Nokia Việt Nam sẽ là “chủ lực smartphone” của Microsoft
Microsoft đóng cửa một loạt nhà máy điện thoại tại các nước, chuyển dây chuyền sang Việt Nam
UBND tỉnh Bắc Ninh vừa có một công văn đáng chú ý gửi Bộ Khoa học và Công nghệ, trong đó kiến nghị cơ quan này tháo gỡ vướng mắc cho dự án sản xuất điện thoại di động của Công ty TNHH Nokia Việt Nam.
Văn bản này cho hay, sau khi Microsoft mua lại bộ phận thiết bị và dịch vụ của Nokia hồi tháng 4/2014, Công ty TNHH Nokia Việt Nam cũng theo đó thuộc quyền sở hữu của Microsoft Mobile Oy thuộc Microsoft.
Theo văn bản được Công ty TNHH Nokia Việt Nam gửi đến UBND tỉnh Bắc Ninh mới đây, phía Microsoft đã xác định chiến lược "đưa Nokia Việt Nam trở thành nhà máy đóng vai trò chủ lực trong sản xuất thiết bị điện thoại di động" của Microsoft trên toàn cầu.
Từ tháng 5/2014, tập đoàn này đã tiến hành chuyển giao lượng lớn các dây chuyền sản xuất từ các nhà máy tại Trung Quốc, Hungary và Mexico tới Việt Nam, và việc chuyển giao này sẽ còn được tiếp tục đến cuối tháng 2/2015.
Microsoft cho biết sẽ đóng cửa toàn bộ hoặc một phần các nhà máy tại Komarom (Hungary), Bắc Kinh và Đông Quảng (Trung Quốc) và Reynosa (Mehico), qua đó chuyển giao khoảng 39 dây chuyền sản xuất điện thoại thông minh (smartphone) sang Việt Nam.
Với kế hoạch đó, Nokia Việt Nam sẽ "tuyển dụng thêm hàng ngàn lao động trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cũng như các tỉnh lân cận", qua đó "đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế và công nghệ của Bắc Ninh nói riêng và Việt Nam nói chung".
Để Microsoft có thể thực hiện kế hoạch này, UBND tỉnh Bắc Ninh đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ "xem xét, hỗ trợ và xác nhận đề nghị của Nokia Việt Nam trước ngày 1/9 để công ty này có thể tiến hành nhập khẩu máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ theo kế hoạch".
Nhà máy sản xuất điện thoại di động của Nokia Việt Nam được Ban Quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh cấp giấy chứng nhận đầu tư tháng 11/2011 và bắt đầu đi vào sản xuất từ tháng 6/2013.
Năm 2013, nhà máy đã xuất xưởng 10,8 triệu sản phẩm điện thoại, giá trị xuất khẩu hơn 193 triệu USD.
Văn bản này cho hay, sau khi Microsoft mua lại bộ phận thiết bị và dịch vụ của Nokia hồi tháng 4/2014, Công ty TNHH Nokia Việt Nam cũng theo đó thuộc quyền sở hữu của Microsoft Mobile Oy thuộc Microsoft.
Theo văn bản được Công ty TNHH Nokia Việt Nam gửi đến UBND tỉnh Bắc Ninh mới đây, phía Microsoft đã xác định chiến lược "đưa Nokia Việt Nam trở thành nhà máy đóng vai trò chủ lực trong sản xuất thiết bị điện thoại di động" của Microsoft trên toàn cầu.
Từ tháng 5/2014, tập đoàn này đã tiến hành chuyển giao lượng lớn các dây chuyền sản xuất từ các nhà máy tại Trung Quốc, Hungary và Mexico tới Việt Nam, và việc chuyển giao này sẽ còn được tiếp tục đến cuối tháng 2/2015.
Microsoft cho biết sẽ đóng cửa toàn bộ hoặc một phần các nhà máy tại Komarom (Hungary), Bắc Kinh và Đông Quảng (Trung Quốc) và Reynosa (Mehico), qua đó chuyển giao khoảng 39 dây chuyền sản xuất điện thoại thông minh (smartphone) sang Việt Nam.
Với kế hoạch đó, Nokia Việt Nam sẽ "tuyển dụng thêm hàng ngàn lao động trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cũng như các tỉnh lân cận", qua đó "đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế và công nghệ của Bắc Ninh nói riêng và Việt Nam nói chung".
Để Microsoft có thể thực hiện kế hoạch này, UBND tỉnh Bắc Ninh đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ "xem xét, hỗ trợ và xác nhận đề nghị của Nokia Việt Nam trước ngày 1/9 để công ty này có thể tiến hành nhập khẩu máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ theo kế hoạch".
Nhà máy sản xuất điện thoại di động của Nokia Việt Nam được Ban Quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh cấp giấy chứng nhận đầu tư tháng 11/2011 và bắt đầu đi vào sản xuất từ tháng 6/2013.
Năm 2013, nhà máy đã xuất xưởng 10,8 triệu sản phẩm điện thoại, giá trị xuất khẩu hơn 193 triệu USD.