giá cổ phiếu của hãng thiết bị viễn thông Pháp tăng 16% sau khi có tin hai công ty đang đàm phán sáp nhập, trong khi giá cổ phiếu của Nokia niêm yết tại Helsinki giảm 3,6%.
Đầu giờ sáng nay tại thị trường châu Âu, giá cổ phiếu của Alcatel-Lucent giảm 9%, trong khi giá cổ phiếu của Nokia tăng 2,8%.
Nokia và Alcatel-Lucent dự kiến sẽ hoàn tất vụ mua lại này trong nửa đầu năm 2016. Hai bên đặt mục tiêu tiết kiệm chi phí 900 triệu USD mỗi năm từ năm 2019.
Năm ngoái, tổng doanh thu của hai công ty đạt khoảng 26 tỷ Euro.
Theo tin từ Bloomberg, cổ đông của Alcatel-Lucent sẽ nhận được 0,55 cổ phiếu Nokia cho mỗi cổ phiếu Alcatel-Lucent. Thông báo về vụ sáp nhập đã được Nokia đưa ra trong một tuyên bố phát đi hôm nay (15/4).
Đây là vụ mua lại lớn nhất mà Nokia từng thực hiện. Theo hãng nghiên cứu IDC, khi “về chung một nhà” Nokia và Acatel-Lucent sẽ hợp thành một công ty vượt qua các đối thủ Ericsson của Thụy Điển và Huawei của Trung Quốc về doanh thu từ mảng hạ tầng không dây.
Gộp chung, Nokia và Alcatel-Lucent có hơn 110.000 nhân viên. Trong vòng 3 năm trở lại đây, Nokia đã cắt giảm 25.000 nhân viên nhằm tiết kiệm chi phí.
Chính phủ Pháp đang lo ngại về 7.000 việc làm trong Alcatel-Lucent tại Pháp. Hôm qua, Bộ trưởng Bộ Kinh tế Pháp Emmanuel Macron nói Chính phủ nước này sẽ theo dõi chặt chẽ bất kỳ ảnh hưởng nào có thể có từ thỏa thuận đối với việc làm.
Theo dự kiến, trong tuần này, Giám đốc điều hành (CEO) Rajeev Suri của Nokia sẽ tới Paris để đàm phán về vấn đề này và có một cuộc gặp với Tổng thống Pháp Francois Hollande.
Alcatel đã thua lỗ hàng tỷ USD kể từ khi sáp nhập với Lucent vào năm 2006. Theo Bộ trưởng Bộ Kinh tế Pháp Macron, cách đây 2 năm, tập đoàn này thiếu chút nữa thì phá sản.
Tuy vậy, giá cổ phiếu của Alcatel-Lucent đã tăng gấp hơn 3 lần kể từ khi Michel Combes trở thành CEO của tập đoàn vào năm 2013. Trên cương vị CEO, ông Combes đã cắt giảm mạnh chi phí và ký kết thành công hợp đồng với nhiều khách hàng mới.
Tương tự, giá cổ phiếu của Nokia đã tăng gấp hơn 2 lần kể từ khi hãng này bán lại mảng điện thoại di động cho hãng phần mềm Microsoft với giá 7,5 tỷ USD vào năm 2013. Với thỏa thuận này, Nokia còn trong tay mức tiền mặt ròng khoảng 5 tỷ Euro vào cuối năm ngoái.
Theo số liệu của IDC, hãng Ericsson đang là nhà sản xuất thiết bị mạng di động lớn nhất thế giới, với thị phần 25,7% trong năm 2014, tiếp theo là Huawei với thị phần 23,2%. Nokia và Alcatel-Lucent lần lượt chiếm thị phần 15,8% và 11,4%.
Mức giá của thương vụ thâu tóm tương đương 4,12 USD cho mỗi cổ phiếu Alcatel-Lucent nếu dựa trên giá đóng cửa của cổ phiếu Nokia trong phiên giao dịch hôm qua, thấp hơn 8% so với giá đóng cửa của cổ phiếu Alcatel-Lucent tại thị trường Paris. Hôm qua, giá cổ phiếu của hãng thiết bị viễn thông Pháp tăng 16% sau khi có tin hai công ty đang đàm phán sáp nhập, trong khi giá cổ phiếu của Nokia niêm yết tại Helsinki giảm 3,6%.
Đầu giờ sáng nay tại thị trường châu Âu, giá cổ phiếu của Alcatel-Lucent giảm 9%, trong khi giá cổ phiếu của Nokia tăng 2,8%.
Nokia và Alcatel-Lucent dự kiến sẽ hoàn tất vụ mua lại này trong nửa đầu năm 2016. Hai bên đặt mục tiêu tiết kiệm chi phí 900 triệu USD mỗi năm từ năm 2019.
Năm ngoái, tổng doanh thu của hai công ty đạt khoảng 26 tỷ Euro.