Nóng chuyện giảm thuế cho nhà ở xã hội
Nhiều đại biểu Quốc hội lo lắng về chính sách giảm thuế VAT cho nhà ở xã hội
Đã có khá nhiều ý kiến của các đại biểu Quốc hội góp ý trực tiếp vào quy định mới liên quan đến thuế giá trị gia tăng (VAT) trong lĩnh vực bất động sản, vấn đề đang được đông đảo chủ đầu tư và người mua nhà quan tâm.
Chính sách giảm thuế VAT nhằm hỗ trợ cho người có thu nhập thấp mua nhà và hỗ trợ thị trường bất động sản được quy đinh tại khoản 2, điều 2 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng.
Theo quy định tại điều khoản này, sẽ giảm thuế VAT đầu ra đối với hoạt động bán, cho thuê, cho thuê nhà, cho thuê mua nhà ở,với mức giảm 50% thuế từ ngày mùng 1/7/2013 đến hết ngày 30/6/2014 đối với các hợp đồng bán, cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở và nhà ở là căn hộ có diện tích sàn dưới 70m2 và có giá bán 15 triệu đồng/m2.
Theo đại biểu Trần Văn Huynh (Kiên Giang), cần có hệ thống giải pháp tổng thể, đồng bộ nhằm bảo đảm tính lan tỏa rộng lớn và đạt được hiệu quả đề ra khi ban hành chính sách này.
Ngoài ra việc quy định chỉ giảm thuế giá trị gia tăng đầu ra cho nhà ở xã hội, theo quy định của pháp luật về nhà ở rất có thể sẽ dẫn đến tình trạng chia nhỏ diện tích sàn căn hộ, chỉ tập trung đầu tư các căn hộ có diện tích sàn dưới 70 m2, dẫn đến phá vỡ quy hoạch, thiết kế kiến trúc, gia tăng các trường hợp chuyển đổi mục đích xây dựng từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội để được hưởng ưu đãi.
Vì vậy, theo ông Huynh, cần cân nhắc toàn diện trước khi ban hành chính sách này.
Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Thanh Hải ( Hòa Bình) cũng cho rằng chính sách giảm thuế VAT nhằm hỗ trợ cho người có thu nhập thấp mua nhà ở và thị trường bất động sản có thể nảy sinh một số vấn đề.
Thứ nhất, các doanh nghiệp bất động sản sẽ thay đổi thiết kế cũ, chia nhỏ căn hộ, sẽ ảnh hưởng đến kết cấu ban đầu, ảnh hưởng đến chất lượng cũng như công năng của công trình, của toà nhà.
Thứ hai, việc chia nhỏ các căn hộ sẽ dẫn tới tăng cao mật độ dân cư trong khu vực, phá vỡ quy hoạch dân cư cũ cũng như khó khăn trong việc quản lý và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt lâu dài của cộng đồng dân cư khu vực này.
Thứ ba, với chính sách thuế như vậy thì sức lan tỏa không rộng mà chỉ có những người mua nhà ở các thành phố lớn mới được hưởng thụ chính sách, còn nhân dân mua nhà ở các tỉnh lẻ không được tiếp cận với chính sách này.
Trước đó, khi thảo luận ở tổ, đã có 12 ý kiến nhất trí giảm thuế VAT cho đối tượng mua nhà, thuê nhà ở xã hội song cần cân nhắc đến khả năng quá tải, ùn tắc ở các đô thị hiện nay, tăng cường công tác quản lý, kiểm soát và có giải pháp để thực hiện đồng bộ.
Có 5 ý kiến không đồng tình với quy định của dự thảo luật vì giảm nguồn thu, có thể phát sinh nhiều vấn đề phức tạp, lợi dụng chính sách, thời gian áp dụng ngắn, chính sách khó phát huy hiệu quả.
Một số ý kiến khác cho rằng không nên đưa nội dung này vào luật mà nên ban hành nghị quyết vì chỉ áp dụng trong thời gian ngắn.
Đặc biệt, có ý kiến cho rằng căn cứ vào mức giá 15 triệu đồng/m2 và diện tích 70 m2 để quy định mức giảm thuế là chưa hợp lý, khó khả thi, đề nghị căn cứ theo trị giá nhà không quá 1 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, cần giải trình, làm rõ cơ sở, căn cứ quy định diện tích và giá bán; quy định rõ diện tích từ 50-70 m2, giá bán dưới 20 triệu đồng/m2; cần khảo sát thị trường thực tế, tránh tình trạng chia nhỏ căn hộ để được hưởng chính sách...
Về thời hạn áp dụng, có ý kiến cho rằng thời hạn trong một năm là chưa hợp lý, cần làm rõ cơ sở, căn cứ đưa ra thời hạn 1 năm, trong khi cũng có ý kiến khác đề nghị áp dụng đến hết 31/12/2014 hoặc áp dụng từ 1,5 năm đến 4 năm.
Chính sách giảm thuế VAT nhằm hỗ trợ cho người có thu nhập thấp mua nhà và hỗ trợ thị trường bất động sản được quy đinh tại khoản 2, điều 2 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng.
Theo quy định tại điều khoản này, sẽ giảm thuế VAT đầu ra đối với hoạt động bán, cho thuê, cho thuê nhà, cho thuê mua nhà ở,với mức giảm 50% thuế từ ngày mùng 1/7/2013 đến hết ngày 30/6/2014 đối với các hợp đồng bán, cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở và nhà ở là căn hộ có diện tích sàn dưới 70m2 và có giá bán 15 triệu đồng/m2.
Theo đại biểu Trần Văn Huynh (Kiên Giang), cần có hệ thống giải pháp tổng thể, đồng bộ nhằm bảo đảm tính lan tỏa rộng lớn và đạt được hiệu quả đề ra khi ban hành chính sách này.
Ngoài ra việc quy định chỉ giảm thuế giá trị gia tăng đầu ra cho nhà ở xã hội, theo quy định của pháp luật về nhà ở rất có thể sẽ dẫn đến tình trạng chia nhỏ diện tích sàn căn hộ, chỉ tập trung đầu tư các căn hộ có diện tích sàn dưới 70 m2, dẫn đến phá vỡ quy hoạch, thiết kế kiến trúc, gia tăng các trường hợp chuyển đổi mục đích xây dựng từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội để được hưởng ưu đãi.
Vì vậy, theo ông Huynh, cần cân nhắc toàn diện trước khi ban hành chính sách này.
Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Thanh Hải ( Hòa Bình) cũng cho rằng chính sách giảm thuế VAT nhằm hỗ trợ cho người có thu nhập thấp mua nhà ở và thị trường bất động sản có thể nảy sinh một số vấn đề.
Thứ nhất, các doanh nghiệp bất động sản sẽ thay đổi thiết kế cũ, chia nhỏ căn hộ, sẽ ảnh hưởng đến kết cấu ban đầu, ảnh hưởng đến chất lượng cũng như công năng của công trình, của toà nhà.
Thứ hai, việc chia nhỏ các căn hộ sẽ dẫn tới tăng cao mật độ dân cư trong khu vực, phá vỡ quy hoạch dân cư cũ cũng như khó khăn trong việc quản lý và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt lâu dài của cộng đồng dân cư khu vực này.
Thứ ba, với chính sách thuế như vậy thì sức lan tỏa không rộng mà chỉ có những người mua nhà ở các thành phố lớn mới được hưởng thụ chính sách, còn nhân dân mua nhà ở các tỉnh lẻ không được tiếp cận với chính sách này.
Trước đó, khi thảo luận ở tổ, đã có 12 ý kiến nhất trí giảm thuế VAT cho đối tượng mua nhà, thuê nhà ở xã hội song cần cân nhắc đến khả năng quá tải, ùn tắc ở các đô thị hiện nay, tăng cường công tác quản lý, kiểm soát và có giải pháp để thực hiện đồng bộ.
Có 5 ý kiến không đồng tình với quy định của dự thảo luật vì giảm nguồn thu, có thể phát sinh nhiều vấn đề phức tạp, lợi dụng chính sách, thời gian áp dụng ngắn, chính sách khó phát huy hiệu quả.
Một số ý kiến khác cho rằng không nên đưa nội dung này vào luật mà nên ban hành nghị quyết vì chỉ áp dụng trong thời gian ngắn.
Đặc biệt, có ý kiến cho rằng căn cứ vào mức giá 15 triệu đồng/m2 và diện tích 70 m2 để quy định mức giảm thuế là chưa hợp lý, khó khả thi, đề nghị căn cứ theo trị giá nhà không quá 1 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, cần giải trình, làm rõ cơ sở, căn cứ quy định diện tích và giá bán; quy định rõ diện tích từ 50-70 m2, giá bán dưới 20 triệu đồng/m2; cần khảo sát thị trường thực tế, tránh tình trạng chia nhỏ căn hộ để được hưởng chính sách...
Về thời hạn áp dụng, có ý kiến cho rằng thời hạn trong một năm là chưa hợp lý, cần làm rõ cơ sở, căn cứ đưa ra thời hạn 1 năm, trong khi cũng có ý kiến khác đề nghị áp dụng đến hết 31/12/2014 hoặc áp dụng từ 1,5 năm đến 4 năm.